Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Nhân vụ Châu Thị Thu Nga: nói về lỗ hổng nguyên tắc trong Luật bầu cử ĐBQH & ĐB HĐND


VNTB - Nhân vụ Châu Thị Thu Nga: nói về lỗ hổng nguyên tắc trong Luật bầu cử ĐBQH & ĐB HĐND
Reply
Anh Văn, Châu Thị Thu Nga, chạy chức danh, ĐBQH, news, opposite, VNTB
7.10.17

Anh Văn (VNTB) Bà (bị can) Châu Thị Thu Nga (nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, bị bãi miễn) bỏ 1,5 triệu USD để lo "chạy" được ứng cử đại biểu Quốc hội.



Bà Châu Thị Thu Nga phát biểu trong một phiên họp tại Quốc hội

Việc phát lộ “chạy ĐBQH” cho thấy tính chặt chẽ của bầu cử ĐBQH và HĐND các tại Việt Nam có vấn đề. Hay nói đúng hơn, các quy định chung của Luật bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND bị vượt mặt.


Bằng cách này hay cách khác, nguyên tắc số 1 về bầu cử theo phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trở nên vô hiệu trước sức mạnh của đồng tiền.


Nếu bà Châu Thị Thu Nga khai ra, có thể những người liên đới thuộc UB bầu cử từ cấp xã/ phường thị trấn lên đến UB Bầu cử TP. Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm. Chưa kể trách nhiệm trực tiếp nhất của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam trong tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH và ĐB HĐND.


Sự kiện Châu Thị Thu Nga cũng cho thấy rằng, tính dân chủ và quyền bầu cử của nhân dân bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Các nguyên tắc trong bầu cử mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam cho rằng, nhằm tạo ra sự bình đẳng và minh bạch lại là yếu tố khiến “bầu ĐBQH” trở thành một cuộc mua bán chức vụ thực sự. Và cho thấy, bầu cử Việt Nam chỉ mang tính hình thức hơn là về mặt bản chất.


Thứ nhất, nguyên tắc bầu cử của Việt Nam là bầu cử trực tiếp, trong đó nếu người bỏ phiếu sẽ trực tiếp bỏ phiếu cho người đó. Nếu đúng theo nguyên tắc này, thì “trực tiếp về mặt ý chí”, tức không phụ thuộc vào hình thức thể hiện, do đó người bầu có thể thực hiện quyền bầu cử qua internet, bưu điện,… Trong thực tế, tại Việt Nam chú trọng cả hình thức lẫn ý chí, “vận động” bắt buộc người bầu phải đến tận nơi bỏ phiếu, lựa chọn đại biểu. Nếu như người bầu vì lý do không có mặt tại địa phương, thì nghiễm nhiên người thân sẽ tự chọn và tự bỏ phiếu nhằm đảm bảo tính “hình thức”. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến ý chí bầu cử của người đi bầu mất đi.


Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc các cử tri có tác động như nhau, hay ứng cử viện được bầu như nhau. Và để tính bình đẳng này triệt để, Việt Nam quy định kinh phí tổ chức bầu cử là do ngân sách nhà nước bảo đảm (Điều 6 Luật Bầu cử), tuy nhiên, chính vì “bảo đảm” này khiến cho cử tri không được tiếp xúc với ứng cử ĐBQH cho đến cái ngày được Mặt trận và chính quyền dàn xếp cho gặp. Người dân đến khi bầu cũng chỉ biết được ứng cử viên qua tờ giấy A4 với vài dòng chữ giới thiệu khô khan. Họ không biết ai là ai, và “bầu đại” khiến cho chất lượng ĐBQH bị giảm sút, tính dân chủ bị lệch lạc, và tạo điều kiện tốt cho chạy ĐBQH.


Thứ ba, nguyên tắc bầu cử kín là yếu tố nghiêm cấm vận động tranh cử, để tạo sự chính xác là lựa chọn khác quan, tuy nhiên, cùng với nguyên tắc bình đẳng, thì nguyên tắc này khiến cho người dân không biết cương lĩnh, chương trình hành động lẫn các yếu tố khác liên quan đến ứng cử viên của mình. Và làm cho chương trình chạy ĐBQH “kín đáo” hơn bao giờ hết. Chính vì thế nên với 1,5 triệu USD, bà Châu Thị Thu Nga đang dõng dạc đi vào Hội trường Quốc Hội để phát biểu và sử dụng ngón tay của mình để quyết định vấn đề trọng đại quốc gia.


Điều đó cho thấy gì? Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội hầu như bị phụ thuộc mạnh mẽ vào luật, nếu xảy ra các trường hợp chạy ĐBQH như bà Châu Thị Thu Nga, thì nó xuất phát từ chính lỗ hổng của luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (ban hành vào tháng 6/2015). Điều mà các nhà làm luật những tưởng sẽ tạo sự công bằng và khách quan thực chất là sự cào bằng và chủ quan, và chính nó khiến năng lực ĐBQH bị giấu nhẹm, trong khi tính tương tác giữa cử tri và ĐB gần như không có, dẫn đến các quyết sách liên quan đến tình hình chính trị - xã hội – kinh tế của nước nhà không đại diện được cho ý chí của người dân. Hoặc ngay như việc thông qua một dự luật cũng trở thành một vấn đề mang tính thiếu trách nhiệm ở các vị ĐBQH, mà gần đây nhất là việc Bộ luật hình sự 2015 sau khi thi hành lại phát hiện hàng loạt sai sót trong luật.


Rõ ràng, những người như bà Châu Thị Thu Nga là những người cơ hội biết dựa vào cơ chế, và luật bầu cử hiện tại để tìm kiếm lợi nhuận thông qua chiếc ghế nghị trường. Và sẽ còn nhiều những Châu Thị Thu Nga chưa được phát hiện,… trong Quốc Hội Việt Nam –cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính: Lập hiến, Lập pháp; Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét