Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017
Thuế xăng 8 ngàn đồng bổ đầu dân: Quốc hội ‘đồng lõa’ với Chính phủ!
VNTB- Thuế xăng 8 ngàn đồng bổ đầu dân: Quốc hội ‘đồng lõa’ với Chính phủ!
0 Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017
Cứ nhìn gương mặt này của nữ chủ tịch quốc hội mới biết bà "yêu dân" đến thế nào...
Ảnh: Danlambao.
Minh Quân (VNTB) - Tăng giá và thuế má lại là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và c...
Minh Quân
(VNTB) - Tăng giá và thuế má lại là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt.
Ngày 13/5/2017, báo chí nhà nước lạnh lùng đưa tin: “Chính phủ muốn bổ sung dự án Luật thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó có nội dung nâng thuế môi trường xăng dầu tối đa 8.000 đồng/lít vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội. Các ủy ban của Quốc hội cơ bản đồng tình với phương án này”.
Trước đó vào Tháng Hai 2017, Bộ Tài Chính đã được biến thành mũi tiên phong của nhóm lợi ích xăng dầu để trình ra đề xuất “còng số 8” (một cách mà người dân chua chát ví von về dự thảo 8.000 đồng đánh vào 1 lít xăng).
Như vậy, bất chấp dư luận xã hội phản ứng dữ dội và ngay cả một số bộ ngành trung ương như Bộ Ngoại Giao, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam cũng phản bác đề xuất bản dự thảo sửa đổi Luật Thuế Bảo Vệ Môi Trường với 8,000 đồng đánh vào 1 lít xăng, Quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã mau mắn chấp nhận áp “còng số 8” vào tay dân chúng khi gật đầu bổ sung dự án Luật thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội.
Tăng thuế bổ đầu dân thì nhanh nhảu đến thế, nhưng những quyền căn bản của dân thì Quốc hội lại trì độn đến khó tưởng tượng. Vào tháng 4/2017, một lần nữa trong rất nhiều lần từ nhiều năm qua, Chính phủ và Quốc hội lại tìm cách “ém” Luật về Hội và Luật Biểu tình - những quyền dân đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 nhưng cho tới giờ vẫn bị nhà cầm quyền giấu biệt. Cả hai luật này đều bị rút khỏi chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2017 và dự kiến chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018.
Giờ đây, việc hai cơ quan Chính phủ và Quốc hội Việt Nam “đồng lõa” tăng thuế xăng dầu cho thấy không chỉ động cơ đi đêm tàn hại của nhóm lợi ích xăng dầu khi quyết moi đến đồng cuối cùng trong gấu áo người dân nghèo, mà tình trạng ngân sách quốc gia năm 2017 và những năm sau đó thực sự là một bi kịch, bi kịch đến mức mà nếu không bổ thuế vào đầu dân thì “trung ương” sẽ không biết lấy đâu ra tiền để nuôi dưỡng bảo bọc một bộ máy mà 30% trong số đó “không làm gì cả”. Và nếu không còn tiền, thậm chí chân đứng chế độ sẽ ruỗng mục rất nhanh và sụp đổ trong tương lai gần.
Ðầu năm 2017, Thủ Tướng Phúc bất chợt phải bật ra cảnh báo về tương lai “sụp đổ tài khóa quốc gia.” Trước Thủ Tướng Phúc, chưa có bất kỳ một quan chức cao cấp hay trung cấp nào dám phát ngôn về “sụp đổ” – một từ ngữ bị đảng coi là đặc biệt nhạy cảm.
Vào năm 2016, tổng số thu từ thuế bảo vệ môi trường đã tăng vọt gần gấp 4 lần so với năm 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ thực chi để “bảo vệ môi trường” chỉ chiếm 30% số thu!
Nếu tăng thuế xăng dầu lên 8 ngàn đồng/lít, ngân sách sẽ “móc túi” dân thêm được 5 tỷ USD mỗi năm!
Tương lai và sinh mạng dân tộc Việt Nam lại đang phụ thuộc mật thiết vào những đợt tăng giá.
Tăng giá và thuế má lại là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế đảng cầm quyền cưỡng bức và cưỡng đoạt.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét