5034. Trước sau toàn thắng ắt về ta
Posted by adminbasam on 10/09/2015
“Đảng chọn ra 3 người, rồi yêu cầu người dân bỏ phiếu chọn ra 2. Vậy là cho dù ai được chọn đi nữa, cũng đều là người của đảng cả. Thành ra dân mất công đi bỏ phiếu để đảng được tiếng là dân chủ, còn kết cục lại theo ý của đảng. Thực là: Trước sau toàn thắng ắt về ta”.
_____Minh Văn
9-9-2015
Tôn Tẫn vốn người nước Tề, là một nhà quân sự lỗi lạc thời Chiến Quốc. Tương truyền, ông là cháu đích tôn của Tôn Tử, tác giả cuốn “Binh pháp Tôn Tử” nổi tiếng. Thời đó có một dị nhân tu luyện trong núi, gọi là Quỷ Cốc Tử. Người này tài năng xuất chúng, nhưng ghét chốn quan trường, nên vào ở ẩn trong hang núi và dạy học. Những người được Quỷ Cốc Tử nhận làm đồ đệ rất hiếm, nhưng khi đã xuống núi thì ai cũng có tài làm khuấy đảo thiên hạ, trong số đó có Tôn Tẫn và Bàng Quyên. Người ta cho rằng, Tôn Tẫn là người được thầy Quỷ Cốc truyền cho cuốn “Binh pháp Tôn Tử” của ông nội mình.
Bàng Quyên cũng là người tài năng, nhưng tính cách nhỏ nhen, ham mê phú quý. Quyên làm tướng nước Ngụy, hắn ghen ghét với tài học của Tôn Tẫn nên đã bày trò vu khống khiến ông bị tội chặt hai chân. Tôn Tẫn không đi lại được, trở thành phế nhân, giấc mộng chinh chiến sa trường vậy là tan theo mây khói. Có thể coi đây là niềm đau khổ lớn nhất đối với một người có tài năng quân sự như ông vậy.
Nhân khi sứ giả nước Tề đến Ngụy, Tôn Tẫn lén gặp và thuyết phục được ông ta đưa mình về Tề. Tướng Tề là Điền Kỵ khâm phục tài năng của Tôn Tẫn, bèn tâu với Tề Uy Vương phong Tẫn làm “Quân Sư”. Tôn Tẫn thường hiến nhiều kế hay, giúp cho Điền Kỵ chiến thắng được quân Ngụy để giữ vững biên cương.
Lịch sử có ghi lại câu chuyện khi Tôn Tẫn mới sang nước Tề như vầy:
“Bấy giờ những lúc rảnh rỗi, tể tướng Điền Kỵ thường xem đua ngựa cùng với Vua Tề, nhân đó mà đặt cược hơn thua. Nhưng vì ngựa của nhà Vua tốt hơn ngựa của Điền Kỵ, vì vậy mà ông bị thua luôn.
Thấy chủ nhân không vui, Tôn Tẫn bèn hiến kế:
– Tôi có kế này, đảm bảo chắc chắn ngài sẽ thắng trong buổi đua ngựa ngày mai!
Điền Kỵ mừng rỡ:
– Quân sư hãy nói ta nghe, đó là kế gì?
Tôn Tẫn nói:
– Ngày mai, tướng quân hãy nói với nhà vua thi đấu ba vòng. Vòng thứ nhất lấy ngựa hạng bét của ngài đua với ngựa hạng tốt của nhà vua. Vòng thứ hai lấy ngựa hạng vừa đua với ngựa hạng bét. Vòng thứ ba lấy ngựa hạng tốt đua với ngựa hàng vừa. Như vậy là tướng quân thắng hai vòng mà chỉ thua một, chung cuộc sẽ giành thắng lợi.
Điền Kỵ nghe nói cả mừng, ngày hôm sau làm theo như lời Tôn Tẫn, kết quả giành chiến thắng lớn.
Nhà vua ngạc nhiên, hỏi Điền Kỵ:
– Trẫm có điều này thắc mắc! Lâu nay ngựa của khanh vẫn thua ngựa của trẫm. Tại sao hôm nay lại có thể thắng lớn được như vậy?
Tướng quân Điền Kỵ liền tâu lại sự tình. Bấy giờ nhà vua lẫn bá quan ai cũng phục tài mưu trí của Tôn Tẫn”.
Tưởng rằng quân sư Tôn Tẫn như vậy đã là giỏi rồi, ai dè ngày nay còn có những kẻ xuất sắc hơn.
Người Cộng Sản có một cách để giành thắng lợi rất hiệu quả, có thể nói là không cần giỏi mà thiên hạ vẫn phải thừa nhận tài năng, sai trái mà vẫn được nghe theo vậy. Ấy là việc họ sử dụng vũ lực cướp lấy chính quyền, rồi thiết lập một chế độ độc tài toàn trị. Đảng Cộng Sản độc chiếm quyền lực, không chấp nhận đối thủ cạnh tranh, người dân không có sự lựa chọn nào khác nên đành phải theo. Thành ra chính sách của đảng dù có dở đến mấy, rốt cục vẫn thi hành được.
Nhà nước làm ẩu làm sai, gây cho dân muôn vàn bất công đau khổ, vậy mà họ vẫn phải chịu đựng, thậm chí là ca ngợi nữa. Đa phần vì sợ hãi mà chấp nhận, thiểu số còn lại phản đối thì bị đàn áp bỏ tù, ai mà còn dám kháng cự nữa?
Mặc dù biết đảng lừa dối và làm những chuyện ngược đời mà người ta vẫn phải chấp nhận. Lịch sử chế độ Cộng Sản được viết nên bởi những thứ ngược đời và lừa dối đó. Hậu quả là sự cam chịu và hy sinh vô bờ bến của nhân dân.
Chưa hết, đảng còn có một kiểu bầu cử vô tiền khoáng hậu nữa kia, ví như Tôn Tẫn có sống lại cũng phải thất nghiệp như thường, vì người ta đâu có cần dùng đến ngài nữa. Và đây là cách mà đảng Cộng Sản tổ chức bầu cử: Đảng chọn ra 3 người, rồi yêu cầu người dân bỏ phiếu chọn ra 2. Vậy là cho dù ai được chọn đi nữa, cũng đều là người của đảng cả. Thành ra dân mất công đi bỏ phiếu để đảng được tiếng là dân chủ, còn kết cục lại theo ý của đảng. Thực là: Trước sau toàn thắng ắt về ta.
Phương pháp đua ngựa của Tôn Tẫn tiên sinh khi xưa, ba phần cũng chỉ thắng hai, còn với phương pháp “Độc tài toàn trị” của người Cộng Sản ngày nay, có thể nói là ba phần thắng luôn cả ba vậy.
Bàng Quyên cũng là người tài năng, nhưng tính cách nhỏ nhen, ham mê phú quý. Quyên làm tướng nước Ngụy, hắn ghen ghét với tài học của Tôn Tẫn nên đã bày trò vu khống khiến ông bị tội chặt hai chân. Tôn Tẫn không đi lại được, trở thành phế nhân, giấc mộng chinh chiến sa trường vậy là tan theo mây khói. Có thể coi đây là niềm đau khổ lớn nhất đối với một người có tài năng quân sự như ông vậy.
Nhân khi sứ giả nước Tề đến Ngụy, Tôn Tẫn lén gặp và thuyết phục được ông ta đưa mình về Tề. Tướng Tề là Điền Kỵ khâm phục tài năng của Tôn Tẫn, bèn tâu với Tề Uy Vương phong Tẫn làm “Quân Sư”. Tôn Tẫn thường hiến nhiều kế hay, giúp cho Điền Kỵ chiến thắng được quân Ngụy để giữ vững biên cương.
Lịch sử có ghi lại câu chuyện khi Tôn Tẫn mới sang nước Tề như vầy:
“Bấy giờ những lúc rảnh rỗi, tể tướng Điền Kỵ thường xem đua ngựa cùng với Vua Tề, nhân đó mà đặt cược hơn thua. Nhưng vì ngựa của nhà Vua tốt hơn ngựa của Điền Kỵ, vì vậy mà ông bị thua luôn.
Thấy chủ nhân không vui, Tôn Tẫn bèn hiến kế:
– Tôi có kế này, đảm bảo chắc chắn ngài sẽ thắng trong buổi đua ngựa ngày mai!
Điền Kỵ mừng rỡ:
– Quân sư hãy nói ta nghe, đó là kế gì?
Tôn Tẫn nói:
– Ngày mai, tướng quân hãy nói với nhà vua thi đấu ba vòng. Vòng thứ nhất lấy ngựa hạng bét của ngài đua với ngựa hạng tốt của nhà vua. Vòng thứ hai lấy ngựa hạng vừa đua với ngựa hạng bét. Vòng thứ ba lấy ngựa hạng tốt đua với ngựa hàng vừa. Như vậy là tướng quân thắng hai vòng mà chỉ thua một, chung cuộc sẽ giành thắng lợi.
Điền Kỵ nghe nói cả mừng, ngày hôm sau làm theo như lời Tôn Tẫn, kết quả giành chiến thắng lớn.
Nhà vua ngạc nhiên, hỏi Điền Kỵ:
– Trẫm có điều này thắc mắc! Lâu nay ngựa của khanh vẫn thua ngựa của trẫm. Tại sao hôm nay lại có thể thắng lớn được như vậy?
Tướng quân Điền Kỵ liền tâu lại sự tình. Bấy giờ nhà vua lẫn bá quan ai cũng phục tài mưu trí của Tôn Tẫn”.
Tưởng rằng quân sư Tôn Tẫn như vậy đã là giỏi rồi, ai dè ngày nay còn có những kẻ xuất sắc hơn.
Người Cộng Sản có một cách để giành thắng lợi rất hiệu quả, có thể nói là không cần giỏi mà thiên hạ vẫn phải thừa nhận tài năng, sai trái mà vẫn được nghe theo vậy. Ấy là việc họ sử dụng vũ lực cướp lấy chính quyền, rồi thiết lập một chế độ độc tài toàn trị. Đảng Cộng Sản độc chiếm quyền lực, không chấp nhận đối thủ cạnh tranh, người dân không có sự lựa chọn nào khác nên đành phải theo. Thành ra chính sách của đảng dù có dở đến mấy, rốt cục vẫn thi hành được.
Nhà nước làm ẩu làm sai, gây cho dân muôn vàn bất công đau khổ, vậy mà họ vẫn phải chịu đựng, thậm chí là ca ngợi nữa. Đa phần vì sợ hãi mà chấp nhận, thiểu số còn lại phản đối thì bị đàn áp bỏ tù, ai mà còn dám kháng cự nữa?
Mặc dù biết đảng lừa dối và làm những chuyện ngược đời mà người ta vẫn phải chấp nhận. Lịch sử chế độ Cộng Sản được viết nên bởi những thứ ngược đời và lừa dối đó. Hậu quả là sự cam chịu và hy sinh vô bờ bến của nhân dân.
Chưa hết, đảng còn có một kiểu bầu cử vô tiền khoáng hậu nữa kia, ví như Tôn Tẫn có sống lại cũng phải thất nghiệp như thường, vì người ta đâu có cần dùng đến ngài nữa. Và đây là cách mà đảng Cộng Sản tổ chức bầu cử: Đảng chọn ra 3 người, rồi yêu cầu người dân bỏ phiếu chọn ra 2. Vậy là cho dù ai được chọn đi nữa, cũng đều là người của đảng cả. Thành ra dân mất công đi bỏ phiếu để đảng được tiếng là dân chủ, còn kết cục lại theo ý của đảng. Thực là: Trước sau toàn thắng ắt về ta.
Phương pháp đua ngựa của Tôn Tẫn tiên sinh khi xưa, ba phần cũng chỉ thắng hai, còn với phương pháp “Độc tài toàn trị” của người Cộng Sản ngày nay, có thể nói là ba phần thắng luôn cả ba vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét