Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Khaisilk: quản lý thị trường Hà Nội bao che, giấu tội cho cả ta lẫn địch?


VNTB- Khaisilk: quản lý thị trường Hà Nội bao che, giấu tội cho cả ta lẫn địch?
Reply
Khaisilk, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội, Mẫn Nhi, news, opposite, VNTB
1.11.17

Mẫn Nhi (VNTB) Do vậy, khi làm rõ trách nhiệm của Khaisilk thì cũng cần phải làm rõ trách nhiệm quản lý thị trường và địa bàn của Chi cục QLTT ở hai đầu đất nước, đặc biệt là tại Hà Nội – nơi có “báo cáo ngược đời” vừa qua.



Quản lý thị trường Hà Nội nói nhân viên Khaisilk thay hàng Trung Quốc. Ảnh: TTO


Lực lượng quản lý lật ngược vấn đề


Theo báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội về kết quả kiểm tra cửa hàng Khaisilk tại 113 Hàng Gai (Hoàn Kiếm), chủ hộ kinh doanh cho biết, do sơ xuất trong quản lý và trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20-10, nhân viên đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường và cắt bỏ nhãn gốc “Made in China” sau đó khâu nhãn “Made in Vietnam” để bán cho khách hàng.


Dù mới chỉ là “báo cáo”, nhưng thông tin này tiếp tục gây bão dư luận. Bởi trước đó, ông Khaisilk đã thừa nhận thực hiện hành vi gian dối trong suốt 30 năm.


Với thông tin lần này, toàn bộ hành vi lỗi của ông chủ Khaisilk đã được đẩy cho nhân viên.


Vấn đề là nhân viên họ đổi mác thì có lợi gì? Khi mà giá trị bán ra – thu vào hoàn toàn chui vào túi Khaisilk; và liệu có nhân viên nào tự truyền tai nhau bí kíp tháo mác chỉ để đáp ứng nhu cầu khách hàng mà không có sự “bật đèn xanh” từ quản lý.


Theo một nguồn tin lan truyền, thì Khaisilk đã chi ra hàng tỷ đồng để trao cho ai dám nhận lỗi tráo mác và tráo hàng nhằm cứu vớt lại thương hiệu và nhằm tránh các vụ truy tố về sau.


Thậm chí, một độc giả tên Lubu phản hồi trong bài viết về Khaisilk đã tinh ý nhận ra con số 60 chiếc và tổng giá của nó là 36 triệu đồng.


Theo bạn này: Vì sao có 1 con số rất cụ thể 60 cái x 664.000 > 36 triệu , nhưng nhỏ hơn 40 triệu trong 1 thời gian rất ngắn. Xin thưa đó là thủ thuật lách luật để tránh truy tố hình sự


Nếu như chuyện này đúng sự thực, thì đây sẽ là chiêu giải quyết khủng hoảng truyền thông mà Khaisilk tung ra nhằm dập tắt dư luận, thậm chí là chuyển hướng dư luận theo hướng: Khaisilk cũng là một nạn nhân.



Chủ tịch Tập đoàn Khai Silk đã từng lên tiếng thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, với tỷ lệ hàng Trung Quốc/hàng Việt Nam là 50/50

Điều này cho thấy tính bất nhất trong phát ngôn của ông Khaisilk và bà chủ cửa hàng 113 Hàng Gai (do bà Nguyễn Thị Thu Nga làm chủ). Do đó, việc cơ quan điều tra làm rõ mối quan hệ giữa hai người này là điều cần thiết để đi tới một quyết định minh bạch hơn, đúng người – đúng tội hơn.


Ít nhất, ông Khaisilk từng khẳng định với tờ Forbes từ năm 2013 rằng, ông là “người khai sinh ra phố tơ lụa ở Hàng Gai”.


Mẹ Rùa – một thành viên của diễn đàn webtretho cho hay: phần lớn khăn lụa, khăn len ở Hàng Gai, kể cả cà vạt đều là hàng Quảng Châu cắt mác.


Theo người này, Việt Nam không sản xuất được khăn lụa in mà chỉ có thể làm được ba loại khăn là: khăn choàng 2 mặt Taffeta, khăn lụa da do làng Vạn Phúc dệt; và khăn lụa 2 da dệt hoa văn. Tất cả được đánh giá là “đều trông thô sơ”


Tận cùng dối trá dù chỉ là báo cáo?


Lực lượng Quản lý thị trường là một trong những lực lượng vô dụng nhất trong hệ thống hành chính nhà nước, bởi đây là lực lượng quan lieu trong kiểm soát các sản phẩm thị trường và thường để lọt rất nhiều vụ lớn, dẫn đến nạn hàng nhái – hàng kém chất lượng, thậm chí gây nguy hại cho cộng đồng (nếu như là hàng thực phẩm độc hại) tràn ngập thị trường Việt.


Do đó, việc cửa hàng của Khaisilk tồn tại 30 năm, và bán hàng nhái mà lực lượng này không phát hiện ra cũng là điều dễ hiểu.


Niềm tin của người dân xuống mức thấp nhất, đến mức bản thân “báo cáo” của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội về số lượng khăn, giá trị khăn và nguyên nhân khăn bị thay mác cũng đều được hiểu ngược lại.


Non yếu về nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức là điều được đặt ra đối với lực lượng này. Và ở một góc độ nào đó, thì bản thân lực lượng này đã tiếp tay – giúp sức cho nạn hàng giả, hàng nhái tồn tại, phát triển tại Việt Nam. Thúc đẩy đạo đức doanh nghiệp đi xuống và làm bần cùng hóa những doanh nghiệp làm ăn chân chính khác.


Ở một góc nhìn khác về lực lượng này, người tiêu dùng đang liên kết giữa sự thừa nhận 50% hàng Trung Quốc của đại diện tập đoàn Khaisilk với khả năng của lực lượng quản lý thị trường. Đó là, nếu Khaisilk nhập hàng Trung Quốc về thì liệu quản lý thị trường có biết không? Nếu biết thì tại sao không lên tiếng về chiêu trò PR “made in Vietnam” của Khaisilk? Còn nếu không biết thì trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, vai trò của lực lượng quản lý thị trường (Hà Nội, TP. HCM,..) đến đâu?


Riêng với cán bộ thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đã từng được độc giả trang tin Giáo dục cho lên báo khi camera ghi nhận: hai cán bộ mặc sắc phục quản lý thị trường vào cửa hàng uống nước, không có hành động kiểm tra hàng hóa, sau đó cầm phong bì ra về.



Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội từng có nhiều tỳ vết liên quan đến "nhận phong bì"

Chưa dừng tại đó, cũng năm 2016, báo chí phản ánh về việc siêu thị Hàn Quốc (K-maker) bán hàng gian lận về nguồn gốc xuất sứ khi siêu thị này cam kết bán lẻ sản phẩm 100% là Hàn Quốc, nhưng ngoài dán mác Hàn, trong ruột lại là Trung Quốc. Và ngay sau khi vụ việc được đưa lên báo, thì cơ quan này đã “đóng cửa” khi báo chí đòi hỏi phải cung cấp thêm thông tin.


Liên hệ với những “vết nhúng chàm” trước đó, có thể thấy sự vụ Khaisilk cũng mang tính chất tương tự.


Do vậy, khi làm rõ trách nhiệm của Khaisilk thì cũng cần phải làm rõ trách nhiệm quản lý thị trường và địa bàn của Chi cục QLTT ở hai đầu đất nước, đặc biệt là tại Hà Nội – nơi có “báo cáo ngược đời” vừa qua.


Nếu sự vụ này không được Bộ Công thương và cơ quan điều tra làm rõ, làm mạnh, thì vô hình chung đẩy xã hội này đi đến tận cùng sự dối trá, và thực sự để lọt người, lọt tội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét