Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Bầu Kiên “quậy” hay câu chuyện thượng tôn pháp luật?


VNTB - Bầu Kiên “quậy” hay câu chuyện thượng tôn pháp luật?

0 Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Anh Văn (VNTB) Người dân rùng mình trước lời của ông Lê Đông Phong lúc đó, một lãnh đạo với tư duy như vậy hỏi tại sao Việt Nam không lắm dân oan, tù oan, và chết oan? Điều này cho thấy, yếu tố luật pháp bị chà đạp và thậm chí là vứt bỏ nhằm đẩy nhanh các yếu tố phá án-phi nhân quyền của mình.



Một pano tuyên truyền pháp luật



Trong một chia sẻ với báo chí gần đây về Bầu Kiên, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Bằng -Tổng cục trưởng Tổng cục VIII nhận xét: “Ông ấy có nhiều trò quái đản, nắm được luật và có nhiều bài, cứ có sơ hở là đòi kiện nên cán bộ luôn phải đề phòng.”


Đối với Bộ Công an mà nói, từ lâu đã là Bộ Vi hiến, lý do vì Bộ này ban hành nhiều văn bản luật trái với Hiến pháp và pháp luật Nhà nước, từ việc CSGT được quyền trưng dụng phương tiện (xâm hại quyền sở hữu tài sản của công dân theo Điều 169 Bộ luật Dân sự và Điều 21 về quyền riêng tư) đến Cấm người dân bí mật ghi âm ghi hình, hay câu chuyện ban hành quy định mỗi người chỉ được quyền sở hữu một xe máy (vi phạm Điều 58 Hiến pháp).


Từng có một thời điểm hệ thống công an được coi là Vua bởi quyền sinh-sát nằm trong tay họ, và biểu hiện lớn nhất là sự nhập nhằng giữa giấy mời và giấy triệu tập hay câu chuyện CSGT bắt người mà không cần chứng minh vi phạm. Nhưng khi internet xuất hiện, mạng xã hội được sử dụng nhiều thì tính phổ biến pháp luật ngày càng rộng, điều này khiến tình trạng người hiểu luật và nắm luật tăng lên dẫn đến những phản ứng xã hội đối với lực lượng công an làm trái luật.


Câu chuyện bầu Kiên nhắc lại Mẹ Nấm bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, và một yếu tố có phần chủ đạo là việc bà thu thập thông tin và viết báo cáo về 31 trường hợp người dân chết sau khi làm việc với công an.


Quyền lực được nảy sinh khiến hệ thống hành pháp đặt pháp luật qua một bên, chính yếu tố này đã khiến cho lực lượng công an liên tiếp sử dụng bức cung, nhục hình trong quá trình làm việc với nghi phạm, dẫn đến những cái chết đau lòng trong đồn. Mới đây nhất, anh Trần Anh Doanh (xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã phải điều trị tại bệnh viện sau khi bước ra khỏi cổng Công an thị xã Sơn Tây vì bị đánh đập, dí điện và tưới nước nhằm bức cung.


Hiện trạng vô pháp trong hệ thống pháp luật cũng khiến cho hệ thống lãnh đạo phía công an nhiều lần lên tiếng phản bác vấn đề về quyền im lặng lẫn sử dụng camera trong phòng thẩm vấn. Một sinh động nhất là vào năm 2015, ông Trung tướng Lê Đông Phong, nay là Giám đốc Công an TPHCM, cho rằng “lời khai vẫn là một chứng cứ, quy định bị can, bị cáo không khai (được quyền im lặng) là máy móc, bắt chước nước ngoài”.


Người dân rùng mình trước lời của ông Lê Đông Phong lúc đó, một lãnh đạo với tư duy như vậy hỏi tại sao Việt Nam không lắm dân oan, tù oan, và chết oan? Điều này cho thấy, yếu tố luật pháp bị chà đạp và thậm chí là vứt bỏ nhằm đẩy nhanh các yếu tố phá án-phi nhân quyền của mình.


Không chỉ có công an, mà ngay trong Viện Kiểm soát (cơ quan thuộc nhánh tư pháp, và thực hiện chức năng công tố) cũng thể hiện một thái độ vô pháp trong vụ xử kiện Trương Hồ Phương Nga bằng câu hỏi về lý do im lặng của “người mẫu” này (bị cáo Nga lại giữ im lặng tại tòa, có phải bị cáo không hợp tác không?). Kết quả, cô “người mẫu” đã tát một phát vào sự vô pháp bằng quan điểm: Im lặng không có nghĩa đồng ý, im lặng chỉ là im lặng


Chính thói quen lạm pháp này đã khiến xã hội Việt Nam trở thành một xã hội mà công cụ của pháp luật lại trở thành một yếu tố để tạo ra sự ảo tưởng về mặt quyền lực, và thiết lập ở xã hội một cái gọi là xã hội công an trị.


Nhà báo Đoan Trang đã khái quát nó bằng một luận điểm: Xã hội công an trị là xã hội mà trong đó công an đánh người, công an bắt người, công an điều tra, công an giám định, công an lên báo định hướng dư luận, công an chỉ đạo báo chí. Tới lúc người ta ra tòa, cũng là tòa án của công an xử, sau đấy người ta đi tù thì nhà tù cũng là do công an làm quản giáo, cai ngục nốt. Vòng tròn khép kín, trong đó mọi khâu, mọi công đoạn đều do công an nắm giữ, giật dây, chỉ đạo thực hiện.


Và chính cái vòng luẩn quẩn đó, đã khiến cho quyền con người hoặc không được thực hiện, hoặc bị thực hiện một cách nửa vời.


Trở lại với bầu Kiên, bầu Kiên cũng như nhiều công dân Việt Nam khác, hoặc như cô người mẫu Trương Hồ Phương Nga trong mắt giới lạm quyền là đang “quậy”. Nhưng tính chất quậy này mới chính là yếu tố tạo nên một xã hội thực sự, nơi đó nó đi lên bằng sự tổng hòa của phân công lao động hơn là một vị thế “kẻ trị” và “người bị trị” như hiện nay. Càng “quậy” thì chứng tỏ khả năng làm chủ của người dân càng cao, tính chất nhận thức xã hội càng lớn, và càng tạo ra vòng kiềm tỏa để giảm bớt xung lực gây hại của quyền lực đối với xã hội.


Do đó, thay vì một sự kiên dè hay lo sợ, như cách ông Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Bằng -Tổng cục trưởng Tổng cục VIII nhận xét, thì đã đến lúc lực lượng công an – mà đứng đầu là những người lãnh đạo như ông cần phải học lại câu nói “Thượng tôn pháp luật”. Nó được hiểu đơn giản hơn qua nguyên tắc: người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, và lực lượng công vụ phải làm tất cả những gì mà pháp luật quy định.


Và Công an hay hệ thống pháp luật Việt Nam nên vui mừng trước cái “quậy” đó của người dân. Lý do là vì, cái thời của trùm Dzerzhinsky và những đứa con nối dõi đã qua lâu lắm rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét