Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017
VN: Ngân hàng tan chỉ bồi hoàn 75 triệu?
VN: Ngân hàng tan chỉ bồi hoàn 75 triệu?
Đăng bởi Elvis Ất on Thursday, October 26, 2017 | 26.10.17
Thảo luận về Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam làm nảy ra câu hỏi về quy định hiện hành chỉ trả cho người gửi 75 triệu VND nếu ngân hàng phá sản.
Việt Nam: bảo hiểm chỉ trả 75 triệu VND nếu ngân hàng phá sản
Các báo Việt Nam trích nhiều ý kiến cho rằng quy định này là "vô lý", và như trang Tuổi Trẻ trong ngày 26/10 viết, "nếu xảy ra tình huống đó, người dân không an tâm, phản ứng dây chuyền, rất bất lợi cho hệ thống ngân hàng".
Được biết hiện có "kiến nghị" để Quốc hội không chấp thuận việc hỗ trợ chỉ ở mức 75 triệu VND hiện nay, trong thảo luận ở Quốc hội Việt Nam hôm thứ Năm.
Theo VietnamNet, khi giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng giải thích dự luật đã cho phép Chính phủ áp dụng các giải pháp đặc biệt.
Theo ông Lê Minh Hưng, vì thế "có thể quy định chi trả vượt hạn mức cho người gửi tiền trong trường hợp đặc biệt".
Nhưng không thấy báo Việt Nam trích lời ông nói "đặc biệt" là bao nhiêu tiền, cho các dạng gửi nào.quyền lợi của người gửi tiền vẫn chưa được quy định rõ nét trường hợp ngân hàng đổ vỡ, phá sản
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy, Bến Tre
"Việc quy định trả vượt hạn mức cho người gửi tiền trường hợp ngân hàng rơi vào kiểm soát đặc biệt, Quốc hội có thể xem xét thêm và quyết định", ông Lê Minh Hưng nói.
Cũng báo này trích Đại biểu QH Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (Bến Tre) nói việc sửa đổi của luật Các tổ chức tín dụng lần này vẫn mang tính chắp vá, chưa toàn diện.
Công tác quản lý thị trường tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đang được bàn tại Quốc hội
Bà đánh giá rằng "quyền lợi của người gửi tiền vẫn chưa được quy định rõ nét trường hợp ngân hàng đổ vỡ, phá sản, trong khi đây là cổ đông đặc biệt của ngân hàng khi góp 85% vốn huy động."
Theo quy định hiện hành, người gửi tiền được chi trả bảo hiểm tiền gửi một mức chung là 75 triệu đồng cho tất cả các hạn mức gửi tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản, VietnamNet viết.
Cùng thời gian, tin về chuyện có quy định cho "mua ngân hàng giá 0 đồng" cũng gây xôn xao dư luận và khiến các quan chức cao cấp lên tiếng.
Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được trích lời nói:
"Tôi vẫn thấy mơ hồ. Bán thì bàn giao có bên mua, bên bán và phải có giá trị. Tôi thấy bỏ từ mua 0 đồng đi, đã 0 đồng thì mua cái gì."
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thì xác nhận "việc xử lý ngân hàng 0 đồng vẫn còn lúng túng, vì luật chưa có quy định", theo VietnamNet.
So sánh với Anh Quốc
Tại Anh Quốc, luật từ 01/01/2017 quy định tiền đảm bảo phải trả cho khách hàng gửi tiền khi ngân hàng phá sản là 100% của 85 nghìn bảng Anh đầu tiên gửi vào, tương đương 112 nghìn USD.
Thêm vào đó, tiền gửi mang tính đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp được đảm bảo 100% cho 50 nghìn bảng đầu tiên.
Riêng tiền bảo hiểm tài chính và bảo hiểm quỹ hưu được đảm bảo 90% cho toàn bộ giá trị (full claim), không có giới hạn trần về số tiền.
Vụ phá sản của ngân hàng Northern Rock khiến Anh Quốc phải hay đổi luật
Đây là các quy định mới được đưa ra sau vụ ngân hàng Northern Rock phá sản năm 2007, làm rung chuyển hệ thống ngân hàng và tín dụng Anh Quốc.
Bộ Tài chính Anh phải vào cuộc, đảm bảo trả 35 nghìn bảng đầu tiên cho các khách hàng gửi tiền vào Northern Rock.
Cuối cùng, chính phủ Anh phải quốc hữu hóa ngân hàng này để tránh hiệu ứng dây chuyền.
Sau các vụ kiện tụng kéo dài sang năm 2008 và điều tra của Liên hiệp châu Âu, khoản tiền đảm bảo hoàn trả cho khách hàng được quy định chung cho mọi ngân hàng ở Anh là 85 nghìn bảng đầu tiên.
Hiện tại, công tác bảo hiểm tiền gửi do FSCS (Financial Services Compensation Scheme) quản lý.
Đây là cơ quan độc lập, không trực thuộc chính phủ.
Kể từ khi thành lập năm 2001, FSCS đã đứng ra bảo vệ 4.5 triệu khách hàng và chi trả tổng cộng 26 tỷ bảng Anh, và đưa ra quy định từ năm 2010 các ngân hàng Anh quốc phải có hệ thống để theo dõi số dư hợp nhất theo từng khách hàng trên toàn hệ thống.
(BBC)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét