VNTB- Thấy gì khi Việt Nam yếm thế trước vụ Campuchia ‘đẩy đuổi’ người gốc Việt?
Reply
news, opposite, Thấy gì khi Việt Nam yếm thế trước vụ Campuchia ‘đẩy đuổi’ người gốc Việt?, Thiền Lâm, VNTB
11.10.17
Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today News – Thủ tướng Hunsen của Campuchia dường như đã nắm thóp được Hà Nội từ sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” dẫn đến khủng hoảng Đức – Việt.
Chỉ hơn hai tháng sau khi khủng hoảng Đức – Việt bùng nổ, Bộ Nội vụ Campuchia bất ngờ tung ra động thái xúc tiến kế hoạch thu hồi giấy tờ tùy thân, mà thực chất là thu hồi quyền công dân, của gần 70.000 người, đa phần là gốc Việt, đang sinh sống tại Campuchia.
Hẳn có một mối dây liên hệ nào đó giữa thái độ cứng rắn của người Đức với động thái căng thẳng đột ngột của Bộ Nội vụ Campuchia. Vào đầu tháng 8/2017, Bộ Ngoại giao Đức đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ Việt Nam về vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, cùng lúc thẳng tay trục xuất một tùy viên ngoại giao kiêm cán bộ tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Đến cuối tháng 9/2017, phía Đức lại trục xuất tiếp nhân viên thứ hai của Việt Nam. Trong cả hai lần bị trục xuất ấy, Bộ Ngoại giao và một “bộ” lớn hơn hẳn là Bộ Chính trị Việt Nam đã hầu như không có phản ứng gì đáng kể, càng không thấy bất kỳ một động tác trục xuất trả đũa của Việt Nam đối với nhân viên ngoại giao của Đức tại Hà Nội.
Ngay trước mắt, bảy chục ngàn người Việt sinh sống ở Campuchia cũng rất có thể bị chính phủ nước này tước quyền công dân và đẩy đuổi về Việt Nam. Mặt khác, tương lai có đẩy đuổi hay không cũng có thể được phía Campuchia biến thành một điều kiện tiên quyết để thương lượng với giới chóp bu Việt Nam về nhiều vấn đề trong quan hệ đã không còn cơm lành canh ngọt giữa hai nước như biên giới, bố phòng quân sự, thương mại và đầu tư, quan điểm ứng xử với Mỹ và với Trung Quốc…
Vậy Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng ra sao trước vụ Campuchia “đẩy đuổi’ người gốc Việt?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chỉ “Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt, như nêu tại Tuyên bố chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, phù hợp với luật pháp Campuchia và luật pháp quốc tế”, và “Chúng tôi mong rằng trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý, người dân được duy trì cuộc sống ổn định, tiếp tục góp sức vào đời sống kinh tế xã hội Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước”.
Lối phát ngôn và nội dung phát ngôn trên là hầu như không khác với cách mà cũng người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã thể hiện vào đầu tháng 8/2017 trước vụ khủng hoảng Đức – Việt. Từ một phát ngôn không dám “nhận lỗi” trước người Đức, sau đó là một phát ngôn cực kỳ vô trách nhiệm trước vận nạn của người dân gốc Việt ở Campuchia.
Thực tế đã rõ, kể từ thời điểm năm 1979 khi quân đội Việt Nam “tiếp quản” Campuchia từ Khơmer Đỏ và thay thế chế độ diệt chủng này bằng chế độ của Thủ tướng Hunsen, chưa bao giờ Hunsen lại xa rời tầm tay của Bộ Chính trị Hà Nội như lúc này.
Điều trớ trêu là chỉ cách đây hơn hai tháng, vào tháng Bảy năm 2017 – cùng thời gian bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt, Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng đã “xuất tướng” sang Campuchia khiến nhiều dư luận cho rằng Việt Nam muốn “ve vãn” quốc gia sát biên giới Tây Nam nhằm thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc.
Chỉ hơn hai tháng sau cuộc gặp “thắm tình hữu nghị” giữ Nguyễn Phú Trọng và Hunsen tại Phnompenh, “hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị” đón tiếp ông Trọng đã biến thành một màn “đẩy đuổi” bảy chục ngàn người Việt.
Ảnh: VOV
Không biết lấy tiền từ đâu và theo cơ chế nào, nhưng trong cuộc gặp kéo dài 90 phút với Hunsen vào tháng 7/2017, Nguyễn Phú Trọng đã tặng 25 triệu đôla Mỹ viện trợ để xây dựng tòa văn phòng Tổng Thư ký Quốc hội Campuchia. Báo đảng Việt Nam cũng khoa trương không kém: “hai bên đã ký một số văn kiện quan trọng, như tuyên bố chung về tăng cường hợp tác và hữu nghị, một hiệp định khung về kết nối kinh tế, một nghị định thư về hoạt động cứu hộ thiên tai dọc theo biên giới, biên bản ghi nhớ về việc phát triển nhà máy thủy điện và về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông”.
Truyền thông Việt Nam còn miêu tả chuyến thăm Campuchia của ông Trọng là “một dấu mốc lịch sử đặc biệt quan trọng trong quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia”.
Thông tấn xã Việt Nam mô tả cảnh người dân Campuchia tưng bừng đón tiếp người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam: “Dọc hai bên đường từ sân bay quốc tế Pochentong về Hoàng cung, hàng nghìn người dân và thanh thiếu niên Campuchia cầm cờ, hoa, vẫy chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… Từng đàn chim bồ câu bay lượn trên bầu trời, trước cửa Hoàng cung – hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị”…
Hunsen hẳn biết cái thế yếu ớt của giới chóp bu Việt Nam. Hơn hai tháng sau chuyến đi Campuchia của Nguyễn Phú Trọng, “hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị” đón tiếp ông Trọng đã biến thành một màn “đẩy đuổi” bảy chục ngàn người Việt.
Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính trị của ông sẽ xử thế ra sao trong cơn bẽ mặt chưa phải tận cùng ấy?
Vietnam – Cali Today News – Thủ tướng Hunsen của Campuchia dường như đã nắm thóp được Hà Nội từ sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” dẫn đến khủng hoảng Đức – Việt.
Chỉ hơn hai tháng sau khi khủng hoảng Đức – Việt bùng nổ, Bộ Nội vụ Campuchia bất ngờ tung ra động thái xúc tiến kế hoạch thu hồi giấy tờ tùy thân, mà thực chất là thu hồi quyền công dân, của gần 70.000 người, đa phần là gốc Việt, đang sinh sống tại Campuchia.
Hẳn có một mối dây liên hệ nào đó giữa thái độ cứng rắn của người Đức với động thái căng thẳng đột ngột của Bộ Nội vụ Campuchia. Vào đầu tháng 8/2017, Bộ Ngoại giao Đức đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ Việt Nam về vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, cùng lúc thẳng tay trục xuất một tùy viên ngoại giao kiêm cán bộ tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Đến cuối tháng 9/2017, phía Đức lại trục xuất tiếp nhân viên thứ hai của Việt Nam. Trong cả hai lần bị trục xuất ấy, Bộ Ngoại giao và một “bộ” lớn hơn hẳn là Bộ Chính trị Việt Nam đã hầu như không có phản ứng gì đáng kể, càng không thấy bất kỳ một động tác trục xuất trả đũa của Việt Nam đối với nhân viên ngoại giao của Đức tại Hà Nội.
Ngay trước mắt, bảy chục ngàn người Việt sinh sống ở Campuchia cũng rất có thể bị chính phủ nước này tước quyền công dân và đẩy đuổi về Việt Nam. Mặt khác, tương lai có đẩy đuổi hay không cũng có thể được phía Campuchia biến thành một điều kiện tiên quyết để thương lượng với giới chóp bu Việt Nam về nhiều vấn đề trong quan hệ đã không còn cơm lành canh ngọt giữa hai nước như biên giới, bố phòng quân sự, thương mại và đầu tư, quan điểm ứng xử với Mỹ và với Trung Quốc…
Vậy Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng ra sao trước vụ Campuchia “đẩy đuổi’ người gốc Việt?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chỉ “Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt, như nêu tại Tuyên bố chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, phù hợp với luật pháp Campuchia và luật pháp quốc tế”, và “Chúng tôi mong rằng trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý, người dân được duy trì cuộc sống ổn định, tiếp tục góp sức vào đời sống kinh tế xã hội Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước”.
Lối phát ngôn và nội dung phát ngôn trên là hầu như không khác với cách mà cũng người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã thể hiện vào đầu tháng 8/2017 trước vụ khủng hoảng Đức – Việt. Từ một phát ngôn không dám “nhận lỗi” trước người Đức, sau đó là một phát ngôn cực kỳ vô trách nhiệm trước vận nạn của người dân gốc Việt ở Campuchia.
Thực tế đã rõ, kể từ thời điểm năm 1979 khi quân đội Việt Nam “tiếp quản” Campuchia từ Khơmer Đỏ và thay thế chế độ diệt chủng này bằng chế độ của Thủ tướng Hunsen, chưa bao giờ Hunsen lại xa rời tầm tay của Bộ Chính trị Hà Nội như lúc này.
Điều trớ trêu là chỉ cách đây hơn hai tháng, vào tháng Bảy năm 2017 – cùng thời gian bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt, Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng đã “xuất tướng” sang Campuchia khiến nhiều dư luận cho rằng Việt Nam muốn “ve vãn” quốc gia sát biên giới Tây Nam nhằm thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc.
Chỉ hơn hai tháng sau cuộc gặp “thắm tình hữu nghị” giữ Nguyễn Phú Trọng và Hunsen tại Phnompenh, “hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị” đón tiếp ông Trọng đã biến thành một màn “đẩy đuổi” bảy chục ngàn người Việt.
Ảnh: VOV
Không biết lấy tiền từ đâu và theo cơ chế nào, nhưng trong cuộc gặp kéo dài 90 phút với Hunsen vào tháng 7/2017, Nguyễn Phú Trọng đã tặng 25 triệu đôla Mỹ viện trợ để xây dựng tòa văn phòng Tổng Thư ký Quốc hội Campuchia. Báo đảng Việt Nam cũng khoa trương không kém: “hai bên đã ký một số văn kiện quan trọng, như tuyên bố chung về tăng cường hợp tác và hữu nghị, một hiệp định khung về kết nối kinh tế, một nghị định thư về hoạt động cứu hộ thiên tai dọc theo biên giới, biên bản ghi nhớ về việc phát triển nhà máy thủy điện và về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông”.
Truyền thông Việt Nam còn miêu tả chuyến thăm Campuchia của ông Trọng là “một dấu mốc lịch sử đặc biệt quan trọng trong quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia”.
Thông tấn xã Việt Nam mô tả cảnh người dân Campuchia tưng bừng đón tiếp người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam: “Dọc hai bên đường từ sân bay quốc tế Pochentong về Hoàng cung, hàng nghìn người dân và thanh thiếu niên Campuchia cầm cờ, hoa, vẫy chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… Từng đàn chim bồ câu bay lượn trên bầu trời, trước cửa Hoàng cung – hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị”…
Hunsen hẳn biết cái thế yếu ớt của giới chóp bu Việt Nam. Hơn hai tháng sau chuyến đi Campuchia của Nguyễn Phú Trọng, “hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị” đón tiếp ông Trọng đã biến thành một màn “đẩy đuổi” bảy chục ngàn người Việt.
Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính trị của ông sẽ xử thế ra sao trong cơn bẽ mặt chưa phải tận cùng ấy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét