Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
"khiếu nại về môi trường sẽ không được phép biến thành phản kháng chính trị"
VNTB- Onderwerp: "khiếu nại về môi trường sẽ không được phép biến thành phản kháng chính trị"
1
democracy, Onderwerp: "khiếu nại về môi trường sẽ không được phép biến thành phản kháng chính trị", Phương Thảo, VNTB
3.11.16
Phương Thảo
(VNTB) - Nhà cầm quyền đã và đang cố đồng hoá vấn đề môi trường với chính trị nhằm dập tắt các sự phản kháng âm ỉ có thể làm ngòi châm khối thuốc nổ bất bình trong dân chúng vốn có thể dẫn đến hồi cáo chung của chế độ hiện hành.
Thảm hoạ cá chết xảy ra ở bốn tỉnh miền Trung đã được hơn 6 tháng nhưng chính quyền và nhân dân vẫn chưa tìm ra được một tiếng nói chung trong việc giải quyết những hậu quả mà Formosa đã gây ra. Dân vẫn tiếp tục con đường khiếu kiện gian khổ sau khi 506 đơn kiện đã bị toà án Kỳ Anh trả lại do không đủ chứng cứ chứng minh thiệt hại, và nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đàn áp, ngăn cản dân chúng biểu tình khiếu kiện và tích cực bảo vệ Formosa.
Ân xá quốc tế và các dân biểu nhiều quốc gia đã lên tiếng yêu cầu trả tự cho cho Blogger Mẹ Nấm cũng như ngưng đàn áp những người lãnh đạo các cuộc khiểu kiện và biểu tình của bà con giáo dân ở Miền Trung là Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tráng and Paulus Lê Văn Sơn sau khi yêu cầu trục xuất Linh mục Nguyễn Hữu Nam ra khỏi địa bàn tỉnh Nghệ an. Tuy nhiên cho tới nay sự việc vẫn chìm trong im lặng.
Trong khi đó, trong chuyến làm việc tại Vatican và yết kiến Đức Giáo Hoàng mới đây, Thứ trưởng ngoại giao Việt nam đã "đề nghị Tòa thánh và Đặc phái viên không thường trú của Toà thánh quan tâm, khuyến khích Giáo hội Công giáo Việt Nam sống tốt đời đẹp đạo, động viên chức sắc và giáo dân Công giáo tại các giáo phận đồng hành cùng đất nước, tham gia đóng góp một cách tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và ở từng địa phương," nói cách khác là Việt Nam "ý nhị" yêu cầu Vatican ngăn chức sắc công giáo Việt nam can dự vào Formosa.
David Brown đã viết trên tờ Asiasentinel rằng thảm hoạ cá chết còn lâu mới được giải quyết và sẽ tiếp tục đóng khung việc đánh giá công chúng của Thủ tướng Phúc. Ông cho rằng các nhà cải cách Việt nam muốn xem xét kỹ lưỡng hơn các đề xuất đầu tư và vì thế những thông tin chi tiết về mối quan hệ quá ấm cúng giữa nhà máy Formosa và lanh đạo tỉnh Hà tỉnh có thể có khả năng sẽ rò rỉ ra ngoài. Có thể chính quyền sẽ cho phép các toà án cấp cao hơn thụ lý hồ sơ kiện công ty Formosa trong khi Đảng và các nhân vật bảo thủ trong chính quyền lại trông mong ông Phúc có thể giải quyết được vấn đề này.
Trong bài viết về sự phát triển của các hoạt động môi trường ở Việt Nam, Gary Sands cho rằng khi mối đe doạ về các cuộc biểu tình có thể nổ ra, chính quyền Việt nam vẫn đang cảnh giác cao độ sau khi nhà máy thép Hà Tĩnh đã tạm thời đóng cửa. Cảnh sát đã được điều động để bảo vệ Formosa cũng như các doanh nhân Đài Loan trong tỉnh. Chính quyền Việt nam không chỉ cần phải hành động minh bạch trong việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại ra sao , mà họ còn phải đương đầu với các cuộc biểu tình đang yêu cầu nhà máy thép Formosa phải đóng cửa hoàn toàn.
Theo Gary Sands cuộc bạo loạn như hồi năm 2014 khi giàn khoan dầu của Trung quốc được đưa vào lãnh hải Việt nam có thể lại tái diễn nếu như lãnh đạo không minh bạch và công bằng. Tuy họ đã đi đúng hướng khi công bố số người bị ảnh hưởng do thảm hoạ môi trường của Formosa gây ra, nhưng các nhà lãnh đạo Việt nam đang phải đối mặt với việc chi trả tiền bồi thương thoả đáng, thụ lý đơn kiện cũng như thu hút đầu tư nước ngoài trong khi phải đảm bảo một thảm hoạ môi trường khác sẽ không xảy ra.
Blogger Mẹ Nấm vì những lời nói thật chống lại Formosa đã bị nhà cầm quyền tống giam vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước, các cuộc biểu tình phản đối Formosa và "Tôi chọn cá" đã liên tục bị đàn áp theo như David Brown thì đằng sau những sự việc này là sự cảnh tỉnh của chính quyền rằng "khiếu nại về môi trường sẽ không được phép biến thành phản kháng chính trị". Điều này nghe có vẻ xuôi tai với nhiều người Việt vốn luôn cho rằng môi trường và chính trị là hai vấn đề tách biệt để né tránh chính trị, trong khi chính nhà cầm quyền đã và đang cố đồng hoá vấn đề môi trường với chính trị nhằm dập tắt các sự phản kháng âm ỉ có thể làm ngòi châm khối thuốc nổ bất bình trong dân chúng vốn có thể dẫn đến hồi cáo chung của chế độ hiện hành.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét