Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017
Về định hướng “thông tin đối ngoại” của Đảng Cộng sản
VNTB - Về định hướng “thông tin đối ngoại” của Đảng Cộng sản
Reply
ĐCSVN, Kỳ Lâm, news, opposite, thông tin đối ngoại, VNTB
6.8.17
Kỳ Lâm (VNTB) 27 triệu đô-la của nhà đầu tư dành cho giếng khoan đã bị đình chỉ, sau khi Bộ Chính trị Việt Nam thảo luận và quyết định không “gây chiến” với Trung Quốc, theo Reuters.
Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son phát biểu tại Hội nghị Thông tin đối ngoại
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trong Hội nghị sơ kết Kết luận 16 của Bộ Chính trị khóa 11 và Chỉ thị 26 của Ban Bí thư khóa 10 về công tác thông tin đối ngoại sáng 2/8 đã khẳng định sẽ hoàn thiện tổ chức, cơ chế chỉ đạo phối hợp hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại theo đúng phương thức: “nhận diện rõ hơn tuyên truyền thông tin đối ngoại để làm gì, đến ai, ai đứng ra tuyên truyền, tuyên truyền bằng cách nào, như thế nào”.
Và ông cũng đặt lại phương châm đối ngoại theo hướng “chính xác kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng”, nhằm cái gọi là “góp phần quan trọng trong chính sách đối ngoại chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước”.
“Ủng hộ Việt Nam” của nhân dân thế giới liên quan đến vấn đề thông tin đối ngoại chủ quyền (như phản đối các thế lực trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, hoạt động trái phép trên vùng biển, đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua).
Những quan điểm này là một sự xác nhận thêm một lần nữa sự “tuyên truyền” trong đường lối “thông tin đối ngoại”.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã chi khá nhiều tiền cho các hội thảo diễn ra ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS), với phong cách lên án Trung Quốc và yêu cầu sự mạnh mẽ từ Mỹ đối với vấn đề biển Đông. Và vì được hưởng “tài chính” từ Việt Nam, nên CSIS cũng đã là nơi xuất bản những báo cáo có lợi nhất cho Hà Nội.
Tuy nhiên, dù lợi đến mấy, thì “tuyên truyền” vẫn là một yếu tố chủ đạo. Và vì thế, mà những thông tin dù liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông, nhưng chính quyền Hà Nội vẫn “dè dặt”. Mà một trong số điểm nóng đó chính là câu chuyện Repsol xác nhận đã ngưng khoan dầu ở vùng tranh chấp với Trung Quốc.
27 triệu đô-la của nhà đầu tư dành cho giếng khoan đã bị đình chỉ, sau khi Bộ Chính trị Việt Nam thảo luận và quyết định không “gây chiến” với Trung Quốc, theo Reuters.
Đặc biệt hơn, trong một bài viết của tác giả Bill Hayton trên trang Foreignpolicy (Chính sách Đối ngoại) ngày 31/07, thì tác giả sử dụng cụm từ "cúi đầu" trước Bắc Kinh và mất kiểm soát vấn đề Biển Đông. Và tệ hại hơn là, yếu tố nhún nhường Trung Quốc trong Bộ Chính trị Việt Nam thắng thế, khi mà hai người có ảnh hưởng lớn nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng chấm dứt “đấu tranh biển Đông”, mặc cho nguồn dầu đang là nguồn ngân sách lớn dành cho Chính phủ.
Thế nhưng, trong buổi phát ngôn liên quan đến vấn đề Biển Đông, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vẫn nói: “Các hoạt động liên quan đến dầu khí của Việt Nam diễn ra trên biển hoàn toàn dưới sự chủ quyền và thẩm quyền của Việt Nam được thành lập theo luật pháp quốc tế.”
Điều đó cho thấy rằng, chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam thực chất ra là sự “tuyên truyền” trong nước, kể cả việc vận dụng CSIS trong các báo cáo “thân Việt Nam” cũng chỉ là tranh thủ sự ủng hộ của người dân trong Đảng, và cốt yếu là làm gia tăng niềm tin với Đảng hơn là “tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế” trong vấn đề chủ quyền.
Việc phát lộ “trả lương” cho CSIS cũng như sự “nhún nhường” của quân đội và Đảng trong giữ vững chủ quyền biển Đông đã cho thấy, cuộc chiến thông tin đối ngoại là một màn bọc của tuyên truyền đối nội.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét