Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

VNTB- Đức sẽ trừng phạt Việt Nam như thế nào?


VNTB- Đức sẽ trừng phạt Việt Nam như thế nào?
Reply
Đức sẽ trừng phạt Việt Nam như thế nào?, news, opposite, Thiền Lâm, VNTB
6.8.17

Thiền Lâm


(VNTB) - Ngay sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chứng tỏ bà khác hẳn với Tổng thống Obama về cách ứng xử nhân quyền với Việt Nam.



Đức đã thẳng tay trục xuất một đại diện an ninh - ông Nguyễn Đức Thoa - thuộc đại sứ quán Việt Nam tại Đức.


Vào tháng Năm năm 2017, Tổng thống Obama thăm Việt Nam và đã làm một cử chỉ chưa từng có kể từ ngay quan hệ Mỹ - Việt được bình thường hóa từ năm 1995: dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội. Đây là một lợi ích lớn cho Việt Nam và khiến chính thể quốc gia này được “nâng cao uy tín trên trường quốc tế”.


Song thay vì đáp lễ cho nước Mỹ, công an Việt Nam đã thẳng tay cấm đến 6 trong tổng số 15 khách mời của Tổng thống Obama ngay tại Hà Nội.


Obama đã im lặng sau đó, một thái độ nín tiếng đáng kinh ngạc, cho thấy vị thế yếu ớt của Mỹ không chỉ về vấn đề nhân quyền, dân chủ mà cả một số vấn đề đối ngoại khác.


Nhưng Merkel thì không. Chỉ chưa đầy một tháng sau khi tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bên lề Hội nghị G20 tại Hamburg, thủ tướng Đức đã chỉ đạo bộ ngoại giao nước này thẳng tay trục xuất một đại diện an ninh - ông Nguyễn Đức Thoa - thuộc đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Cơ sở cho quyết định chưa từng có này là Chính phủ Đức tuyên bố có đầy đủ bằng chứng về việc mật vụ Việt Nam đã tiến hành bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.


Vật chứng mới nhất của cảnh sát nắm được mà tờ Taz của Đức công bố là chiếc diện thoại di động mà Trịnh Xuân Thanh đã bỏ rơi tại hiện trường bị bắt cóc. Khỏi cần nói, ai cũng hiểu rằng có thể có vô số dữ liệu nhạy cảm trong cái điện thoại này.


Ngày 4/8/2017, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết nước này đang xem xét các biện pháp chống lại Việt Nam vì đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức.


Lên tiếng trong một cuộc họp báo theo sau buổi hội đàm với Ngoại trưởng Slovak Miroslav Lajcak ở Wolfsburg, Ngoại trưởng Đức nói: “Chúng tôi không khẩn khoản yêu cầu ông ta rời nước Đức mà đòi ông phải ra khỏi đất nước chúng tôi bởi vì chúng tôi tin chắc là ông ta có dính líu trong vụ bắt cóc.”


Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh: “Không có gì đi ngược với cách suy diễn này mà ngược lại mọi chứng cớ đều hỗ trợ cho cách suy diễn là ông ta, với sự trợ giúp của mật vụ Việt Nam và sử dụng ưu thế cư ngụ trong Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, để bắt cóc một người đã đệ đơn xin tị nạn.”


Tuy chưa biết chi tiết các biện pháp trừng phạt kế tiếp mà Đức đang xem xét là gì, nhưng công luận có thể hình dung những hậu quả khá tệ hại có thể xảy đến với Việt Nam trong thời gian tới.


Khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt đang diễn tiến nhanh đến không ngờ. Chỉ hai ngày sau ra bản tuyên bố phản đối Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Đại sứ quán Đức ở Hà Nội đã đóng cửa bộ phận lãnh sự và phòng pháp lý. Điều đó có nghĩa là hàng loạt quan chức, doanh nhân và người dân Việt Nam đang và sẽ không thể tùy nghi xin visa vào nước Đức thoải mái như trước đây.


Cần nhắc lại, phía Đức đã kết thúc bản tuyên bố phản đối Việt Nam bằng “Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển”.


Có thể hình dung biện pháp trừng phạt kế tiếp sẽ là kinh tế.


Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU. Đức cũng là quốc gia nhập khẩu 1/5 các sản phẩm của Việt Nam xuất qua châu Âu. Giá trị thương mại song phương Đức - Việt Nam lên đến 9 tỷ đô la, giúp cho số xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU lên tới 25 tỷ USD, hoàn toàn trái ngược với số nhập siêu - cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch - của Việt Nam từ “bạn vàng” Bắc Kinh gấp đôi như thế - hơn 50 tỷ USD mỗi năm.


Nếu Đức “đóng cửa” mậu dịch, hoặc hạn chế mậu dịch song phương với Việt Nam bằng một số hình thức nào đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, càng làm khốn đốn thêm tình trạng nhập siêu quá lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua.



Còn những hậu quả khó lường trong tương lai hẳn không ngoài tình trạng viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, đầu tư nước ngoài của châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch châu Âu - khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về “nhà nước bắt cóc”, sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét