Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017
5 nguyên nhân Việt Nam gia tăng bắt bớ blogger và các nhà hoạt động Dân Chủ
Carl Thayer: 5 nguyên nhân Việt Nam gia tăng bắt bớ blogger và các nhà hoạt động Dân Chủ
Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, August 14, 2017 | 14.8.17
Chưa bao giờ chúng ta thấy quá nhiều nhà hoạt động bị bắt và bị kết án trong một thời gian ngắn như hiện đang diễn ra ở Việt Nam trong tháng vừa qua. Làm thế nào để giải thích tình huống này?
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị mức án 10 năm tù
Bạn có nghĩ rằng có xu hướng tăng cường đàn áp các nhà hoạt động gần đây là vì TT. Hoa Kỳ Trump không quan tâm đến vấn đề quyền con người ở Việt Nam?
Bạn có nghĩ rằng quyết định rút khỏi TPP của Tổng thống Trump làm cho Việt Nam cảm thấy tự tin hơn khi có thể đàn áp được các nhà hoạt động/người bất đồng chính kiến mà không phải lo ngại về cam kết của mình đối với TPP?
Có yếu tố nào trong nước khiến ảnh hưởng đến quyết định tăng cường đàn áp các nhà hoạt động vì dân chủ không?
Bạn có đồng ý rằng cuộc đàn áp mạnh mẽ các nhà bất đồng chính kiến sẽ khiến Việt Nam có một hình ảnh rất xấu trong cộng đồng quốc tế không ?
Tối thiểu là có 5 yếu tố giải thích được việc gia tăng bắt bớ đàn áp các blogger và nhà hoạt động dân chủ hiện nay ở VN.
Yếu tố đầu tiên là thói quen quan liêu của Bộ Công an. Tất cả những người bị bắt đều quen mặt với bộ CA. Thói quen quan liêu của bộ là mở một hồ sơ, thu thập thông tin một cách có hệ thống về những gì mà một cá nhân đã công khai, bao gồm các bài viết trên blog và Facebook, cũng như danh sách các cộng sự. Sau đó, bộ CA sẽ tiếp cận các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp để tư vấn cho họ rằng người bị nghi ngờ là một người xấu và họ nên can đảm ngăn cản người than của mình chấm dứt các hoạt động chống nhà nước. Bộ CA gọi người quan tâm để thẩm vấn trong một nỗ lực để hăm dọa. Nếu nhà hoạt động hoặc blogger ấy vẫn tiếp tục, hồ sơ của người đó sẽ được chuyển sang hành động.
Yếu tố thứ hai là Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC vào cuối năm và bộ CA không muốn lặp lại một tình hình tương tự như năm 2006 khi Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC. Vào thời điểm đó Khối 8406 xuất hiện kêu gọi dân chủ và nhân quyền. Vào đêm trước của hội nghị thượng đỉnh, Khối 8406 kêu gọi các nhà lãnh đạo đang tham dự cùng phản đối chính phủ Việt Nam về nhân quyền. Bộ CA đã ngăn chặn các khu phố phố nơi thành viên khối 8406 sinh sống để hạn chế việc tiếp xúc với người nước ngoài. Sau hội nghị thượng đỉnh khối 8406 nhiều nhà hoạt động đã bị bắt, đưa ra toà và bỏ tù.
Thời điểm bắt giữ và xử án hiện nay cho thấy Bộ CA đang tiến hành một hành động ngăn chặn trước Hội nghị thượng đỉnh APEC nhằm chia rẽ mạng lưới những người gây rối và đe doạ những người khác để ngăn chặn trước những cuộc phản đối công khai trên internet hoặc trên đường phố.
Yếu tố thứ ba là đánh giá của Bộ CA rằng chính phủ của Trump sẽ chỉ đưa ra những phản đối chiếu lệ về việc bắt giữ các nhà hoạt động và các blogger. Đánh giá này đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thể hiện trong cuộc gặp tháng 5 với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Duy nhất chỉ chỉ có ý kiến phê bình công khai của Đại sứ Mỹ tại VN Ted Osius và tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Nên nhớ rằng nhân quyền ở Việt Nam đã hình thành một phần của 9 lĩnh vực hợp tác được liệt kê trong tuyên bố chung năm 2013 về hợp tác toàn diện. Có một cuộc đối thoại song phương về nhân quyền hàng năm và Hoa Kỳ đang cung cấp trợ giúp pháp lý cho Việt Nam để hình thành các điều luật trong nước sao cho phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế. Nhân quyền cũng có trong bản tuyên bố chung của Tổng thống Trump và Thủ tướng Phúc vào cuối tháng 5 năm nay. Rất có thể hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến vấn đề này trong cuộc họp nửa giờ ngắn ngủi thông qua một thông dịch viên. Bản Tuyên bố chung của hai chính phủ đã loại vấn đề các quyền con người khỏi tính ưu tiên để chỉ lướt qua một cách chiếu lệ. Không có liên kết rõ ràng giữa công nghệ quân sự, doanh số bán vũ khí của Hoa Kỳ và nhân quyền.
Hiệp đinh TPP không có liên quan nhiều đến nhân quyền; Các phần nhạy cảm nhất của hiệp định chỉ liên quan đến quyền của người lao động để hình thành các hiệp hội và tiêu chuẩn lao động của chính họ. Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng những yêu cầu này bằng cách bảo đảm rằng các hiệp hội lao động độc lập được gọi là các hiệp hội lao động độc lập chỉ tập trung vào các điều khoản và điều kiện làm việc tại công xưởng chứ không phải các vấn đề chính trị nhạy cảm khác.
Yếu tố thứ tư là thời gian của những vụ bắt giữ và các vụ xét xử thử. Bộ CA đã tính toán sẽ có đủ thời gian để vấn đề này chấm dứt hoặc có đủ thời gian để hành động nhằm giảm nhẹ hậu quả, như thả một hoặc nhiều nhà hoạt động trước hội nghị thượng đỉnh APEC. Việt Nam có thể nói là mình hành động như thế trên cơ sở y tế hoặc do hành vi tốt của tù nhân. Có thể cơ quan an ninh sẽ cho phép một tù nhân nào đó rời Việt Nam đi lưu vong ở Mỹ hay nơi khác.
Yếu tố thứ năm liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Cách đây vài năm, khi xảy ra các cuộc biểu tình công khai và cuộc chiến tranh trên mạng internet giữa các cư dân mạng Việt Nam và Trung Quốc, lãnh đạo hai nước đồng ý cùng "hướng dẫn dư luận". Nhiều vụ bắt giữ gần đây bao gồm các blogger từng phê bình hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và phản ứng của chính phủ Việt Nam. Các viên chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, từ Đại sứ trở xuống, giờ đây không mất thời gian để thúc giục Việt Nam hành động chống lại những người "làm tổn thương người Trung Quốc" hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc.
Tất cả những điều này xảy ra trước trường hợp hiện tại của công ty Repsol đã khiến những phản đối của công chúng về Trung Quốc và phản ứng của chính phủ Việt Nam thậm chí còn nhạy cảm hơn. Bằng cách trấn áp các nhà hoạt động và blogger chống lại Hà Nội, Hà Nội đang báo hiệu với Bắc Kinh rằng Việt Nam cam kết duy trì mối quan hệ song phương. Thậm chí còn nhạy cảm hơn, là sự thách thức đối với việc phản đối của công chúng và mối liên hệ với Trung Quốc của chính phủ Việt Nam như thế nào.
Carl Thayer
Lê Quốc Tuấn dịch
(FB. Lê Quốc Tuấn)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét