Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017
Cựu Phó Tổng thanh tra Chính phủ bị hành: “Dân là Chủ” XHCN quá sướng
VNTB - Cựu Phó Tổng thanh tra Chính phủ bị hành: “Dân là Chủ” XHCN quá sướng
0 Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017
Mẫn Nhi (VNTB) Làm những việc trên, tức là tạo điều kiện cho người dân “thụ hưởng” tốt nhất quyền làm chủ của mình trong đời sống chính trị - xã hội.
Dân bị hành, sinh ra luồn lách bằng quan hệ hoặc tiền bạc.
Cựu Phó Tổng Thanh tra bị nói "như tát nước vào mặt"
Cựu Phó Tổng Thanh tra Chính phủ 5 tháng không được nhận lương hưu qua tài khoản Ngân hàng. Không những vậy ông còn bị cô nhân viên nghiệp vụ phương 7 (Quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh) sử dụng lời lẽ “như tát nước vào mặt”.
“Như tát nước vào mặt” người từng “hét ra lửa” đó có phải là nghịch lý không? Có lẽ là không, vì cơ chế nó đã thế rồi, cơ chế của một thời khiến ông có thể nói và nhân viên lẳng lặng nghe, và giờ đây – khi ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ trở về “chức dân” thì cũng là lúc ông bị đối xử như vậy.
Câu chuyện của ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là hệ quả của một cơ chế mà “cá sẵn sàng ăn kiến, và kiến sẵn sàng ăn cá”. Nhưng vì bấy lâu nay, ông “ngự” quá lâu ở cái ghế quyền cao chức trọng, nên ông không hề biết, thành ra ông shock. Chứ dân đen Việt Nam, thì cái nỗi đau bị đối xử lạnh nhạt từ giới công bộc là rất thường tình, thậm chí vì ông từng là cán bộ nên cô nhân viên mới chỉ “nói”, chứ gặp dân đen 100% thì đó là “chửi như tát nước vào mặt”. Chuyện đi làm thì tiền phí quỹ các kiểu trừ rất nhanh, nhưng khi đi nhận – kể cả bảo hiểm thất nghiệp (trợ cấp) thì đúng kiểu dây dưa, bố thí – hoặc cố tình làm khó để cho dân đen phải sử dụng đến chiêu bài “bôi trơn”.
Điều cần thiết bây giờ là Phó tổng thanh tra Chính phủ nên hiểu hơn về chữ “nguyên/cựu” – tức là vị trí của ông bây giờ đã khác, không còn cảnh “phong bì” các kiểu, không còn kiểu “ưu tiến cán bộ” các kiểu, và cũng không còn cảnh nói một tiếng thì giới công chức các ngành phải e, nể, thậm chí sợ. Thậm chí, nếu ông có phát ngôn hơi “dân chủ” một tí, thì lập tức ông sẽ bị đấu tố không thương tiếc, giống như nhiều vị cán bộ - công nhân viên chức về hưu từng lên tiếng và nhận hàng tá gạch đá.
Thế mới biết, “Chủ” ở chế độ XHCN nó sướng ra sao!
Cải cách “Hành là chính”
Câu chuyện của ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là câu chuyện của cải cách thủ tục hành chính mà bấy lâu nay dân gian gọi nôm na là “Hành là chính”. Cái này trở thành gánh nặng từ việc khai báo làm giấy khai sinh cho đến khi làm các thủ tục đầu tư doanh nghiệp.
Mới đây nhất, theo báo cáo “Khảo sát về môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017, chi phí kinh doanh ở Việt Nam cao thuộc hàng đầu trong khu vực ASEAN. Mà trong đó, chi phí về thời gian và chi phí về cơ hội mà DN mất đi vì thủ tục hành chính rườm rà…
Người dân cũng bị thủ tục rườm rà, hoặc cố tình làm rườm rà để “ăn tiền” như vụ khai tử ở phường Văn Miếu (Hà Nội) trong thời gian qua.
Tính chất “hành là chính” không loại trừ bất kỳ một ai, chỉ là sớm hay là muộn. Do đó, muốn thoát khỏi cái vòng “hành chính” đó, thì chỉ có ba cách: một là đương chức mãi mãi; hai là đi ra nước ngoài sống; và ba là “góp phần cải cách”.
Góp phần cải cách tức là thay vì bám víu và cộng sinh vào cái cơ chế để “ăn tiền dân”, thì các quan chức nên dốc lực để cải cách nó, từ một cửa thành nhiều cửa, từ nhũng nhiễu đến chống nhũng nhiễu, thì thiếu minh bạch cho đến minh bạch. Thậm chí là phải mạnh dạn lên tiếng, đề xuất gỡ bỏ những thủ tục chính sách gây cản trở, hạn chế quá trình người dân tìm đến chính sách công. Chứ không phải chờ đến về hưu rồi mới lên tiếng như cách ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh thừa nhận đến ngô nghê: “Tôi nói rất cởi mở, sắp nghỉ hưu rồi”
Làm những việc trên, tức là tạo điều kiện cho người dân “thụ hưởng” tốt nhất quyền làm chủ của mình trong đời sống chính trị - xã hội.
Chuyện ông Phó Tổng thanh tra Chính phủ bị cán bộ cấp phường làm khó là câu chuyện rất thường tình ở huyện, nhưng là mới mẻ đối với các cán bộ - nhân viên công chức đang tại vị. Và muốn nó không xảy ra, thì cách tốt nhất hãy làm sao cho cơ chế được vận hành trơn tru nhất (không phải bằng tiền), và làm cho mỗi cán bộ - công nhân viên thực sự trở thành công bộc của dân.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét