Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Từ ‘lãi suất tưởng tượng’ đến ‘diệt bằng được Thăng – Thanh’


VNTB- Từ ‘lãi suất tưởng tượng’ đến ‘diệt bằng được Thăng – Thanh’
Reply
news, opposite, Thiền Lâm, Từ ‘lãi suất tưởng tượng’ đến ‘diệt bằng được Thăng – Thanh’, VNTB
11.1.18

Có thông tin từ một trang báo người Việt ở Đức cho rằng Trịnh Xuân Thanh đã bị ép cung và bị tra tấn trong trại giam B14 (?)
Ảnh: Zing.vn

Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today news – Một bất ngờ có thể đã xảy đến ngay trước phiên tòa xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh mà đã khiến vụ án này ngoặt sang một hướng khác. Đó là tình thế Trịnh Xuân Thanh được Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an và Viện Kiểm sát tối cao mô tả là “khai báo không thành khẩn”, tức Thanh đã phủ nhận toàn bộ cáo buộc về tội tham ô đối với mình.
Tại phiên tòa xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bắt đầu từ này 8/1/2018, một chủ đề mới tinh được Hội đồng xét xử nêu ra là “vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại 119 tỉ đồng cho Tập đoàn dầu khí PVN”.
Vụ “119 tỷ đồng” là rất mới và trước đây chưa bao giờ được tiết lộ cho báo chí. Cũng chưa bao giờ xuất hiện thông tin này trên mạng xã hội. Vậy 119 tỷ đồng đó là cái gì?
Giám định viên Bộ Tài chính kết luận: Thiệt hại mà ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm đối với hành vi “Cố ý làm trái …” Đối với việc PVN (Công ty Mẹ) thực hiện hợp đồng tạm ứng số tiền 06 triệu đô la, và 1.115 tỷ đồng (6% giá trị HĐ) cho nhà thầu PVC (Công ty con) xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, năm 2011 là thiệt hại ” Chi phí cơ hội đầu tư” sau khi trừ các khoản chi đúng, thì bản kết luận quy ra bằng lãi suất ngân hàng trong tài khoản thanh toán của PVN thì thiệt hại tương đương 119 tỷ đồng.

Giám định viên lý giải: ngoài hơn 06 triệu đô và 158 tỷ chi đúng, còn lại số tiền 1.115 tỷ này sử dụng không đúng mục đích, vi phạm điều 17 nghị định 48/CP. Vì PVC sử dụng sai mục đích dẫn tới PVN mất cơ hội đầu tư, do đó giám định viên căn cứ ” chi phí cơ hội đầu tư”, suy ra tính bằng lãi suất không kỳ hạn số tiền trên thì các bị cáo đã gây thiệt hại cho nhà nước là: 119 tỷ đồng.
Trong khi đó, một trong những luật sư bào chữa cho vụ Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh là Luật sư Nguyễn Văn Quynh lại cho rằng cách tính trên của Bộ Tài chính là cách tính giống như mua con gà mái thì thế nào cũng đẻ ra trứng. Trái hoàn toàn nguyên tắc thiệt hại phải là thiệt hại thực tế đã xảy ra. Vì trả lời trước Hội đồng xét xử bị cáo Thăng và Nguyễn Xuân Sơn… đều xác định rõ đây là dòng tiền của PVN trong tài khoản thanh toán chứ không phải tiền huy động vốn và tiền vay, do đó không thể phát sinh lãi suất bằng tiền trả nợ cho nhà thầu.
Do đó theo Luật sư Nguyễn Văn Quynh, thiệt hại 119 tỷ đồng là thiệt hại do “lãi suất tưởng tượng”.
Nếu tình hình đúng như phản biện của Luật sư Nguyễn Văn Quynh, các cơ quan tư pháp đã phải viện đến Bộ Tài chính để “sáng tạo” ra “chi phí cơ hội đầu tư” mà từ đó quy tội làm thiệt hại cho Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Tức quy trình điều tra – xác định tội danh đối với Trịnh Xuân Thanh (và có thể cả với Đinh La Thăng) đã có thể gặp bế tắc, hoặc nếu không bế tắc thì cũng rơi vào tình trạng không xác định được chứng cứ về tội tham ô của Trịnh Xuân Thanh.
Vào giữa năm 2016 khi bắt đầu nổ ra vụ “xe hơi Lexus 5,7 tỷ” của Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, hệ thống tuyên giáo đảng đã được “bơm” thông tin để “đánh” Trịnh Xuân Thanh bằng vụ gây thiệt hại, thất thoát hơn 3.200 tỷ đồng khi Thanh làm Tổng giám đốc của Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC).
Tuy nhiên sau khi Trịnh Xuân Thanh đào thoát ra nước ngoài, đến tháng 3/2017 tòa án Hà Nội bất ngờ xử vắng mặt Trịnh Xuân Thanh về tội tham ô. Con số tham ô được công bố là khoảng 14 tỷ đồng. Cho đến gần đây, con số này này vẫn tồn tại trong cáo trạng của Viện Kiểm sát. Trong khi đó, “thiệt hại, thất thoát hơn 3.200 tỷ đồng” không còn được nhắc tới.
Tuy thế, điều bất lợi thực sự đối với Tổng bí thư Trọng là kẻ tử thù của ông – Trịnh Xuân Thanh – đã kiên quyết không chịu nhận tội tham ô. Ngay trước phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh và trong phiên tòa này, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số thông tin về Trịnh Xuân Thanh đã không khai báo, thậm chí còn có thông tin từ một trang báo người Việt ở Đức cho rằng Trịnh Xuân Thanh đã bị ép cung và bị tra tấn trong trại giam B14 (?)
Trong khi đó, Nhà nước Đức – địa chỉ mà cho tới nay vẫn bảo lưu cáo buộc là Trịnh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Berlin vào ngày 23/7/2017, vẫn theo dõi chặt chẽ phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh và đòi hỏi phiên tòa này phải được diễn ra công bằng và theo đúng tính chất “nhà nước pháp quyền”.
Thắng lợi của Tổng bí thư Trọng trong việc “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về quy án” là không thể phủ nhận. Mới đây, ông Trọng còn thành công trong việc “bắt bằng được Phan Văn Anh Vũ về quy án”. Tháng 12/2017 cũng đánh dấu bước ngoặt Tổng bí thư Trọng lần đầu tiên “nắm” được Bộ Công an thông qua việc bộ này thực hiện lệnh của ông Trọng để khởi tố và tống giam cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng.
Tuy thế, cung đường giành thắng lợi trọn vẹn trong vụ “Thăng – Thanh” của ông Trọng vẫn chưa thể trọn vẹn. Thực tế cơ quan điều tra của Bộ Công an, và cả Viện Kiểm sát không thể tìm được những chứng cứ “tung ra là chết” để khép Trịnh Xuân Thanh vào tội danh tham ô, trong bối cảnh mà quá nhiều người dân tin rằng “cứ sờ đến là thấy tham nhũng” đối với tuyệt đại đa số quan chức, đã cho thấy hoặc các cơ quan này quá yếu về năng lực nghiệp vụ, hoặc tình thế đang diễn biến theo đúng lời tán thán trước đây của Tổng bí thư Trọng “trên nóng nhưng dưới vẫn lạnh”, tức vẫn diễn ra một sự trì trệ như thể cố ý của giới điều tra và làm cho vụ án “Thăng – Thanh” của ông Trọng trở nên kém thuyết phục về tính chứng cứ và bị trì hoãn.

Một khả năng có thể là trong bối cảnh gần như bế tắc về tính chứng cứ như thế, Hội đồng xét xử đã phải viện dẫn đến vụ 119 tỷ đồng với “chứng cứ” mà Luật sư Nguyễn Văn Quynh ví là “lãi suất tưởng tượng” nhằm “diệt bằng được Thăng – Thanh”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét