Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017
Khi chuyên gia và các nhà kinh tế học VN suốt ngày bàn cãi lãi suất của thiên hạ
Khi chuyên gia và các nhà kinh tế học VN suốt ngày bàn cãi lãi suất của thiên hạ
Đăng bởi Elvis Ất on Sunday, October 22, 2017 | 22.10.17
Hiện nay người nhà ở VN từ chuyên gia kinh tế cho đến báo chí VN như tờ TBKTSG vẫn còn bàn cãi so sánh phân tích lãi suất ở bài báo này:
http://www.thesaigontimes.vn/165478/Chenh-lech-lai-suat-giua-thi-truong-1-va-2-ai-duoc-huong-loi?.html
Còn trước ấy là các bài báo do NHNN VN quản lý nó cũng do những ông bà Phó thống đốc phân tích (có lẽ ông Thống đốc Lê Minh Hưng không có chuyên môn để phân tích vì kinh nghiệm kém cấp Phó thống đốc dù rằng ông Hưng này là học Thạc sĩ về kinh tế tại trường Đại học Tổng hợp Saitama, Nhật Bản, và làm thực tập dự khóa học về kinh tế thị trường và phân tích tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thượng Hải, Trung Quốc),….
Trước hết tôi nhận xét rằng ở bài báo "Chênh lệch lãi suất giữa thị trường 1 và 2: ai được hưởng lợi?" nguồn dẫn ở trên của tờ TBKTSG, rằng mức lãi suất trên thị trường mở (OMO) gì đó ở VN chênh lệch linh tinh cũng gì đó so với lãi suất cũng gì đấy mà bài báo này viết. Tôi trích lược một đoạn: “Như vậy, lãi suất trên thị trường 1 và 2 ở Việt Nam gần như không có mối liên hệ và cũng hoàn toàn không có mối tương quan (correlation) với lãi suất trên thị trường mở (OMO) hiện đang được xem là lãi suất điều hành ở Việt Nam (policy rate). Diễn biến này là trái ngược hoàn toàn với thực tế thị trường tiền tệ của các nước trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trên thị trường tiền tệ của Mỹ hay Thái Lan, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) các nước này thường có một lãi suất điều hành duy nhất mà thông qua đó NHTƯ có thể can thiệp để điều tiết vào thị trường tiền tệ một cách gián tiếp theo mục tiêu của mình. Lãi suất điều hành ở Mỹ (còn được gọi là Fed fund rate) là lãi suất mà NHTƯ sẽ cho các ngân hàng thương mại vay vốn khi có nhu cầu. Lãi suất vay mượn vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng sẽ bám rất chặt với diễn biến của Fed fund rate. Đồng thời, diễn biến của lãi suất trên thị trường 2 cũng sẽ chi phối đến diễn biến lãi suất mà các ngân hàng sẽ dùng để huy động từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế (thị trường 1),…
Ôi thôi, viết làm gì, phân tích làm chi, đó là mấy cái mức giá cước này ngay cả cái NHNN VN này cũng chẳng có thẩm quyền điều hành nó, bởi vì nó do mệnh lệnh hành chính lẫn hình sự ở đâu đây của đảng thò bàn tay vào chỉ thị yêu cầu như thế, và cái ngân hàng trung ương hay ngân hàng nhà nước ngơ ngác, dẫn đến các ngân hàng thương mại cũng lác nhác chả hiểu luôn nên người lấy đại con số nào ấy ấn định sao cho có lợi cho họ thôi nên đừng giải thích dài dòng cho mất thời gian, vì nó có đi vào quy tắc nào đâu mà lại đi so sánh lãi suất Mỹ và các nước khác, nhất là họ hay so sánh lãi suất âm tiêu cực của đồng EUR mà ECB đang thi hành ở văn bản báo cáo ngân hàng tại VN.
Về hồ sơ lãi suất của Mỹ thì ta hiểu như thế này cho nó khỏi sai, đó là lãi suất 1,25% đang lưu hành gọi là lãi suất “Federal Funds Rate”, thì coi nó là lãi suất của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ (goi là tỷ lệ quỹ liên bang hiện tại là 1,25%). Hãy thận trọng, từ ngày 15 tháng 6 năm 2017 -- Hội đồng Thống đốc của FED đã tăng tỷ lệ triết khấu lên mức 1,75%. Độc giả xem hồ sơ ở đây mà ở VN chuyên gia tài chính họ rất mù mờ không biết nó: https://www.frbdiscountwindow.org/Pages/Discount-Rates/Current-Discount-Rates.aspx
Ngoài rat a cần phân biệt lãi suất ở Mỹ, đó là “lãi suất cơ bản” hiện đang lưu hành ở mức 4,25% đây là lãi suất lưu hành mà các ngân hàng thương mại của Mỹ tính phí cho những khách hàng tốt nhất của họ. Đây chủ yếu là tỷ lệ lãi suất trung bình của các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp, công ty, các tổ chức tào chính, hay khách hàng có thành tích tốt trong vay lãi,….mức giá cước lãi suất này hiện tại này thì hôm thứ Tư, 14/6 của năm 2017 thì U.S. Bancorp (NYSE: USB) là ngân hàng đầu tiên công bố mức lãi suất đó từ mức 4.00% lên 4,25% thì tới ngày 15/6/2017 tiếp theo thì ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là JPMorgan Chase & Co. (NYSE: JPM) mới niêm yết mức giá cước lãi suất cực kỳ quan trọng với người vay tiền này ở mức 4,25% là đồng nhất.
Chúng ta lưu ý, đối với các giá cước lãi suất cực kỳ quan trọng đang lưu hành trên thế giới của các ngân hàng trung ương lớn có ảnh hưởng toàn cầu khi họ tăng giảm để lưu hành lãi suất thì ta hết sức thận trọng là tránh nhầm lẫn tai hại.
Cụ thể đó là lãi suất được theo dõi chặt chẽ và được công bố chính trên thị trường tìa chính quốc tế trong các nước khu vực đồng Euro thì mức niêm yết bằng đồng EUR là 0.00% (tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn ở mức 0%). Nó không phải là âm -0,40%. Hãy nhớ rằng lãi suất huy động khu vực đồng EUR đang niêm yết và lưu hành hiện tại là âm tiêu cực -0,40%, và lãi suất cho vay khu vực đồng EUR là 0,25%. Tuy nhiên đó chỉ là mức lãi suất giá cước trong hồ sơ kiểm soát của ECB.
Tuy nhiên lãi suất cho vay đối với các ngân hàng các nước trong khu vực đồng EUR mỗi nơi mỗi khác, lợi suất trái phiếu chính kỳ hạn 10-năm mỗi nơi mỗi nước cũng khác hẳn, chẳng hạn ở Ý thì ngân hàng cho vay đối với khách hàng tốt nhất của họ là 2,13%, Đức (2,39%), Pháp (1,87%), Hy Lạp (5,03%),….
Đối với tỷ giá liên ngân hàng niêm yết bằng đồng USD, EUR, JPY,… thì tất cả các cước phí lãi suất ấy neo vào lãi suất liên ngân hàng LIBOR niêm yết từng đồng tiền cụ thể của lãi suất mỗi nước. Chủ yếu nó tính cho kỳ hạn 3-tháng làm chuẩn, dù rằng nó hiện nay có 7-kỳ hạn chính (qua đêm, 1-tuần, 1,2,3,6,và 12 tháng). Đối với lãi suất tính cước phí kiểu này thì khu vực đồng EUR có lãi suất Euribor (Euro Interbank Offered Rate) là lãi suất trung bình mà các ngân hàng cung cấp cho nhau với các khoản vay ngắn hạn bằng đồng EUR. Nó chủ yếu tính cho 8 kỳ hạn 1,2,3,6,9 và 12 tháng (chỉ niêm yết bằng nghiệp vụ đầu tư bằng đồng EUR). Ngoài rat a chú ý thêm khu vực đồng EUR còn có lãi suất Eonia (Euro OverNight Index Average) -- Dây là loại lãi suất trung bình mà các ngân hàng Âu châu cho vay nhau qua các quỹ, và hình thức khác, nó được niêm yết bằng tiền EUR, thực tế là các khoản vay này chỉ có kỳ hạn 1 ngày (đêm). Cho nên ta xem như khí cụ đầu tư lãi suất Eonia này như là tỷ lệ của ãi suất Euribor qua đêm khá rắc rồi kiểu này. Vì dù sao Âu châu mới là cái rốn của học thuật tài chính có thành tích bề dày lâu đời nhất thế giới là đi trước thiên hạ cả mấy thế kỷ,….
Riêng đối với lãi suất niêm yết bằng đồng JPY mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang thì hành giá cước này là âm tiêu cực -0,10% thì ta cần hiểu rằng lãi suất này không bắt buộc phải là thế chấp cái gì hay quy định cái gì khó dễ cả. Nó chủ yếu thiết kế như là lãi suất cơ bản (lãi suất chỉ đạo của BoJ). Mức giá cước lãi suất này được thiết kế với các khoản vay với kỳ hạn ngắn, thường là một kỳ hạn là 1 ngày (qua đêm). Vì hãy nhớ rằng các khoản vay cũng qua đêm ấy nó cũng phải được hoàn trả vào ngày hôm sau trước 10 giờ sáng (am). Lãi suất này nó gây ảnh hưởng rất rộng lớn đến lãi suất mà các ngân hàng tính phí cước cho các khoản vay diện rộng. Nhưng nó không phải tính cho doanh nghiệp hay khách hàng vay miễn phí mà còn được trả phí như người nhà ở VN hay nhầm lẫn, chủ yếu nó tác động đến nghiệp vụ tiền tiết kiệm ký thác,… Tại Nhật đi vay phải trả phí cước lãi suất hiện tại là trên 1.00% (một phần trăm) là vay bằng đồng JPY chứ không ai cho vay -0,10% cả.
(*) Trước đây trong diễn đàn kinh tế ở VN quy tụ một số chuyên gia kinh tế lâu năm, có người đã nghỉ hưu như ông chuyên gia kinh tế GS. Viện sĩ Võ Đại Lược, ông này là người thầy là giáo dư hướng dẫn khoa học làm luận án tiến sĩ kinh tế gì đó cho ông đương kim bộ trưởng Bộ GD&ĐT hiện tịa là ông Phùng Xuân Nhạ (tiến sĩ kinh tế vĩ mô thế giới gì đó, tức là Phùng Xuân Nhạ là học trò của ông Lươc). Khi đó họ lý luận rất hàm hồ nhầm lẫn tai hại khi BoJ của Nhật bất ngờ hạ lãi suất đồng JPY (yen) về số âm (trước ấy là số 0%), điều đó khiến trái phiếu chính phủ Nhật hay cả các tờ trái phiếu do BoJ phát hành rơi xuống số âm thì họ lý luận tại sao VN không chuyển các khoản vay đầy rủi ro của đồng USD phải trả lãi cao mà cần phải vay đồng JPY với lãi thấp, mà còn được trả phí, do đồng JPY giảm giá.
(**) Đúng là quái đản, VN đi vay ODA giá rẻ của Nhật tài trợ dự án xây cất dự án metro ở TP HCM và thiếu tiền là không thể trả lãi lẫn nợ cho Nhật thì nghĩ gì đòi vay lãi trên thị trường mà còn đòi vay miễn phí được trả phí nữa. Kết cục đồng JPY tăng giá đúng kỳ hạn đáo hạn thì lỗ nặng thì đổ lỗi linh tinh.
Thơ Phương
Chuyên gia kinh tế của Morganstanley - Hoa Kỳ
(Blog Thơ Phương)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét