Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Người Việt luôn ngưỡng mộ người Nhật, vậy người Nhật đang nghĩ gì về người Việt?


Người Việt luôn ngưỡng mộ người Nhật, vậy người Nhật đang nghĩ gì về người Việt?

Đăng bởi Elvis Ất on Thursday, October 19, 2017 | 19.10.17



Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ đến một đất nước không chỉ phát triển cao về mặt kinh tế mà còn nổi tiếng về cách sống, cách ứng xử lịch sự, nhã nhặn.


Chính vì những lý do đó mà không chỉ người Việt chúng ta mà cả bạn bè quốc tế đều rất ngưỡng mộ người Nhật. Thế nhưng, với người nhật thì sao? Họ nghĩ gì về người Việt Nam? Hãy cùng xem qua 2 câu chuyện dưới đây để hiểu thêm về điều đó.






Câu chuyện 1:


“Nhân tiện sáng nay rảnh rỗi, nhớ lại một buổi nói chuyện cách đây không lâu với thằng cha kỹ sư trưởng người Nhật.


Sau khi trao đổi công việc xong, lão mời mình uống nước và hỏi vài câu. Câu chuyện được mình phiếm dịch theo cách nói của người Việt sao cho dễ hiểu.


Nó: Tao chẳng hiểu sao người Việt Nam chúng mày cứ thằng nào làm giỏi ở đây cứ được vài năm hết hợp đồng là tếch thẳng, thương lượng kiểu gì cũng không chịu ký hợp đồng tiếp, mặc dù lương cao đến đâu? Mà chúng nó đi chỗ khác làm nghe đâu lương còn thấp hơn ở đây?


Mình (trầm ngâm nửa phút, uống ngụm nước rồi mới cười, trả lời nó): Tại mày không hiểu người Việt Nam chứ sao nữa!


Nó: Cái gì mà không hiểu ? Tao đi qua đi lại Việt Nam cũng 3 – 4 năm rồi chứ ít gì.


Mình: Mày có ở Viêt Nam thêm 10 năm nữa thì mình cũng không hiểu người Việt Nam. Bởi vì cách suy nghĩ và tư duy của mày là người Nhật. Mày không giữ được nhân viên giỏi bởi vì:


– Người Việt Nam là con em nông dân, họ làm theo mùa vụ, dĩ nhiên sau khi vất vả làm lụng, thu hoạch xong là lúc nông nhàn, họ sẽ được nghỉ ngơi. Còn mày, sau một dự án lớn, làm mệt nhoài ra chưa nghỉ ngơi mày đã nhét cho họ thêm một dự án tiếp theo to không kém. Lúc nào họ cũng căng như dây đàn, bảo sao họ không tìm đường đào tẩu.


Hết một dự án, mày cho anh em đi dã ngoại độ 1 ngày, hoặc cho họ đi làm vài cốc bia hơi, họ sẽ quý mày hơn nhiều. Mày cho cái đó là không tiến bộ, nhưng cũng vì thế mà nước tao éo có rừng tự tử, thung lũng tự tử, hay là tuần nào cũng có thẳng ra lao đầu vào tầu hỏa như nước mày.


– Người Việt Nam vốn trọng tình cảm. Mày là người đứng đầu ở đây, nhưng mày luôn xuất hiện với bộ mặt trách nhiệm, công việc và quy định. Làm việc với cái máy suốt ngày chỉ biết sai bảo người khác, không hề tươi cười thì người ta ức chế cũng phải.Ở Việt Nam, nhân viên họ rất quý ông sếp nào ngoài giờ có thể ngồi trà đá chém gió với họ, có thể ngồi chia phe chơi AOE, Counter Stike với họ… Điều đó làm họ cảm thấy trong sếp có họ. Điều đó nhiều khi gắn kết họ nhiều hơn là lương cao.


– Lại nhắc đến lương, mày ký hợp đồng lương với họ, nhưng chả bao giờ thưởng cái gì. Một nén tiền công không bằng một đồng tiền thưởng. Thà mày trả cho họ 13 triêu, thưởng 2 triệu, còn hơn là mày trả cho họ 15 triệu.


– Mày không hiểu văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam lo cơm từng bữa, hơi đâu mà đi thưởng thức văn hóa Nhật. Mày thích uống rượu sake, ăn sushi, nhưng dân Việt thích uống bia hơi, ăn bánh đa cơ.


Mày có biết là quà Nhật Bản của mày tặng cho nhân viên toàn độ mỹ nghệ: hai đôi đũa giá 1tr, hai cái thìa giá 77$… Mày cho là đẹp, nhưng nhân viên của mình thì chửi sau lưng: đưa mẹ tiền cho nhanh. Với họ, đôi đũa, cái thìa của mày chả có giá trị mẹ gì hết, vì 1tr hay 77$ của mày, họ có thể nuôi con, phụng dưỡng mẹ già thay vì mang 1 cái vật về chỉ để ngắm, dùng không dám dùng, bán không ai mua.


Chính vì mày không hiểu người Việt Nam nên nhân viên của mày chỉ đến với mày lấy kinh nghiệm và giành dụm ít tiền thôi. Được vài năm là họ té thẳng, không quay đầu lại là đương nhiên. Họ chấp nhận lương thấp hơn nhưng không làm họ ức chế, bực mình.


Thằng kỹ sư trưởng Nhật nhún vai, lắc đầu rồi im luôn. Có vẻ nó cũng không hiểu nên từ đó đến giờ cũng éo có gì thay đổi.”.


Câu chuyện 2:


“Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về VN thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân VN thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào VN thế nào.






Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó ko phải của các anh.


Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.


Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết.


Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km, anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu, tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh.


Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.


Qua hai câu chuyện trên, bạn nghĩ như thế nào? Còn tôi, tôi nhìn nhận thấy hai vấn đề.






Thứ nhất, nói về người Nhật, quả thật, họ rất đáng khâm phục, họ làm việc một cách chăm chỉ, liên tục không ngừng nghỉ và đặc biệt rất có quy củ. Họ đặt thành công của công việc lên trên hết chứ không mang lợi ích cá nhân làm mục tiêu hàng đầu, họ có quan điểm hết sức rõ ràng và công bằng, những điều đó đã là tính cách của họ rồi. Do đó, họ luôn mang lại những thành công nhất định trong công việc.


Còn người Việt Nam lại mang một tính cách ngược lại hoàn toàn. Người Việt mình thường không đặt lợi ích chung lên hàng đầu, cũng như không biết nhìn xa trông rộng, chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà không thấy cái lợi to lớn sau này.


Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến câu: “Cha chung không ai khóc”. Vâng, tôi thấy nó hoàn toàn đúng trong trường hợp này! Đó là một trong những thói hư tật xấu của người Việt Nam, chính thói xấu đã làm cho người Việt luôn đứng yên một chỗ, thậm chí thụt lùi, mãi không phát triển.


Thứ hai, như câu chuyện 1 đã nói, chắc hẳn bạn cũng sẽ nhận ra được đức tính chung của người Việt Nam đó chính là giàu tình cảm. Họ thà làm việc ở một nơi lương thấp hơn mà vui vẻ, tình cảm đồng nghiệp gắn kết còn hơn là làm ở một nơi lương cao mà suốt ngày làm việc như một cái máy, không biết cười đùa là gì. Có thể nói, đây là một đức tính tốt của người Việt nhưng trong công việc thì không hẳn là vậy. Bởi nếu cứ đặt tình cảm quá nhiều vào công việc thì chắc chắn hiệu quả làm việc sẽ không cao.


Bản thân đang làm trong một công ty nước ngoài nhiều năm, nếu có nhảy việc, tôi cũng sẽ chỉ làm ở công ty nước ngoài mà thôi. Tôi rất sợ cái thứ “giàu tình cảm” này của người Việt trong công việc lắm! Nói thật, tôi thích kiểu làm việc rõ ràng của người Nhật, người phương Tây. Còn kiểu “tình cảm” như người Việt, xin lỗi, nó không phù hợp với tác phong làm việc chuyên nghiệp mà tôi đang cố gắng hoàn thiện mình.


Hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Nhật Bản, có những chuyện vừa xảy ra gần đây mà tôi muốn quên đi cho bớt phải suy nghĩ nhiều bớt phải đau lòng nhưng quả thật mà nói không riêng gì tôi mà tất cả những ai đang sinh sống, làm việc, học tập ở đây đều cảm nhận được cái không khí ngột ngạt nơi này. Đi vô công ty mà không dám ngẩng đầu nhìn ai. Mỗi lần tới chương trình tin tức thì thôi chịu khó lặng lẽ mà” cúi đầu ra đi”. Vì sao? Là vì nhờ người Việt mà giờ đây đất nước Việt Nam nhỏ bé, lạc hậu lại đã quá nỗi tiếng trên đất nước mặt trời mọc văn mình này.


Ở VN mọi người luôn tung hô con người Việt Nam thân thiện, hiền lành hiếu khách và học thức thông minh ,vui vẻ, còn đất nước Việt Nam rất rất xinh đẹp. Thật sự cái nhận xét nay không biết từ đâu mà có? tôi cũng không biết nữa. Phía nhận xét và phía được nhận xét theo tôi chắc là đều không hiểu tiếng Việt, chắc là vậy lên họ không đọc và viết được chữ” NHỤC”.


Riêng tôi dù ở đâu tôi cũng không bao giờ giám nói người VN có đức tính tốt như vậy, tóm lại tôi chưa bao giờ khem người VN như những nhận xét rối trá này. Vì những đức tính tốt đẹp đó không có ở người Việt ngày nay. Thân thiện ở chỗ nào khi vừa xuống sân bay đã bị hải quan vác gương mặt nghiêm nghị giả tạo, đòi hối lộ, hiền hoà gì đâu khi lên taxi là bị vẽ đường để thêm tiền, và hiếu khách đến đến đâu khi đến các khu vui chơi là bị lôi kéo mua hàng bị gòm ngó giật đồ, còn thông mình hiếu học gì đâu mà toàn bằng giả còn bằng cấp thật thì chỉ là giấy lộn bởi vì có học được thực tế gì đâu.


Thế này nhé tôi mới đi Myanmar tìm hiểu thực tế về đúc rút lại tôi thấy, hiện nay Myanmar là một đất nước nghèo. Nhưng vào thành phố Yangon không có xe máy đi, đường phố rất sạch đẹp và đặc biệt không có quán cóc dọc đường, không có nhà hàng quán bia rượu dễ kiếm như Việt Nam. Quên chiếc Iphone6 trên taxi sau 30p người lái taxi tìm đến nơi trả tận tay và còn dặn dò lần sau có quên đồ thì cứ đến chỗ xuống đợi họ nếu không được thì ra hỏi đồn cảnh sát gần nhất. Còn cảnh giao thông thì gần như là một người chỉ đường ý, ra hỏi giá đi taxi từ đấy đến sân bay bao nhiêu, họ bảo đứng vào trong đợi họ và họ ra gọi taxi và làm giá tốt nhất xong họ mời mình ra lên taxi họ còn vẫn tay by by ôi đơn giản thế thôi nhưng tôi thấy ở họ rất thân thiện và văn minh…






Đó là những gì mà người bạn của tôi trải qua trong một ngày khi đến Việt Nam. Nếu bạn là tôi thì các bạn ăn nói với người này như thế nào? Mỗi lần bị phê phán các bạn rất giỏi cãi. Câu thần chú cứu rỗi các bạn là “đừng quơ đũa cả nắm như vậy, có người này người khác mà”. Tuy biết là ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu,nhung các bạn chỉ cho tôi thấy cái tốt đi? Tốt ở đâu, ở chỗ nào? Tôi khuyên các bạn nên nhìn nhận sự thật một cách khách quan phấn đấu học tập và sửa chữa chứ đừng ngụy biện nữa. Ở trong nước thì còn đóng cửa bảo nhau được. Còn đằng này đi nước ngoài mà còn xấu xa như vậy thì đó là quốc nhục rồi, không còn là chuyện của cá nhân nữa.


Tôi sống và làm việc nhiều năm ở đây nên tôi hiểu rõ văn hoá và tính cách của họ. Trộm cắp là một trong những tội mà người Nhật ghét nhất chỉ sau tội quấy rối phụ nữ. Người Nhật rất thân thiện, hiếu khách và lịch sự. Vì vậy những ai đến với nước Nhật đều được họ chào đón, tiếp đãi rất nồng nhiệt. Nhưng không có nghĩa là họ thích các bạn. Các bạn đừng bao giờ ngộ nhận như vậy.


Người Nhật Bản có tính dân tộc rất cao. Cả Châu Á này họ chẳng suy nghĩ nhiều về nước nào, ý là “họ chẳng coi bất kỳ 1 nước nào thuộc châu á ra gì đâu”, và họ không thích người Châu Á cho lắm. Việt Nam thì càng tệ hơn nữa, chắc chắn là trên 70% người Nhật không biết gì về Việt Nam. (Điều này tôi xin cam đoan những ai đã từng sống ở Nhật trên 3 năm sẽ hiểu). Thế tại sao tôi đề cập vấn đề này? Vì tôi muốn nhắc nhở người Việt Nam ở Nhật nên biết vị trí của mình trong mắt người Nhật là rất nhỏ nhoi, lao động muốn kiếm tiền, du học sinh muốn học tập, kỹ sư-nhân viên muốn làm việc thi nên nghĩ tới người Việt Nam và đất nước Việt Nam để biết vị trí của mình ở đâu và biết mình là ai, như vẫn trong công việc theo tôi nghĩ mình sẽ ra những quyết định đúng đắn hơn. Biết mình là ai để đỡ mắc mộng mị luôn luôn suy nghĩ mình là người VN rất thông minh, tinh ranh, được nhiều dân tộc khác kính trọng và nể phục…


Còn thực tế ở Việt Nam thì sao, người Việt mình thực ra coi người Nhật như thánh sống, học hỏi nước họ, con người họ, thích hàng Nhật, thích người Nhật thậm chí thích cả tính cách người Nhật….đem nước Nhật như là mô hình kiểu mẫu để phấn đấu vươn lên. Nhưng chẳng bao giờ các bạn được như họ đâu. Đừng nói là 40-50 năm cho dù là một thế kỷ đi chăng nữa cũng vậy thôi. Tại sao ư? Vì người việt không có ý chí phấn đấu, không biết nhìn nhận thực tế, và cuối cùng là không được dậy, không được học cách phấn đấu và khắc phục hậu quả. Chỉ được dậy ca ngợi tổi quốc và người khác thôi. Thích được ca tụng, thích được khen ngợi, thích được lên mây…


Kết lại dưới con mắt người Nhật thì người Việt Nam không hiểu biết nhiều, không hiền hòa, hay cục cằn, không chịu học hỏi, hay làm việc linh tinh và dưới con mắt của các chủ người Nhật thì người Việt Nam chúng ta làm việc thực tế không hiệu quả cho lắm.


(VietFact)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét