Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017
Trịnh Xuân Thanh đã có mặt ở Hà Nội từ ngày 25/07/2017
VNTB - Trịnh Xuân Thanh đã có mặt ở Hà Nội từ ngày 25/07/2017
Reply
forums, news, Phương Thảo, Trịnh Xuân Thanh, VNTB
7.8.17
A+A-
EMAILPRINT
Phương Thảo (VNTB) Theo tường trình của tờ Beliner Zeitung ngày 03/08/2017, luật sư của ông Thanh bà Petra Isabel Schlagenhauf cho biết, hai ngày sau khi vụ bắt cóc xảy ra vào lúc 10:40 ngày 23 tháng 7 năm 2017 ở Berlin, người phụ nữ cùng bị bắt cóc với ông Thanh đã được thả ra tại một bệnh viện ở Hà nội với một cánh tay bị thương. Cả cảnh sát và công tố cùng xác định sự việc này.
Cũng theo bà luật sư thì họ có cả bằng chứng cho thấy thân chủ của bà “có thể được chở đi bằng 'xe cứu thương' ở một quốc gia Đông Âu và bay từ đó đi bằng một máy Việt Nam”. Ngoài ra còn có nhân chứng chứng kiến vụ bắt cóc và đi trình báo cho cảnh sát biết về vụ việc.
Như vậy theo thông tin của bà luật sư thì Trịnh Xuân Thanh đã có mặt ở Việt nam từ ngày 25 tháng 7. Câu hỏi đặt ra là tại sao phía Đức không làm ầm ĩ lên ngay lập tức?
Có thể người Đức chọn cách giải quyết vụ việc thông qua ngả ngoại giao trước sau khi đã thu thập đủ chứng cứ về vụ bắt cóc ngay trên đất Đức. Nhưng vì Việt nam cương quyết giữ vững lập trường, phủ nhận việc bắt cóc nên Đức mới buộc phải công khai vụ việc qua thông cáo của bộ ngoại giao và báo chí vào ngày 02/08/2017 về một hành động "không thể chấp nhận được, nhà nước nước ngoài đã chà đạp lên Luật lệ Đức trên lãnh thổ Đức dưới chủ quyền của nước Đức bằng cách như vậy."
Bà luật sư khi trả lời phỏng vấn của trong một chường trình phóng sự của đài truyền hình quốc gia ZDF đã cho biết không có chuyện thân chủ của bà tự đầu thú. Giả sử nếu ông Thanh chịu đầu thú, thì ông ta chỉ cần làm một việc rất đơn giản đó là đến trình diện tại Đại sứ quán Việt nam ở tại Berlin mà không cần phải dàn xếp một vụ bắt cóc ly kỳ như phim hành động.
Đức có đủ bằng chứng rõ ràng nên mới có thể công khai buộc tội Đại sứ quán Việt nam và mật vụ Việt nam tại Đức tham gia vào vụ bắt cóc dù rằng họ không trưng ra các bằng chứng rõ ràng theo kiểu chính quyền Việt nam công khai đơn xin đầu thú của Trịnh Xuân Thanh trên đài truyền hình quốc gia. Phía Việt nam giờ đây nghĩ rằng một khi Trịnh Xuân Thanh đã lên tiếng “về để đối diện sự thật, gặp lãnh đạo … nhận khuyết điểm...” thì Đức sẽ tin và bỏ qua vụ việc này?
Hà nội có thể củng cố niềm tin bằng việc thực hiện lời yêu cầu của chính phủ Đức nếu Trịnh Xuân Thanh thật sự tự nguyện đầu thú đó là cho Trịnh Xuân Thanh " trở về Đức ngay lập tức, để yêu cầu dẫn độ của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là đơn xin tỵ nạn của ông Thanh có thể được xem xét cho tới khi kết thúc trong một thủ tục pháp lý của một nhà nước pháp quyền."
Thế nhưng liệu chữ tín có đủ để giúp Hà nội củng cố quyền lực?
Củng cố quyền lực nội bộ bất chấp thể diện quốc gia
Anton Tsvetov cho rằng Hà nội đang muốn thắng nhanh và thắng lớn cho nên vụ Trịnh Xuân Thanh cần phải được giải quyết bởi đáng lý ra ông Thanh không được trốn khỏi Việt nam. Nhưng điều làm cho Anton Tsvetov cũng phải ngạc nhiên thật sự là Việt nam sẵn lòng đón nhận hậu quả trong mối quan hệ với Đức từ trước khi cho bắt cóc ông Thanh khi Đức cùng với nhiều quốc gia phương tây khác đã lên tiếng chỉ trích Việt nam về bản án dành cho blogger Tran Thi Nga.
Tsvetov nhận định trong tuần lễ vừa qua, Hà nội đã chọn việc củng cố quyền lực nội bộ hơn là giữ thể diện quốc gia với các đối tác Châu Âu.
Trong bài viết “ Việt nam tự biến mình thành người không được chào đón - persona non grata - ở Đức”, David Hutt đã đặt ra câu hỏi của các nhà phân tích là vì sao Hà nội lại thực hiện một bước đi táo bạo, có khả năng phải trả giá cao, phải chăng là do kiêu căng, ngu xuẩn hay vì có tinh toán.
David Hutt tường thuật rằng theo các nhà quan sát thì Đức có có lẽ sẽ không thúc đẩy biện pháp trừng phạt chính thức với Hà nội tuy nhiên sẽ làm mờ nhạt các quan điểm ùng hộ lập chủ quyền của Việt nam trên biển trước đây.
David Hutt cũng dẫn lời Bill Hayton khi nhắc đến việc “Hà nội vào tháng 7 vừa rồi đã quỳ gối, chịu nhục trong một cuộc xung đột” với Trung quốc ở Biển Đông sau khi Đại sứ Việt nam tại Bắc Kinh bị triệu tập để nhận lời khyến cáo về hành động quân sự nếu Việt nam không chịu ngừng thăm dò và khoan dầu với Repsol . Một nhà bất đồng chính kiến nhận định rằng việc đầu hàng Bắc kinh là chỉ dấu cho thấy Hà nội đã hình thành các mối quan hệ gần gũi hơn với bắc Kinh và quay lưng lại với Phương Tây và công đồng quốc tế.
Đây là điều mà theo David Hutt có thể giải thích tại sao Hà nội lại táo bạo bắt cóc công dân Việt nam ngay tại trung tâm của một thủ đô Châu Âu.
Nhân viên mật vụ Việt nam rời khỏi Đức với tên gọi " người không được mong đợi - persona non grata" nhưng tiếp theo đó là chính quyền Việt nam cũng sẽ trở thành "những người không được mong đợi - personae non gratae"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét