Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017
Góp ý với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc
VNTB - Góp ý với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc
Reply
ĐBSCL, Lê Phú Khải, news, opposite, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, VNTB
3.10.17
Lê Phú Khải (VNTB) Góp ý của tôi chỉ gói gọn trong một câu phát biểu của Thủ Tướng ở Hội nghị quan trọng về Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua.
Khi nói đến khái niệm con đê thì đa số người Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến hệ thống đê điều ở Miền Bắc. Vì thế, trong cuốn sách nhan đề “Đồng bằng sông Cửu Long- 40 năm nhìn lại” ( NXB Thanh Niên-2015) tôi đã giải thích rõ ràng “Đê ở miền Bắc là để ngăn nước dâng tràn hai bên bờ sông về mùa lũ. Còn khái niệm đê bao ở Đồng bằng sông Cửu Long là để ngăn cách vùng nhiễm mặn với vùng ngọt. Đê bao lửng ở Đồng bằng Sông Cửu Long là con đê đắp tạm thời để làm lúa hè thu rồi cho nước chảy tràn đón cá, đón phù sa bón ruộng...Sau đó lại làm lúa đông xuân. Đê ngập mặn như ở vùng Sóc Trăng là để chống mặn xâm nhập đồng ruộng. Nhiều người không hiểu những khái niệm này nên hễ cứ nói đến đê ở Đồng bằng sông Cửu Long là dị ứng!!!
Ông Đỗ Mười lúc làm Tổng Bí thư, khi vô Nam kinh lý, được Thứ trưởng Bộ thủy lợi Nguyễn Giới trình bày cặn kẽ về các hệ thống đê bao, đê bao lửng, đê ngăn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông đã tỏ ra là người cầu thị về vấn đề đê điều ở Đồng bằng sông Cửu Long.” ( trang 111)
Do địa hình cực kỳ phức tạp, một thế sông, ba thế biển, kinh rạch liên thông, nên nông dân ĐBSCL đã sáng tạo ra hệ thống đê điều như thế để “chung sống với lũ” hơn 40 năm qua và tạo ra được thành quả lớn lao về lúa, thủy sản, trái cây...góp phần cho kinh tế đất nước. Không hiểu vị tham mưu ( mưu ít, tham nhiều) nào đã tham mưu để Thủ Tướng nói: “Chúng ta sẽ làm như Hà Lan, như các nước khác trên thế giới đã làm, không phải đi xây những con đê dài, đê bao này, đê bao khác...như ĐBSCL đã vấp phải!”
Nói như thế thì đã “oan” cho nông dân ĐBSCL quá! ĐBSCL đã không vấp phải một sai lầm nào tuy việc xây dựng các hệ thống đê điều nhiều dạng những năm qua. Cần phải biểu dương nó. Khí hậu đã biến đổi, phải thay đổi phương thức canh tác, đó là điều cần làm. Và, cũng cần biểu dương những gì ĐBSCL đã làm đúng trước đây. Xin mạo muội có mấy lời cùng Thủ Tướng.
Còn nói như Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: “khô là tài nguyên” thì quá ngu rồi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét