Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Dẹp ‘Ba Tây’ do kém hiệu quả và… hết tiền?


VNTB- Dẹp ‘Ba Tây’ do kém hiệu quả và… hết tiền?
Reply
Dẹp ‘Ba Tây’ do kém hiệu quả và… hết tiền?, news, opposite, Thiền Lâm, VNTB
5.10.17

Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today News – Sát thời điểm Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền diễn ra vào ngày 4/10/2017, cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu bất ngờ xuất hiện trên mặt báo nhà nước với một quyết tâm được rút tít “Đổi mới bộ máy chính trị: Không có đường lùi!”, cùng một thông tin bất ngờ: các anh ấy (ý nói Bộ Chính trị đảng) đang xem xét để thôi rồi’ khi ông Phiêu trả lời câu hỏi “Đối với mô hình đặc thù như 3 ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, quan điểm của ông ra sao?”.
Vào đúng ngày khai mạc Hội nghị trung ương 6, nhận định của ông Lê Khả Phiêu đã được nguồn tin chính thức của hội nghị này xác nhận. Theo đó, khả năng “thôi Ba Tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) là khá cao.
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ – một cơ quan bị dư luận coi là “ăn hại”.Ảnh: Đài phát thanh truyền hình Bạc Liêu
Đây là lần đầu tiên, vấn đề xem xét sự tồn tại của cácban chỉ đạo trên đã được nội bộ đảng thông tin cho báo chí. Vấn đề này lại càng đặc biệt khi đây là ba ban chỉ đạo thuộc loại nhạy cảm chính trị chứ không thuần túy là những ban chỉ đạo chuyên về các vấn đề kinh tế – xã hội.
Ban chỉ đạo Tây Bắc được thành lập vào năm 2004, theo dõi và tham mưu cho Bộ Chính trị về các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, phụ trách bởi ông Nguyễn Văn Bình – Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương.
Ban chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập vào năm 2002, theo dõi và tham mưu cho Bộ Chính trị về vùng Tây Nguyên, phụ trách bởi ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, thành lập vào năm 2004, theo dõi và tham mưu cho Bộ Chính trị về khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, phụ trách bởi Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ chính trị Vương Đình Huệ.
Như vậy, cả ba ban chỉ đạo trên đều có tầm quan trọng đặc biệt vì được phụ trách bởi các ủy viên bộ chính trị chứ không phải là ủy viên trung ương.
Mặc dù các quyết định thành lập các ban chỉ đạo trên đều có ghi rằng nhiệm vụ của các ban chỉ đạo là xác định phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhưng về thực chất, đây là những ban chỉ đạo có nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là nhiệm vụ “trấn áp phản động”.
Ba vùng đất Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam bộ lại có chung đặc điểm là có nhiều sắc tộc thiểu số, và những giáo hội tôn giáo mà nhà nước do đảng không công nhận.
Vào năm 2011, tại vùng Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc đã có một cuộc biểu tình của một số người dân tộc thiểu số Hmong có liên quan đến những tổ chức tôn giáo của họ mà Chính phủ không công nhận. Chính quyền đã huy động quân đội đến đàn áp. Nhiều người Hmong đã phải trốn chạy khỏi miền Tây Bắc sang Thái Lan tị nạn.
Tại Tây Nguyên, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã trở thành đầu mối chỉ đạo giải quyết những vấn đề chính trị, các cuộc biểu tình bạo động. Trong những năm 2001, 2004 vùng Tây Nguyên đã chứng kiến những cuộc biểu tình đòi tự trị của các sắc tộc thiểu số. Quân đội đã được điều động, và vùng Tây Nguyên bị cô lập trong vài ngày. Những sự việc này đã làm cho vài trăm người dân thiểu số bỏ chạy sang Campuchia và Thái Lan tị nạn.
Tại Tây Nam Bộ chủ yếu là vấn đề giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy không được nhà nước công nhận. Nhiều cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo đã bị chính quyền đàn áp và tống giam…
Với tầm quan trọng đặc biệt về chính trị như vậy, vì sao 3 ban chỉ đạo trên lại bị đảng “dẹp”?
Cho tới nay, nguyên do rõ nhất là cả 3 ban chỉ đạo này đều hoạt động kém hiệu quả, bị xem là “ít tác dụng” trong công tác tham mưu cho đảng, trong bối cảnh làn sóng phản kháng của các sắc tộc và tôn giáo ly khai ở ba vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ vẫn không hề suy giảm mà ngày càng gia tăng.
Nguyên do thứ hai là “để lâu sinh ra tiêu cực” – như đáng giá của một quan chức lão thành. Minh họa rõ nhất là Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã bị “trung ương đánh” trong thời gian qua với hàng loạt tiêu cực về chi xài ngân sách được cấp.
Ba ban chỉ đạo trên lại sở hữu một khối tài sản và ngân sách đáng kể, để trong khi không làm được việc thì bị dư luận trong nội bộ xem là “ban ăn hại”.
Dù có tầm quan trọng đặc biệt, nhưng việc 3 ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam bộ đang bị đảng xem xét giải thể đã cho thấy tình hình ngân sách quốc gia càng thêm cạn kiệt.
Hàng năm, chỉ riêng khối văn phòng trung ương đảng đã chi xài đến khoảng 2 ngàn tỷ đồng, chưa kể khối văn phòng đảng ủy 63 tỉnh thành.

Trong khi đó, tình hình ngân sách năm 2017 càng bi kịch: mức bội chi ngân sách có thể vọt đến 9% GDP, tức còn cao hơn mức kỷ lục 6,6% GDP vào năm 2013; còn mức hụt thu so với dự toán đầu năm có thể sụt đến 11%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét