Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Nhóm lợi ích âm mưu gì khi mở chiến dịch tấn công Thủ tướng?


Nhóm lợi ích âm mưu gì khi mở chiến dịch tấn công Thủ tướng?
Tiểu Nhi 6.1.18

Những tuyên bố cùng hành động quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thời gian qua đã thể hiện và khẳng định rất rõ quyết tâm chuyển từ một nhà nước quản lý sang nhà nước kiến tạo và phục vụ; từ nói chưa đi đôi với làm sang một Chính phủ hành động. Đặc biệt, với cương vị người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện là một vị lãnh đạo gần dân, nhưng kiên quyết và không thoả hiệp với các nhóm lợi ích, “có trách nhiệm với từng đồng thuế của dân” như ông đã cam kết.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Thân Đức Nam

Những mảnh đất vàng, những tài sản có giá trị thuộc sở hữu Nhà nước không còn dễ dàng rơi vào tay các đại gia như các thời kỳ trước. Tình trạng tham nhũng chính sách, chạy chọt dự án, tác động này nọ đến các lĩnh vực có nhiều lợi nhuận bị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thừng chặn đứng. Mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lấy doanh nghiệp làm nòng cốt phát triển kinh tế nên ông luôn tạo môi trường thông tháo, cắt bỏ hàng loạt giấy phép cho cho các doanh nghiệp, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mở đường cho doanh nghiệp đục khoét tài sản công.

Rất có thể các “nhóm lợi ích” đang đứng sau cung cấp tiền, tài chính cho một số đối tượng mở chiến dịch tấn công, hạ uy tín Thủ tướng nhằm gửi những lời đe dọa ngầm tới người đứng đầu Chính phủ khiến ông phải chùn bước.


Rất có thể các “nhóm lợi ích” đang đứng sau cung cấp tiền, tài chính cho một số đối tượng mở chiến dịch tấn công, hạ uy tín Thủ tướng nhằm gửi những lời đe dọa ngầm tới người đứng đầu Chính phủ khiến ông phải chùn bước.


Từng kinh qua nhiều vị trí công tác quan trọng trong bộ máy nhà nước, ông quá hiểu tình trạng “cát cứ”, “trên bảo dưới không nghe” từ lâu đã trở thành chiếc ô vạn năng để các nhóm lợi ích tồn tại, ăn sâu vào các chân rết trong bộ máy công quyền. Đơn cử như vụ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa hiện nay có tới 8 Phó Giám đốc theo lệnh của “Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa” trong khi Thông tư Liên tịch số 14 của hai bộ thuộc Chính phủ quy định rõ số lượng Phó Giám đốc Sở (NN&PTNT) không được quá 3 người”, đã khiến báo Laođong bức xúc bình luận rằng đây là “sự thách thức rất ghê gớm với quyết tâm giảm biên chế mà bộ máy của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang hàng ngày hàng giờ đau đáu tìm giải pháp và thực thi”. Quyết không để tình trạng nhức nhối này làm cản bước phát triển của đất nước, tháng 8/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định một việc chưa có tiền lệ, thành lập Tổ công tác đặc biệt, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ đối với các bộ, ngành, địa phương. Quyết định này được đông đảo quần chúng đón nhận, hưởng ứng và giới quan sát ví Tổ công tác này giống như một thanh “long đầu trảm” chém đứt những chiếc vòi bạch tuộc của các nhóm lợi ích bám sâu vào bộ máy Đảng và Nhà nước.


Một trong những thông điệp quan trọng luôn được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh bất cứ đâu, bất cứ lúc nào đó là yêu cầu “bộ máy hành chính nhà nước phải luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp chung của đất nước, phục vụ nhân dân; kiên quyết không để lợi ích nhóm chi phối”. Cùng với những tuyên bố thể hiện quyết tâm, Thủ tướng cũng đã hành động một cách quyết liệt. Đó là những chỉ đạo liên quan đến việc đôn đốc chính quyền xử lý bức xúc mang tính thời sự như vụ quán cà phê Xin chào ở TP.HCM; vụ việc tại xã Đồng Tâm; việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; thực hiện đóng cửa rừng; hay ban hành Nghị quyết số 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; Nghị quyết 100 về chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2016 – 2021…




Ông Thân Đức Nam và vợ bé cùng con gái
Việc Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tổng kiểm tra toàn diện các dự án Sơn Trà. Tôi nghĩ các nhóm lợi ích buộc phải co vòi, khó mà khống chế, chi phối được những người làm công vụ trong bối cảnh hiện nay. Tin tức này còn có tác dụng chặn đứng sự lộng hành của các nhóm lợi ích đang chi phối Đảng bộ và chính quyền TP. Đà Nẵng, mở đường cho việc đưa ra ánh sáng toàn bộ những sai phạm trong việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng, trong đó có việc cấp phép trái luật cho hàng loạt các dự án phá nát bán đảo Sơn Trà.


Việc Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tổng kiểm tra toàn diện các dự án Sơn Trà được kỳ vọng sẽ chặn đứng sự lộng hành của các nhóm lợi ích đang chi phối Đảng bộ và chính quyền TP. Đà Nẵng, mở đường cho việc đưa ra ánh sáng toàn bộ những sai phạm trong việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng.


Mới đây nhất, sau khi UBKTTW Đảng thông báo kết luận về những sai phạm của Bí thư và Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, cùng một lúc Chính phủ ra chỉ đạo thanh tra toàn diện các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà và Bộ Công an vào cuộc điều tra 9 dự án và việc mua bán chuyển nhượng tài sản công tại 31 địa chỉ ở Đà Nẵng – đây là những tử huyệt của một nhóm lợi ích tồn tại rất lâu ở Đà Nẵng. Việc triển khai “song kiếm hợp bích” để tấn công vào thành trì “lợi ích nhóm” gần như bất khả chiến bại trong hàng chục năm ở Đà Nẵng, như nhà báo Hoàng Hải Vân nhận định “chứng tỏ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình không phải là những nhà lãnh đạo bị các nhóm lợi ích này che mắt hay chi phối”. Một cựu binh nặng lòng với Sơn Trà tin rằng: “Thủ tướng Chính phủ sẽ có những quyết định đúng đắn, bởi Thủ tướng là người hiểu rõ Sơn Trà hơn ai hết. Một người con của Quảng Nam – Đà Nẵng sẽ am tường những điều mà không cần nghe báo cáo đã sẵn có câu trả lời của riêng mình”.


Những quyết tâm và hành động quyết liệt của Chính phủ thời gian qua chắc chắn đụng chạm lợi ích của các nhóm lợi ích nên theo phản xạ tất yếu có thể chúng sẽ phản đòn, bằng cách bơm tiền cho một số đồng bào khoác áo “hoạt động dân chủ” mở cuộc “tổng tấn công” hạ uy tín Thủ tướng thông qua mạng xã hội và kênh tuyên truyền “lề trái”. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian này trên mạng xã hội Việt Nam tràn ngập các bài viết, clip như: Nguyễn Xuân Phúc chiếm lại lãnh địa Đà Nẵng; Nguyễn Bá Thanh chết là do Nguyễn Xuân Phúc: Nguyễn Xuân Anh dọa sẽ công bố 4 bằng chứng gì?; Âm mưu nham hiểm nhóm thân Tầu;… Các bài viết này có nội dung xuyên tạc rằng: Con rể Nguyễn Xuân Phúc chủ mưu vụ đánh bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh; Con rể Nguyễn Xuân Phúc âm mưu tiếp quản Đà Nẵng thay Nguyễn Xuân Anh; Người thay thế Nguyễn Xuân Anh sẽ là người thân tín của Nguyễn Xuân Phúc… Đây là những luận điệu cũ mèm, từng bị bóc mẽ, cũng giống như trước đó nhóm lợi ích phao tin anh trai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sở hữu công ty buôn bán vật liệu xây dựng tại số 198 Trần Phú – Đà Nẳng nhưng qua kiểm tra thì được biết đây là công ty của một đại gia bất động sản khét tiếng đất Đà thành.


Quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ Quyết định này được đông đảo quần chúng đón nhận, hưởng ứng và giới quan sát ví Tổ công tác này giống như một thanh “long đầu trảm” chém đứt những chiếc vòi bạch tuộc của các nhóm lợi ích bám sâu vào bộ máy Đảng và Nhà nước.


Quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ Quyết định này được đông đảo quần chúng đón nhận, hưởng ứng và giới quan sát ví Tổ công tác này giống như một thanh “long đầu trảm” chém đứt những chiếc vòi bạch tuộc của các nhóm lợi ích bám sâu vào bộ máy Đảng và Nhà nước.


Hàng loạt các bài viết, clip được tung ra ngay trước thềm hội nghị Trung ương 6 nhắm trực diện vào Thủ tướng xuất hiện thời gian gần đây chắc chắn không phải ngẫu nhiên. Với những gì đang diễn ra, rất có thể các “nhóm lợi ích” đang đứng sau cung cấp tiền, tài chính cho một số đối tượng mở chiến dịch tấn công, hạ uy tín Thủ tướng nhằm gửi những lời đe dọa ngầm tới người đứng đầu Chính phủ khiến ông phải chùn bước. Nếu nghi vấn này là thật, thì chúng đã nhầm, mỗi hành động, chỉ đạo mạnh tay vì lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp, kiên quyết chống lợi ích nhóm của Thủ tướng luôn được người dân ghi nhận và ủng hộ. Người dân hoàn toàn ủng hộ quyết tâm của Thủ tướng truy quét tận gốc những kẻ nhân danh Đảng, nhân danh Nhà nước nhưng lại ngầm phá hoại uy tín của Đảng, phá hoại kinh tế, an ninh quốc gia… chỉ vì “nhóm lợi ích thân hữu” của mình!


Đúng như Cụ Nguyễn Trãi đã tâm niệm: “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân”, hay lời răn của Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, vậy nên chẳng có sự ủng hộ nào bằng sự ủng hộ của nhân dân. Chẳng có con đường cải cách nào là bằng phẳng cả. Chắc chắn cái lớn nhất Thủ tướng và Chính phủ gặp phải là sự va chạm. Bởi vì cải cách nào cũng có người được, kẻ mất. Điều đó đòi hỏi sự kiên định của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ. Có thể lợi ích của một cá nhân hay một nhóm nào đó bị thiệt đi, nhưng lợi ích tổng thể lại tăng lên và được đảm bảo. Đó là điều mà người dân chờ đợi và hy vọng ở Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn Dân

(To Lam.org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét