VNTB- Trần Đại Quang tái hiện và những dấu hỏi còn đọng lại
0 Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017
Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today news – Một ngày sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến đi thăm hai quốc gia Indonesia và Myanmar mà được giới đối ngoại Việt Nam tung hô “rất thành công”, ông Trần Đại Quang đột ngột tái hiện với vai trò chủ tịch nước trong buổi tiếp đại sứ Cu Ba vào sáng ngày 28/8/2017.
Nếu khi trước ông Phùng Quang Thanh chẳng thốt nổi một lời khi tái xuất, thì nay ông Trần Đại Quang thậm chí còn tiếp khách quốc tế với nụ cười thật trẻ trung, khác hẳn với vẻ đăm chiêu thường trực trước đây trên khuôn mặt của ông. Cứ như thể ông Quang được “cải lão hoàn đồng” sau khi khỏi bệnh.
Blogger Huy Đức – người mà vào ngày 10/8/2017 đã đưa tin “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017”, chỉ rõ nơi chữa bệnh là Nhật và “nhân danh nhân dân” muốn ông Quang “bàn giao quyền lực” cho người khác, sau khi Trần Đại Quang tái hiện đã chỉ bình luận vỏn vẹn một câu “SAU 1 THÁNG 3 NGÀY, NGƯỜI NHẬT BIẾT NHIỀU HƠN CHÚNG TA”.
Huy Đức cũng là người đầu tiên đưa tin về Trịnh Xuân Thanh “đã về” với một câu ngắn ngủn như câu trên.
Sự trùng hợp đáng ngạc nhiên là thời điểm “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017” cũng ngắn ngủn chỉ hai ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin vào ngày 23/7/2017.
Có người buột miệng “Thật chẳng hiểu thời buổi ra làm sao nữa!”.
Chỉ có điều, lần tái hiện ngày 28/8 của ông Trần Đại Quang có khí có sắc hơn nhiều so với gương mặt như được nặn bằng sáp của tướng Phùng Quang Thanh – khi ông Thanh “được cho” xuất hiện tại Bộ Quốc phòng vào tháng 7/2015 trong chương trình “Khát vọng đoàn tụ” với bản nhạc làm nền là “Ca ngợi Tổ quốc” của… Trung Hoa.
Vẫn có những nghi vấn trong dư luận và trên mạng xã hội về lần tái xuất của Trần Đại Quang. Nhưng nhìn chung, mọi chuyện có vẻ “thật” hơn vụ tướng Phùng Quang Thanh. Hơn nữa, nếu khi trước ông Thanh chẳng thốt nổi một lời khi tái xuất, thì nay ông Quang thậm chí còn tiếp khách quốc tế với nụ cười thật trẻ trung, khác hẳn với vẻ đăm chiêu thường trực trước đây trên khuôn mặt của ông.
Cứ như thể ông Quang được “cải lão hoàn đồng” sau khi khỏi bệnh.
Thôi thì cứ cho là “thật”. Song vẫn đọng lại những dấu hỏi.
Trong cả hai lần “về nước” của ông Nguyễn Bá Thanh vào cuối năm 2014 và ông Phùng Quang Thanh vào giữa năm 2015, Giáo sư Phạm Gia Khải – cố vấn chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương – đều xuất hiện với những lời trấn an dư luận khi đó đang rất hỗn độn về tình trạng sức khỏe và cả “sinh mệnh chính trị” của hai ông Thanh. Nhưng trong trường hợp ông Trần Đại Quang “đi chữa bệnh ở Nhật”, Giáo sư Phạm Gia Khải không có vai trò gì. Ngày 8/8/2017, Giáo sư Phạm Gia Khải nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã “sang Nhật điều trị bệnh”, tuy nhiên “không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo”.
Giáo sư Khải còn mô tả trường hợp ông Trần Đại Quang đi chữa bệnh tại Nhật mà không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo là điều “bất thường”.
Thậm chí ngược lại, ông còn tỏ ra bức bối: “Dân chúng rất muốn biết sức khỏe của lãnh đạo thế nào, nhưng ở Việt Nam thì có vẻ người ta không có chủ trương cho biết”.
Trong thực tế, Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Trung ương là một cơ quan đảng có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của các cán bộ cao cấp nằm trong diện quản lý của bộ Chính trị và Ban Bí thư, kịp thời điều trị. Về nguyên tắc, cán bộ cao cấp nào được đưa đi điều trị, dù ở bệnh viện tại Việt Nam hay bệnh viện ở nước ngoài, đều phải được đi kèm bởi bác sĩ của Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Trung ương.
Tuy nhiên, sự khẳng định của Giáo sư Phạm Gia Khải về “không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo (chủ tịch nước Trần Đại Quang)”, cùng lúc vai trò của ông Khải là hoàn toàn mờ nhạt khi xảy ra sự vắng bóng của ông Trần Đại Quang, đã xác nhận sự phá vỡ nguyên tắc trên, dẫn đến ít ra hai khả năng có thể xảy ra: hoặc trường hợp “đi chữa bệnh” ông Trần Đại Quang không còn được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị, mà cũng có thể hiểu là đã có một sự thay đổi đột ngột và lớn lao nào đó về vị thế chính trị của ông Quang; hoặc ông Trần Đại Quang… không bị bệnh.
Cho tới nay, vẫn chưa có bất kỳ tin tức xác nhận nào từ các cơ quan hay báo chí Nhật Bản về “Trần Đại Quang đi chữa bệnh ở Nhật”. Một bài báo trên tờ Nikkei đã cho thấy như vậy. Phải chăng hiện tượng này đang bổ khuyết cho giả thiết “Trần Đại Quang không bị bệnh”?
Nhưng nếu không bị bệnh, tại sao ông Quang “biến mất” trong một thời gian đến hơn một tháng?
Thậm chí trước ngày 28/8 là thời điểm ông Trần Đại Quang tái xuất, khi khá nhiều tờ báo chí quốc tế cũng ồn ào về hiện tượng Trần Đại Quang vắng bóng và đặt dấu hỏi nghi ngờ về vụ việc này, vẫn không có bất kỳ “cải chính” nào từ phía đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam. Cứ như thể tất cả đã quên bẵng sự tồn tại của ông Trần Đại Quang.
Vài câu hỏi khác cũng nghiêm trọng không kém: nếu thật sự bị bệnh và “không có vấn đề gì”, tại sao ông Trần Đại Quang hay gia đình ông lại không có bất kỳ phản hồi nào trước dư luận sôi trào trong nước và quốc tế về trường hợp ông? Hay ông Quang không muốn phản hồi? Hay ông Quang không thể hoặc không được phép phản hồi?
Huy Đức cũng là người đầu tiên đưa tin về Trịnh Xuân Thanh “đã về” với một câu ngắn ngủn như câu trên.
Sự trùng hợp đáng ngạc nhiên là thời điểm “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017” cũng ngắn ngủn chỉ hai ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin vào ngày 23/7/2017.
Có người buột miệng “Thật chẳng hiểu thời buổi ra làm sao nữa!”.
Chỉ có điều, lần tái hiện ngày 28/8 của ông Trần Đại Quang có khí có sắc hơn nhiều so với gương mặt như được nặn bằng sáp của tướng Phùng Quang Thanh – khi ông Thanh “được cho” xuất hiện tại Bộ Quốc phòng vào tháng 7/2015 trong chương trình “Khát vọng đoàn tụ” với bản nhạc làm nền là “Ca ngợi Tổ quốc” của… Trung Hoa.
Vẫn có những nghi vấn trong dư luận và trên mạng xã hội về lần tái xuất của Trần Đại Quang. Nhưng nhìn chung, mọi chuyện có vẻ “thật” hơn vụ tướng Phùng Quang Thanh. Hơn nữa, nếu khi trước ông Thanh chẳng thốt nổi một lời khi tái xuất, thì nay ông Quang thậm chí còn tiếp khách quốc tế với nụ cười thật trẻ trung, khác hẳn với vẻ đăm chiêu thường trực trước đây trên khuôn mặt của ông.
Cứ như thể ông Quang được “cải lão hoàn đồng” sau khi khỏi bệnh.
Thôi thì cứ cho là “thật”. Song vẫn đọng lại những dấu hỏi.
Trong cả hai lần “về nước” của ông Nguyễn Bá Thanh vào cuối năm 2014 và ông Phùng Quang Thanh vào giữa năm 2015, Giáo sư Phạm Gia Khải – cố vấn chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương – đều xuất hiện với những lời trấn an dư luận khi đó đang rất hỗn độn về tình trạng sức khỏe và cả “sinh mệnh chính trị” của hai ông Thanh. Nhưng trong trường hợp ông Trần Đại Quang “đi chữa bệnh ở Nhật”, Giáo sư Phạm Gia Khải không có vai trò gì. Ngày 8/8/2017, Giáo sư Phạm Gia Khải nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã “sang Nhật điều trị bệnh”, tuy nhiên “không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo”.
Giáo sư Khải còn mô tả trường hợp ông Trần Đại Quang đi chữa bệnh tại Nhật mà không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo là điều “bất thường”.
Thậm chí ngược lại, ông còn tỏ ra bức bối: “Dân chúng rất muốn biết sức khỏe của lãnh đạo thế nào, nhưng ở Việt Nam thì có vẻ người ta không có chủ trương cho biết”.
Trong thực tế, Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Trung ương là một cơ quan đảng có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của các cán bộ cao cấp nằm trong diện quản lý của bộ Chính trị và Ban Bí thư, kịp thời điều trị. Về nguyên tắc, cán bộ cao cấp nào được đưa đi điều trị, dù ở bệnh viện tại Việt Nam hay bệnh viện ở nước ngoài, đều phải được đi kèm bởi bác sĩ của Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Trung ương.
Tuy nhiên, sự khẳng định của Giáo sư Phạm Gia Khải về “không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo (chủ tịch nước Trần Đại Quang)”, cùng lúc vai trò của ông Khải là hoàn toàn mờ nhạt khi xảy ra sự vắng bóng của ông Trần Đại Quang, đã xác nhận sự phá vỡ nguyên tắc trên, dẫn đến ít ra hai khả năng có thể xảy ra: hoặc trường hợp “đi chữa bệnh” ông Trần Đại Quang không còn được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị, mà cũng có thể hiểu là đã có một sự thay đổi đột ngột và lớn lao nào đó về vị thế chính trị của ông Quang; hoặc ông Trần Đại Quang… không bị bệnh.
Cho tới nay, vẫn chưa có bất kỳ tin tức xác nhận nào từ các cơ quan hay báo chí Nhật Bản về “Trần Đại Quang đi chữa bệnh ở Nhật”. Một bài báo trên tờ Nikkei đã cho thấy như vậy. Phải chăng hiện tượng này đang bổ khuyết cho giả thiết “Trần Đại Quang không bị bệnh”?
Nhưng nếu không bị bệnh, tại sao ông Quang “biến mất” trong một thời gian đến hơn một tháng?
Thậm chí trước ngày 28/8 là thời điểm ông Trần Đại Quang tái xuất, khi khá nhiều tờ báo chí quốc tế cũng ồn ào về hiện tượng Trần Đại Quang vắng bóng và đặt dấu hỏi nghi ngờ về vụ việc này, vẫn không có bất kỳ “cải chính” nào từ phía đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam. Cứ như thể tất cả đã quên bẵng sự tồn tại của ông Trần Đại Quang.
Vài câu hỏi khác cũng nghiêm trọng không kém: nếu thật sự bị bệnh và “không có vấn đề gì”, tại sao ông Trần Đại Quang hay gia đình ông lại không có bất kỳ phản hồi nào trước dư luận sôi trào trong nước và quốc tế về trường hợp ông? Hay ông Quang không muốn phản hồi? Hay ông Quang không thể hoặc không được phép phản hồi?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét