Cảm nhận về bài diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng 9 và Quốc Khánh 2-9
Reply
Thời sự
16.9.15
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.
Trần Phan
15.09.2015
Đọc bài diễn văn của Ctn Trương Tấn Sang tại lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 2015, người viết có những cảm nhận như sau:
Trần Phan
15.09.2015
Đọc bài diễn văn của Ctn Trương Tấn Sang tại lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 2015, người viết có những cảm nhận như sau:
1) Những cảm nhận tích cực
Không có cụm từ “thế lực phản động”. Đây là một thay đổi rất có ý nghĩa nếu ta thấy cụm từ này luôn có mặt trong các phát biểu của các nhân vật cấp cao của đảng tại các dịp lễ lớn. Sự vắng mặt của cụm từ “thế lực phản động” cho tôi cảm giác đảng cầm quyền đã bớt cực đoan trong quan niệm rằng “ta” là người nắm chân lý, còn “bọn chúng” là sai trái.
Cụm từ “thế lực thù địch” được dùng 2 lần, một lần khi nhắc tới lịch sử và một lần khi nói tới nguy cơ hiện tại ẩn chứa mối “đe dọa trực tiếp đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta”. Tần suất và vị trí dùng khiến tôi không còn cảm giác ý nghĩa quá nặng nề của cụm từ “thế lực thù địch” đè lên xã hội Việt Nam. Lòng tôi nhẹ nhõm hơn với cảm nhận đảng CSVN đang dần dần giảm đi lòng nghi kị và hận thù với các thành phần khác trong lòng tổ quốc.
Không còn kêu gọi chống “diễn biến hòa bình”. Ông Sang chỉ “kiên quyết ngăn chặn… những biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong nội bộ, nhất là nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu”. Như vậy, ông chỉ nói tới các diễn biến về tư cách, phong cách, quan điểm sống trong nội bộ các đảng viên. Phải chăng đảng đã chấp nhận quan niệm cho rằng xã hội luôn có diễn biến, nghĩa là tiến hóa, theo hướng tiến bộ hơn, và nên ủng hộ các diễn biến hòa bình để tránh phải dùng các giải pháp bạo lực? Nếu cảm nhận của tôi phản ánh đúng biến chuyển nhận thức của đảng, thì đây là bước tiến bộ lớn của đảng mà tôi vui mừng hoan nghênh.
Không hề nhắc tới Trung Quốc. Lời cám ơn sự giúp đỡ chỉ đề cập tới “các lực lượng tiến bộ cùng bầu bạn khắp năm châu” mà vắng bóng hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung lẫn Trung Quốc nói riêng. Người viết cảm nhận ở đây một sự dịch chuyển khỏi chiến hào tư tưởng với người bạn “4 tốt, 16 chữ vàng”.
Hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong mục tiêu của các nhiệm vụ chiến lược, vị trí của Nhân dân, Tổ quốc đứng trước đảng CSVN. Nếu so sánh với trước đây, đảng luôn đứng trước nhân dân và tổ quốc, sự thay đổi vị trí này có ý nghĩa. Tôi cảm nhận sự thay đổi này sẽ bền vững.
Cùng dòng chảy với các thay đổi tích cực nói trên, ông Sang kêu gọi: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước”.
Lời kêu gọi đoàn kết toàn dân lần này của đảng CSVN, qua phát biểu của ông Sang, cho thấy sự chân thành hơn, khiêm tốn hơn. Đoàn kết trên mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh chung, hợp với lợi ích chung của dân tộc. Không có các cụm từ mơ hồ, viễn vông thuộc loại “xã hội chủ nghĩa”, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản…
Có thể tóm lại: qua bài phát biểu cảm nhận rằng đảng đã “khiêm tốn” hơn, dù vẫn giành vị trí và quyền lãnh đạo, nhưng đã lễ phép với nhân dân, với đất nước hơn; đảng đã bớt tính chủ thuyết, chủ nghĩa và có nhiều tính dân tộc hơn.
2) Hai chữ ‘Đảng ta’
Ủy viên bộ Chính trị Trương Tấn Sang nói chuyện với dân Việt Nam, nhân ngày quốc khánh Việt Nam. Nước Việt nam đang nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện và quản lí toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Chế độ độc tài không cho phép người dân lập ra đảng phái nào, do đó người dân, nếu không gia nhập đảng CSVN thì không có đảng nào khác để tham gia.
Nhưng điều này không có nghĩa là người dân Việt Nam nào cũng là đảng viên. Càng không có nghĩa người dân Việt Nam nào cũng ủng hộ đảng. Chắc ông Sang không thể không biết con số người phản đối sự độc quyền của đảng CSVN không hề nhỏ. Chắc chắn rằng nếu có thăm dò dư luận sòng phẳng, con số đó phải lớn hơn tổng số đảng viên gấp nhiều lần. Chính vì biết điều này nên đảng ông mới phải cần áp đặt điều 4 Hiến pháp để duy trì sự thống trị bất chấp lòng dân. Chính vì biết điều này nên vị chủ tịch nước tiền nhiệm của ông mới tuyên bố “bỏ điều 4 Hiến pháp là [đảng CSVN] tự sát”.
Vậy tại sao Ông Trương Tấn Sang gọi đảng CSVN là “đảng ta”? Việc gọi như vậy là một sự áp đặt, không sòng phẳng, thiếu tôn trọng người nghe. Tôi thì tôi không nghĩ ông Sang có ý áp đặt, cũng không nghĩ ông có ý coi thường nhân dân. Chẳng qua là quán tính của não trạng đã quen nếp nghĩ cho rằng toàn bộ dân chúng nằm dưới sự lãnh đạo, dưới quyền quản lí của đảng CSVN; rằng toàn bộ dân chúng chịu ơn đảng, ngưỡng vọng đảng, dù chưa là đảng viên cũng chấp nhận đảng này là đảng của họ…
Quán tính đó rất tai hại. Dù được lí trí mách bảo đôi điều, quán tính đó vẫn khiến các ông xa rời thực tế. Các ông chưa thực sự nhận thức bằng tất cả cảm giác và lí trí của mình rằng lòng dân đã 180 độ ngược chiều với ý đảng, lòng dân không còn ủng hộ đảng nữa. Khi một đảng cầm quyền không bằng cách do dân chọn, và trong sự không ủng hộ, thậm chí chán ghét, của dân thì điều này rất tai hại cho đất nước, và cả cho chính đảng đó. Tôi viết những dòng này, không phải mong một sự lật đổ đối với đảng CSVN, mà mong đất nước được hưởng thành quả của diễn biến hòa bình. Trong thành quả đó nước Việt Nam dân chủ phát triển lành mạnh với đảng là một thành viên.
Với đà tiến bộ trong nhận thức về vai trò không-phải-độc-tôn của đảng CSVN, theo hướng tôn trọng dân chúng hơn, theo hướng nhích gần hơn tới các giá trị tự do dân chủ… tôi nghĩ rồi cũng tới lúc đảng sẽ không còn dùng hai chữ “Đảng ta” bên ngoài các cuộc họp nội bộ. “Ngôn ngữ là toa xe chở tư tưởng”, một khi các cách nói như vậy không lặp lại, thói quen suy nghĩ sẽ thay đổi, rồi đảng cũng sẽ dần học hỏi hơn từ thực tế cuộc sống trong nước và trên thế giới, rồi đảng cũng biết rằng bên ngoài đảng còn có nhân dân, có tổ quốc to rộng biết bao, còn có bao con người có thực tài, thực đức có thể góp phần phục hưng tổ quốc, rồi một cách tự nhiên đảng cũng dần dần tự trở thành một thành viên bình đẳng với các thành viên khác trong lòng Việt Nam. Nếu điều này xảy ra sớm trong khi Trung Quốc còn lay hoay trong thể chế độc đảng, toàn trị, thì viễn cảnh Việt Nam vượt Trung là hoàn toàn có thể. Điều này hợp lòng dân, và cũng hợp lòng nhiều đảng viên.
Diễn biến hòa bình đem tới kết quả như vậy, một cách êm thắm không cần bạo lực, không phải là điều đáng mong muốn hay sao? Trong niềm mong muốn đó, tôi chờ đợi các bài phát biểu chính thức sắp tới của đảng. Để xem cảm nhận và mong muốn của mình có là viễn vông không…
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Cụm từ “thế lực thù địch” được dùng 2 lần, một lần khi nhắc tới lịch sử và một lần khi nói tới nguy cơ hiện tại ẩn chứa mối “đe dọa trực tiếp đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta”. Tần suất và vị trí dùng khiến tôi không còn cảm giác ý nghĩa quá nặng nề của cụm từ “thế lực thù địch” đè lên xã hội Việt Nam. Lòng tôi nhẹ nhõm hơn với cảm nhận đảng CSVN đang dần dần giảm đi lòng nghi kị và hận thù với các thành phần khác trong lòng tổ quốc.
Không còn kêu gọi chống “diễn biến hòa bình”. Ông Sang chỉ “kiên quyết ngăn chặn… những biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong nội bộ, nhất là nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu”. Như vậy, ông chỉ nói tới các diễn biến về tư cách, phong cách, quan điểm sống trong nội bộ các đảng viên. Phải chăng đảng đã chấp nhận quan niệm cho rằng xã hội luôn có diễn biến, nghĩa là tiến hóa, theo hướng tiến bộ hơn, và nên ủng hộ các diễn biến hòa bình để tránh phải dùng các giải pháp bạo lực? Nếu cảm nhận của tôi phản ánh đúng biến chuyển nhận thức của đảng, thì đây là bước tiến bộ lớn của đảng mà tôi vui mừng hoan nghênh.
Không hề nhắc tới Trung Quốc. Lời cám ơn sự giúp đỡ chỉ đề cập tới “các lực lượng tiến bộ cùng bầu bạn khắp năm châu” mà vắng bóng hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung lẫn Trung Quốc nói riêng. Người viết cảm nhận ở đây một sự dịch chuyển khỏi chiến hào tư tưởng với người bạn “4 tốt, 16 chữ vàng”.
Hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong mục tiêu của các nhiệm vụ chiến lược, vị trí của Nhân dân, Tổ quốc đứng trước đảng CSVN. Nếu so sánh với trước đây, đảng luôn đứng trước nhân dân và tổ quốc, sự thay đổi vị trí này có ý nghĩa. Tôi cảm nhận sự thay đổi này sẽ bền vững.
Cùng dòng chảy với các thay đổi tích cực nói trên, ông Sang kêu gọi: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước”.
Lời kêu gọi đoàn kết toàn dân lần này của đảng CSVN, qua phát biểu của ông Sang, cho thấy sự chân thành hơn, khiêm tốn hơn. Đoàn kết trên mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh chung, hợp với lợi ích chung của dân tộc. Không có các cụm từ mơ hồ, viễn vông thuộc loại “xã hội chủ nghĩa”, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản…
Có thể tóm lại: qua bài phát biểu cảm nhận rằng đảng đã “khiêm tốn” hơn, dù vẫn giành vị trí và quyền lãnh đạo, nhưng đã lễ phép với nhân dân, với đất nước hơn; đảng đã bớt tính chủ thuyết, chủ nghĩa và có nhiều tính dân tộc hơn.
2) Hai chữ ‘Đảng ta’
Ủy viên bộ Chính trị Trương Tấn Sang nói chuyện với dân Việt Nam, nhân ngày quốc khánh Việt Nam. Nước Việt nam đang nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện và quản lí toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Chế độ độc tài không cho phép người dân lập ra đảng phái nào, do đó người dân, nếu không gia nhập đảng CSVN thì không có đảng nào khác để tham gia.
Nhưng điều này không có nghĩa là người dân Việt Nam nào cũng là đảng viên. Càng không có nghĩa người dân Việt Nam nào cũng ủng hộ đảng. Chắc ông Sang không thể không biết con số người phản đối sự độc quyền của đảng CSVN không hề nhỏ. Chắc chắn rằng nếu có thăm dò dư luận sòng phẳng, con số đó phải lớn hơn tổng số đảng viên gấp nhiều lần. Chính vì biết điều này nên đảng ông mới phải cần áp đặt điều 4 Hiến pháp để duy trì sự thống trị bất chấp lòng dân. Chính vì biết điều này nên vị chủ tịch nước tiền nhiệm của ông mới tuyên bố “bỏ điều 4 Hiến pháp là [đảng CSVN] tự sát”.
Vậy tại sao Ông Trương Tấn Sang gọi đảng CSVN là “đảng ta”? Việc gọi như vậy là một sự áp đặt, không sòng phẳng, thiếu tôn trọng người nghe. Tôi thì tôi không nghĩ ông Sang có ý áp đặt, cũng không nghĩ ông có ý coi thường nhân dân. Chẳng qua là quán tính của não trạng đã quen nếp nghĩ cho rằng toàn bộ dân chúng nằm dưới sự lãnh đạo, dưới quyền quản lí của đảng CSVN; rằng toàn bộ dân chúng chịu ơn đảng, ngưỡng vọng đảng, dù chưa là đảng viên cũng chấp nhận đảng này là đảng của họ…
Quán tính đó rất tai hại. Dù được lí trí mách bảo đôi điều, quán tính đó vẫn khiến các ông xa rời thực tế. Các ông chưa thực sự nhận thức bằng tất cả cảm giác và lí trí của mình rằng lòng dân đã 180 độ ngược chiều với ý đảng, lòng dân không còn ủng hộ đảng nữa. Khi một đảng cầm quyền không bằng cách do dân chọn, và trong sự không ủng hộ, thậm chí chán ghét, của dân thì điều này rất tai hại cho đất nước, và cả cho chính đảng đó. Tôi viết những dòng này, không phải mong một sự lật đổ đối với đảng CSVN, mà mong đất nước được hưởng thành quả của diễn biến hòa bình. Trong thành quả đó nước Việt Nam dân chủ phát triển lành mạnh với đảng là một thành viên.
Với đà tiến bộ trong nhận thức về vai trò không-phải-độc-tôn của đảng CSVN, theo hướng tôn trọng dân chúng hơn, theo hướng nhích gần hơn tới các giá trị tự do dân chủ… tôi nghĩ rồi cũng tới lúc đảng sẽ không còn dùng hai chữ “Đảng ta” bên ngoài các cuộc họp nội bộ. “Ngôn ngữ là toa xe chở tư tưởng”, một khi các cách nói như vậy không lặp lại, thói quen suy nghĩ sẽ thay đổi, rồi đảng cũng sẽ dần học hỏi hơn từ thực tế cuộc sống trong nước và trên thế giới, rồi đảng cũng biết rằng bên ngoài đảng còn có nhân dân, có tổ quốc to rộng biết bao, còn có bao con người có thực tài, thực đức có thể góp phần phục hưng tổ quốc, rồi một cách tự nhiên đảng cũng dần dần tự trở thành một thành viên bình đẳng với các thành viên khác trong lòng Việt Nam. Nếu điều này xảy ra sớm trong khi Trung Quốc còn lay hoay trong thể chế độc đảng, toàn trị, thì viễn cảnh Việt Nam vượt Trung là hoàn toàn có thể. Điều này hợp lòng dân, và cũng hợp lòng nhiều đảng viên.
Diễn biến hòa bình đem tới kết quả như vậy, một cách êm thắm không cần bạo lực, không phải là điều đáng mong muốn hay sao? Trong niềm mong muốn đó, tôi chờ đợi các bài phát biểu chính thức sắp tới của đảng. Để xem cảm nhận và mong muốn của mình có là viễn vông không…
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét