Cánh Cò - Hứa đi sông ơi…
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 12 tháng 9 năm 2015 | 12.9.15
Người lãnh đạo vốn được xem là ngôi sao dẫn đường của đất nước. Bất kể quốc gia theo thể chế nào, sự tỏa sáng của ngôi sao dẫn đường luôn là yếu tố cần thiết đầu tiên để dân chúng tin vào và hợp tác, hay chí ít tin vào với sự yên tâm rằng đã có người lo phần ăn ngủ cho gia đình mình một cách đáng tin cậy. Lãnh đạo càng tỏa sáng, niềm tin càng lớn mạnh trong lòng người dân.
Putin là một ví dụ của nước Nga.
Dù ông ta độc tài và cách quản trị đất nước chuyên chế không khác mấy với thời ông còn trong tổ chức KGB trước đây: độc tài, quyết đoán và bè phái.
Độc tài làm Putin liên tục nắm chức vụ cao nhất trong chính phủ Nga trong nhiều năm. Quyết đoán khiến nhân dân Nga tin rằng mình có một tổng thống mạnh mẽ có thể đối phó với Mỹ và nguyên khối EU và bè phái làm cho chiếc ghế của ông tăng thêm sức chịu đựng của giông gió đến từ các thành phần đối lập. Mặc dù cơn hồng thủy cấm vận và các vấn đề khác làm cho Putin mất niềm tin ngày một nhiều nhưng dân Nga biết rằng sau Putin sẽ là một con số trắng, không ai đủ sức nắm một nước Nga từ suy yếu tới cường mạnh và lại suy yếu tiếp tục như một hình vẽ Parabol. Nga cần Putin và Putin biết rõ điều đó. Putin không cần lo chiếc ghế vì khác với Việt Nam, Putin không bị ai giành giật vị trí của mình.
Việt Nam khác Nga, tuy cũng độc tài, cũng quyết đoán và nhất là cũng bè đảng như Putin.
Độc tài thì không cần chứng minh, cả thế giới đều biết. Quyết đoán cũng đã rõ bởi các chính sách đưa ra mặc dù phần lớn đều nông nổi, mang tính đối phó hay nhiều khi chỉ để vỗ béo một nhóm nào đó nhằm bảo vệ chiếc ghế của mình. Còn phe đảng thì rõ ràng dữ dội, âm thầm và ghìm nhau từ động thái.
Tuy nhiên khác với Putin, một mình một chợ, nắm chắc dân Nga trong lòng bàn tay, lãnh đạo Việt Nam muốn ngồi yên phải thỏa hiệp với nhau, cân bằng thế và lực để ngồi trên chiếc thuyền quyền lực. Hơn quá cũng nguy mà yếu quá là chết…mọi cử động phải nhìn ngắm trái phải sau trước và cứ thế cùng nhau ngồi chung trên một con thuyền không người lái cũng chả ai chèo, cứ mặc cho giòng nước cuốn tới đâu thì tới.
Lãnh đạo ngồi trên thuyền còn nhân dân thì bơi dưới nước.
Muốn dân đừng lật thuyền lãnh đạo Việt Nam làm nhiều chuyện éo le và nhân dân trong lúc lo bị sặc nước đã không có thời giờ chú ý.
Một trong những éo le ấy là hứa. Hứa như bợm và nuốt lời như chơi.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là một trong những lãnh đạo hứa nhiều nhất, mà éo le ở chỗ chưa lời hứa nào trọng đại của ông ấy được thực hiện, hay ít nhất được các cấp dưới quyền thực hiện.
Trước tiên khi bắt đầu nhậm chức, ông hứa sẽ quét sạch tham nhũng nếu không ông sẽ về vườn.
Và ông về vườn thật, vườn Thiên đàng, nơi ông không thiếu thứ gì ngoài Thượng đế.
Ông hứa với dân là sẽ tranh đấu để quyền biểu tình của dân được quốc hội chính thức làm thành luật. Quốc hội nghe rồi để đó. Ông nói rồi bỏ qua. Người dân đang bơi bên cạnh chiếc thuyền của các ông được vất một cành cây lời hứa xuống nhưng hỡi ơi lại là cành mục chưa rơi tới nước đã bị sóng đánh tan tành.
Ông còn hứa nữa, mỗi lần có sự cố xảy ra là ông hứa. Lời hứa không mất tiền mua, thế thì cứ hứa cho vừa lòng dân.
Khi anh nông dân Đoàn Văn Vươn bị bắt, bị chiếm ruộng đập nhà ông lại hứa. Lần này ông ra lệnh hẳn hoi, Thành phố Hải Phòng nhận được chỉ thị của ông và anh Đoàn Văn Vươn được ra khỏi tù sau…ba năm 6 tháng.
Lần ông hứa cuối cùng là vụ 1.400 tỷ xây tượng Bác tại Sơn La. Ông đập bàn đập ghế đòi Sơn La phải giải trình tại sao lại xử dụng vốn nhà nước một cách hoang phí như vậy. Sơn La bấm nhau cười, đâu đó đám trẻ chăn trâu ngoài đồng hát bài “giải trình, giải rút chắc là đồng môn”
Sơn La chính thức công bố dự án sẽ được thực hiện trong khi không đá động gì tới Thủ tướng. Của đáng tội, không phải Sơn La coi thường lệnh Thủ tướng nhưng họ biết rằng Thủ tướng chỉ quát khẽ cho đám dân bơi dưới kia yên tâm rằng một chốc nữa ông sẽ quăng phao, những chiếc phao lời hứa ấy cho tới nay vẫn tỏ ra hiệu nghiệm đối với người dân, nhất là những người không bao giờ quên được cảm giác ngộp nước. Họ cần thở còn bơi dưới dước bao lâu thật không quan trọng lắm.
Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước… cả ba ngôi sao ấy không tỏa sáng bao giờ nhưng tại sao lại không chịu tắt? Người dân chăng? Trí thức chăng? Đảng viên tỉnh thức chăng? Không ai cả, đất nước loe hoe lạc loài trong sa mạc và bộ sậu trên chiếc thuyền đất nước ấy vẫn không ai là người thuyền trưởng. Thuyền cứ xoay và dân cứ bơi…..hình ảnh của Việt Nam hôm nay trên mọi trang báo trong hay ngoài nước đều lộ rõ tầm nhìn một thước sáu lăm của lãnh đạo.
Một thước sáu lăm vừa vặn với số đo của ba người cộng lại chia ba.
Và lời hứa của Thủ tướng tuy chưa thực hiện nhưng dân vẫn tin rằng một lúc nào đó cán bộ sẽ nghe ông. Cũng như bây giờ dân vẫn tin rằng mọi chính sách trên đưa xuống đều đúng chỉ có cán bộ làm sai.
Không thấy cái nón nào lại vừa vặn cho tất cả mọi vấn đề như thế. Thủ tướng làm đúng nhưng Tiên Lãng, Sơn La làm sai. Ngay cả vụ biểu tình thì lỗi của Quốc hội còn tham nhũng thì…một mình ông làm sao lo xuể?
Vậy thì còn chờ gì nữa mà chúng ta không tiếp tục…bơi bên cạnh Thủ tướng và chờ một ngày đẹp trời nào đó cán bộ cấp dưới của ông giật mình thức tỉnh làm đúng một lần cho đất nước được nhờ?
Cánh Cò
(Blog RFA)
Dù ông ta độc tài và cách quản trị đất nước chuyên chế không khác mấy với thời ông còn trong tổ chức KGB trước đây: độc tài, quyết đoán và bè phái.
Độc tài làm Putin liên tục nắm chức vụ cao nhất trong chính phủ Nga trong nhiều năm. Quyết đoán khiến nhân dân Nga tin rằng mình có một tổng thống mạnh mẽ có thể đối phó với Mỹ và nguyên khối EU và bè phái làm cho chiếc ghế của ông tăng thêm sức chịu đựng của giông gió đến từ các thành phần đối lập. Mặc dù cơn hồng thủy cấm vận và các vấn đề khác làm cho Putin mất niềm tin ngày một nhiều nhưng dân Nga biết rằng sau Putin sẽ là một con số trắng, không ai đủ sức nắm một nước Nga từ suy yếu tới cường mạnh và lại suy yếu tiếp tục như một hình vẽ Parabol. Nga cần Putin và Putin biết rõ điều đó. Putin không cần lo chiếc ghế vì khác với Việt Nam, Putin không bị ai giành giật vị trí của mình.
Việt Nam khác Nga, tuy cũng độc tài, cũng quyết đoán và nhất là cũng bè đảng như Putin.
Độc tài thì không cần chứng minh, cả thế giới đều biết. Quyết đoán cũng đã rõ bởi các chính sách đưa ra mặc dù phần lớn đều nông nổi, mang tính đối phó hay nhiều khi chỉ để vỗ béo một nhóm nào đó nhằm bảo vệ chiếc ghế của mình. Còn phe đảng thì rõ ràng dữ dội, âm thầm và ghìm nhau từ động thái.
Tuy nhiên khác với Putin, một mình một chợ, nắm chắc dân Nga trong lòng bàn tay, lãnh đạo Việt Nam muốn ngồi yên phải thỏa hiệp với nhau, cân bằng thế và lực để ngồi trên chiếc thuyền quyền lực. Hơn quá cũng nguy mà yếu quá là chết…mọi cử động phải nhìn ngắm trái phải sau trước và cứ thế cùng nhau ngồi chung trên một con thuyền không người lái cũng chả ai chèo, cứ mặc cho giòng nước cuốn tới đâu thì tới.
Lãnh đạo ngồi trên thuyền còn nhân dân thì bơi dưới nước.
Muốn dân đừng lật thuyền lãnh đạo Việt Nam làm nhiều chuyện éo le và nhân dân trong lúc lo bị sặc nước đã không có thời giờ chú ý.
Một trong những éo le ấy là hứa. Hứa như bợm và nuốt lời như chơi.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là một trong những lãnh đạo hứa nhiều nhất, mà éo le ở chỗ chưa lời hứa nào trọng đại của ông ấy được thực hiện, hay ít nhất được các cấp dưới quyền thực hiện.
Trước tiên khi bắt đầu nhậm chức, ông hứa sẽ quét sạch tham nhũng nếu không ông sẽ về vườn.
Và ông về vườn thật, vườn Thiên đàng, nơi ông không thiếu thứ gì ngoài Thượng đế.
Ông hứa với dân là sẽ tranh đấu để quyền biểu tình của dân được quốc hội chính thức làm thành luật. Quốc hội nghe rồi để đó. Ông nói rồi bỏ qua. Người dân đang bơi bên cạnh chiếc thuyền của các ông được vất một cành cây lời hứa xuống nhưng hỡi ơi lại là cành mục chưa rơi tới nước đã bị sóng đánh tan tành.
Ông còn hứa nữa, mỗi lần có sự cố xảy ra là ông hứa. Lời hứa không mất tiền mua, thế thì cứ hứa cho vừa lòng dân.
Khi anh nông dân Đoàn Văn Vươn bị bắt, bị chiếm ruộng đập nhà ông lại hứa. Lần này ông ra lệnh hẳn hoi, Thành phố Hải Phòng nhận được chỉ thị của ông và anh Đoàn Văn Vươn được ra khỏi tù sau…ba năm 6 tháng.
Lần ông hứa cuối cùng là vụ 1.400 tỷ xây tượng Bác tại Sơn La. Ông đập bàn đập ghế đòi Sơn La phải giải trình tại sao lại xử dụng vốn nhà nước một cách hoang phí như vậy. Sơn La bấm nhau cười, đâu đó đám trẻ chăn trâu ngoài đồng hát bài “giải trình, giải rút chắc là đồng môn”
Sơn La chính thức công bố dự án sẽ được thực hiện trong khi không đá động gì tới Thủ tướng. Của đáng tội, không phải Sơn La coi thường lệnh Thủ tướng nhưng họ biết rằng Thủ tướng chỉ quát khẽ cho đám dân bơi dưới kia yên tâm rằng một chốc nữa ông sẽ quăng phao, những chiếc phao lời hứa ấy cho tới nay vẫn tỏ ra hiệu nghiệm đối với người dân, nhất là những người không bao giờ quên được cảm giác ngộp nước. Họ cần thở còn bơi dưới dước bao lâu thật không quan trọng lắm.
Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước… cả ba ngôi sao ấy không tỏa sáng bao giờ nhưng tại sao lại không chịu tắt? Người dân chăng? Trí thức chăng? Đảng viên tỉnh thức chăng? Không ai cả, đất nước loe hoe lạc loài trong sa mạc và bộ sậu trên chiếc thuyền đất nước ấy vẫn không ai là người thuyền trưởng. Thuyền cứ xoay và dân cứ bơi…..hình ảnh của Việt Nam hôm nay trên mọi trang báo trong hay ngoài nước đều lộ rõ tầm nhìn một thước sáu lăm của lãnh đạo.
Một thước sáu lăm vừa vặn với số đo của ba người cộng lại chia ba.
Và lời hứa của Thủ tướng tuy chưa thực hiện nhưng dân vẫn tin rằng một lúc nào đó cán bộ sẽ nghe ông. Cũng như bây giờ dân vẫn tin rằng mọi chính sách trên đưa xuống đều đúng chỉ có cán bộ làm sai.
Không thấy cái nón nào lại vừa vặn cho tất cả mọi vấn đề như thế. Thủ tướng làm đúng nhưng Tiên Lãng, Sơn La làm sai. Ngay cả vụ biểu tình thì lỗi của Quốc hội còn tham nhũng thì…một mình ông làm sao lo xuể?
Vậy thì còn chờ gì nữa mà chúng ta không tiếp tục…bơi bên cạnh Thủ tướng và chờ một ngày đẹp trời nào đó cán bộ cấp dưới của ông giật mình thức tỉnh làm đúng một lần cho đất nước được nhờ?
Cánh Cò
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét