Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Con đường gia nhập TPP: Việt Nam sẽ gặp sức ép gián tiếp từ 2 dự luật về nhân quyền?


Dân biểu Christopher Smith (trái) và TNS Bill Cassidy (phải) đang muốn Mỹ cứng rắn hơn với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Ảnh: Thế Vân

VNTB - Con đường gia nhập TPP: Việt Nam sẽ gặp sức ép gián tiếp từ 2 dự luật về nhân quyền?

Thế Vân (VNTB) Việt Nam sẽ đối diện với những sức ép khác trong quá trình gia nhập TPP nếu như không cải thiện được vấn đề nhân quyền. Một sức ép gián tiếp đền từ hai dự thảo luật liên quan đến Nhân quyền được một số thượng nghị sĩ Mỹ đưa vào Thượng viện vào tuần tới: Luật Nhân quyền cho Việt Nam và Luật Chế tài vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.



Trang MSM vừa tiếp tục đưa ra thông tin về 2 dự thảo Luật nhân quyền mang tên Luật nhân quyền cho Việt Nam và Luật chế tài vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với tác dụng răn đe triển vọng gia nhập TPP của Việt Nam trong tương lai nếu như không có sự cải thiện đáng kể nào về vấn đề nhân quyền.


Theo bài viết cho biết, đầu năm nay, Dân biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey) đã đưa dự thảo luật này vào Hạ Viện và đã được thông qua bởi tiểu bang nhân quyền. Cách đây hai tuần, trước khi Quốc Hội Mỹ bãi khóa, TNS Bill Cassidy (Cộng Hoà, Louisiana) đã tiếp tục đưa Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam cho bộ phận kiểm tra của Thượng Viện, và tiến hành vận động Thượng nghị sĩ ở nhiều tiểu bang khác bảo trợ cho dự luật này.


“2 dự luật trên có tác dụng thuyết phục các vị dân biểu và thượng nghị sĩ giữ vững thái độ chống TPP nếu họ đã chống, và có thể làm thay đổi lập trường của một số nhà lập pháp Liên Bang đang ủng hộ cho Việt Nam vào TPP,” nội dung bài viết nhấn mạnh.


Việc tiến hành các hoạt động bảo trợ có hiệu quả sẽ giúp cho Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được đưa vào Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện để biểu quyết tức thì, và nó sẽ cùng với Dự Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam sớm được đưa vào Thượng Viện.


Một trong những mục tiêu của vận động luật, dự luật nêu trên ở Quốc Hội Mỹ chính là nhằm thúc đẩy luật hóa “các điều kiện về tự do tôn giáo và quyền lao động trong tiến trình đàm phán TPP”, là cơ sở để gây áp lực, buộc Việt Nam phải cải tổ “khung luật và trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm trước khi hoàn tất tiến trình đàm phán TPP vào cuối năm nay,” Ts. Nguyễn Đình Thắng (Giám đốc, Chủ tịch BPSOS) cho hay.


Những bước đi đối với nhân quyền của Việt Nam ngày càng là trò chơi khó hiểu, khi vừa qua, quyết định ân xá đối với 18.298 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù lại không có tù nhân chính trị nào. Quyết định ân xá đã xóa bỏ các đồn đoán trước đó về việc, Việt Nam sẽ thả một số lượng lớn “Tù nhân Lương tâm” trong dịp này, trong khi đó, dự thảo Luật Hình sự tiếp tục giữ các Điều khoản từ bị chỉ trích là “mơ hồ, bịt miệng người bất đồng chính kiến” như 79, 88, 258,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét