Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Nói ngọng, nói lái...


Nói ngọng, nói lái...

Đăng bởi Tiểu Nhi on Sunday, November 20, 2016 | 20.11.16





Bộ trưởng Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Tuổi Trẻ

Từ lúc đang đàn quốc hội, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, ông Phùng Xuân Nhạ bỗng nỗi tiếng một cách bất ngờ! Việc ông nói bị ngọng N, L trở nên lớn chuyện tranh cãi trên mạng xã hội và sau những cười chọc, thậm chí đòi ông từ chức thì hai hôm nay bắt đầu có nhiều ý kiến trên mạng, báo chính thống bào chữa, binh vực chuyện ngọng ngịu như một cố tật không hay quá khó chữa. Và kêu gọi tính nhân văn ở đâu để cười nhạo khuyết tật người khác. Thậm chí báo Tuổi trẻ còn lên giọng hỏi ai là người bảo đảm mình không bao giờ bị nói ngọng (giơ tay lên!). Kiểu cười người hôm trước hôm sau người cười!
Những ý kiến phản biện, mang tính nhân văn ấy có đúng nhưng nếu hiểu đúng vụ việc thì ta thấy hầu như mọi người cười tật nói ngọng của BT như một cái cớ, một cách "xã xú pắp" khi mọi chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" không thành chuyện được quan tâm. Trước hết phải thấy quan chức nước ta vẫn được dân xem như cha mẹ (quan chi phụ mẫu) như mô hình phong kiến xa xưa! Ngày nay có thể việc khai trí dân chủ có đem lại sự bình đẳng tương đối, quan như một nghề nghiệp, nhưng hình ảnh quan lớn (như cỡ BT) thường được xem khá hoàn chỉnh (hoàn hảo) nên sự việc có quan BT lắp nga lắp ngịu thế kia quả là một hiện tượng không hoàn chỉnh trong suy nghĩ người dân. Công bằng mà nói thực ra từ lâu nay khi phát hiện quan chức tham nhũng, mua quan bán chức... hình ảnh các quan không còn là mẫu chuẩn làm gương cho Dân. Vậy nên việc này trở thành cơ hội cho Dân cười sự thiếu hoàn chỉnh hay những điều xấu của quan ta.

Lại cũng dịp này, ngành giáo dục lại nổ ra chuyện phòng giáo dục thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) điều động các nữ giáo viên đi tiếp khách nhân lễ tiết của thị. Việc này gây tai tiếng và phản ứng dư luận nhưng trả lời trên diễn đàn QH thì BT Nhạ lại cho rằng chỉ là "chuyện vui vẻ". Quy lỗi chuyện này, BT lại cho rằng các giáo viên này cần xem lại họ khi đi tiếp khách như vậy! Thật đúng là hoặc BT quá ngây ngô , hoặc quá đơn giản để xem sự việc ( mà CT Quốc hội nói là rất nghiêm trọng) này như chuyện mua vui trong ngành!

Vậy là thừa gió bẻ măng! Cho dù BT đã thành tre thì dư luận xã hội cũng bẻ...bằng cách mượn chuyện nói ngọng của BT. Chứ thông thường thì việc ngọng ngịu này cũng không mất nhiều giấy bút đến vậy ! Vậy nên các bạn tôi, cũng đừng quá nhân văn trong trường hợp này hay tự ái vùng miền như báo TT nêu chuyện "cái láp xe độp là cái lốp xe đạp". Đó chỉ là chuyện tự trào cho vui của dân Quảng với nhau, chứ có anh Quảng Nam nào ra đường mà lại nói với nhau bằng cách đó. Mà cho dù vậy nó cũng chỉ là ngôn ngữ được phát âm theo vùng miền chứ không phải ngọng nga, ngọng ngịu như BT ta trước diễn đàn. Phát âm theo vùng miền, nhưng không ai viết ra như vậy! Viết như vậy họ nói là viết sai chính tả, không ai nói do nói ngọng mà viết ngọng cả.

Tính tương cận dã, tập tương viễn dã. Sách Luận ngữ đã nói tính ở gần, ngay trong ta mà có, còn tập quán (thói quen) lại xa hơn, do giáo dục, rèn luyện mà có! Làm Bộ trưởng chắc chắn là phải có giáo dục, phải rèn (tập) luyện kỹ năng kể cả ăn nói trước bàn dân thiên hạ. Ngọng lô, ngọng liệu như vậy quả là thiếu tư cách làm phụ mẫu chi dân! Vậy thì Dân phê phán ông BT chứ không phải cười chọc một người nói ngọng! Cái khác nhau là ở chổ đó. Chúng ta nên nhìn đúng sự thật của sự việc chứ không nên gộp chung vào đạo đức chung chung.


Nguyễn Trung Dân

(Fb Nguyễn Trung Dân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét