Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Giáo dục nát bét, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên từ chức


Giáo dục nát bét, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên từ chức
Reply
news
21.11.16
FB Lê Văn Sơn
20-11-2016

Bộ trưởng GD Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Giáo viên bị điều đi làm tiếp viên vì nhiệm vụ chính trị, tiến sĩ giáo sư nhảy lên bàn văng tục, chửi thề người khác, học sinh đánh nhau hội đồng từ cấp tiểu học đến trung học, đại học, giáo viên mua dâm, hiếp dâm và động dâm với nhau, với học sinh, thủ đoạn moi tiền bất hợp lý của lãnh đạo và giáo viên. Tất cả những điều đó đang diễn ra nối tiếp nhau và liên tục trong nhiệm kỳ của ông Phùng Xuân Nhạ làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Khi lên chức Bộ trưởng ông Nhạ cho rằng: ” đứng trước đòi hỏi cuộc sống, đứng trước hội nhập, đứng trước nhu cầu của con người: nhu cầu học hành tử tế, nhu cầu được sống vui vẻ, nhu cầu được sống trong xã hội yên bình. Đó là nhu cầu chính đáng của bất kỳ người dân nào”.
Ông Nhạ bình luận xã hội không nên đổ lỗi hết cho giáo dục: ” Tôi xuất phát từ thực tiễn là lắng nghe con người. Tất cả con người đều có mưu cầu để cuộc sống tốt lên, nhân văn hơn từ đó quay trở lại giáo dục phải làm thế nào để kết hợp. Tại sao cứ đổ hết cho giáo dục?”
“Nhà trường – gia đình – xã hội. Xã hội ở đâu? Giáo dục có cố gắng đến mấy nhưng môi trường xã hội, cộng đồng không đồng hành cùng mà chỉ bình luận, chỉ kêu thì không được”.
Việc Giáo viên bị điều đi tiếp khách là “hãnh diện và vinh dự”, việc tiến sĩ nhảy bổ lên bàn văng tục chửi thề, một số giáo viên, lãnh đạo hoang dâm vô độ, các học sinh đánh nhau thì xuất phát từ đâu? Một cơ chế hiện thời của Giáo dục đã cho phép những điều đó xảy ra thì hệ lụy gì sẽ xảy ra cho văn hóa xã hội Việt Nam?
Ông Nhạ có liên quan, chịu trách nhiệm cho những tệ nạn đó đang xảy ra? hay vẫn chối bỏ trách nhiệm, đổ lỗi cho giáo viên và cho xã hội?
Nghề Giáo viên trong bất cứ xã hội nào, chế độ nào cũng được coi trọng, ấy thế mà trong xã hội bị cộng sản cai trị này, nghề giáo viên đã bị chôn vùi trong những điêu tàn, bị dư luận lên án, bị xã hội khinh chê.
Tất nhiên, trong hệ thống Giáo dục vẫn có nhiều nhà giáo rất đáng trân trọng, vẫn giữ được cái tâm đối với nghề và với cái chữ. Mong thay Giáo viên Việt Nam cất cao tiếng nói để lấy lại vị thế và hình ảnh của mình.
Điều đầu tiên ông Phùng Xuân Nhạ nên có văn hóa từ chức vì những bê bối của ngành mình đang quản lý. Đó là một sự thay da đổi thịt mang tính đột phá đấy ông Nhạ bộ trưởng ạ.
Tôi gởi tới các nhà giáo có tâm những lời chúc tốt đẹp nhất nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe, bình an và tràn đầy trí lực để gieo những hạt giống tâm hồn tốt cho xã hội Việt Nam chúng ta.


(Ba Sàm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét