Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016
Quảng Ninh tự làm cao tốc lên Móng Cái:Phải chăng Trung Quốc chưa thao túng được hoàn toàn giới lãnh đạo Việt Nam ?
Quảng Ninh tự làm cao tốc lên Móng Cái:Phải chăng Trung Quốc chưa thao túng được hoàn toàn giới lãnh đạo Việt Nam ?
Đăng bởi Ha Tran on Saturday, November 26, 2016 | 26.11.16
Chính quyền tỉnh Quảng Ninh vừa quyết định chọn nhà đầu tư trong nước làm cao tốc Vân Đồn – Móng Cái mà không vay vốn của Trung cộng.
Tuy dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái chỉ có dự toán khoảng hơn 300 triệu USD, chẳng là gì so với dự toán lên đến 10 tỷ USD của dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam mà giới lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đang “vẽ”, việc chính quyền Quảng Ninh phải chọn phương án huy độn vốn từ “nội lực” có thể cho thấy vài kết luận thú vị.
Trước đó vào tháng 8/2016, việc Bộ Giao Thông Vận Tải muốn làm dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, trong đó vay Trung cộng 7.000 tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận. Khi đó, một thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Đào Quang Thu khấp khởi: “Dự án Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái vẫn đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn, và Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm, ngỏ ý cho Việt Nam vay
vốn”.
Nhưng một chuyên gia phản biện độc lập là ông Lê Đăng Doanh đã lôi toạc thực chất nguồn gốc rất đặc biệt của số vay 300 triệu USD trên: số tiền này được lấy ra từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung cộng, chứ không phải là hỗ trợ xuất nhập khẩu. Nghĩa là điều kiện đi kèm của khoản vay này là Việt Nam phải nhập khẩu hàng hoá của Trung cộng.
Ông Lê Đăng Doanh giải thích: “Trung Quốc hiện nay đang thừa quá nhiều thép và xi măng. Năng suất hằng năm của Trung Quốc đối với mặt hàng thép là 1.200 triệu tấn, Trung Quốc chỉ dùng 600 triệu tấn, số dư còn lại đang tìm cách đẩy sang liên minh châu Âu, sang Mỹ cũng như các nước khác… và đang bị các nước chống đối kịch liệt. Cho nên, bây giờ Trung Quốc dùng miếng “mồi” 300 triệu USD này. Nếu Việt Nam nhận lời vay vốn thì Việt Nam phải nhập toàn bộ thép, xi măng, thiết kế thi công, công nhân lẫn giám sát của Trung Quốc”.
Sau khá nhiều phản ứng của công luận, giới lãnh đạo Bộ Giao Thông Vận Tải dường như không dám vẽ vời ý tưởng “vay Trung Quốc”.
Cho tới nay, đã có quá nhiều dẫn chứng rất cụ thể về hậu quả quá trầm trọng từ các dự án do nhà thầu Trung cộng đảm nhiệm mà hẳn chính quyền Quảng Ninh không thể nhắm mắt làm ngơ.
“Đòn bẩy” của Trung cộng là ở chỗ ban đầu họ đưa ra thiết kế rất thấp tuy nhiên, sau khi thực hiện thì giá cứ bị “đẩy lên”, dần dần giá chào rẻ ban đầu sẽ trở nên “rất đắt”. Dự án đường cao tốc trên cao Cát Linh – Hà Đông là bài học nhãn tiền, khiến đội vốn lên 100%, kéo dài thời gian từ năm này qua năm khác.
Một trong những mánh khóe rất phổ cập của nhà thầu Trung cộng là bỏ thầu với giá khá thấp, nhưng sau đó tống công nghệ lạc hậu vào dự án, đồng thời đòi tăng chi phí bổ sung trong quá trình thực hiện dự án… để bù đắp “thiệt hại”.
Có thông tin cho biết giữa chính quyền Quảng Ninh và Bộ Giao thông vận tải đã xảy ra tranh cãi khá kịch liệt về việc có vay vốn Trung cộng hay không. Cuối cùng, Quảng Ninh đã không bị Bộ Giao thông vận tải ép phải vay.
Một thông tin khác cũng cho biết việc vay vốn từ Trung cộng cho dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái không phải là dễ dàng và cũng chẳng có ưu đãi nào, đúng như phân tích của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Nhiều khó khăn như thế đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam chùn tay trong vay vốn. Thực tế này cũng dẫn đến một kết luận khác có thể rất quan trọng: chính sách của Trung cộng cho Việt Nam vay tín dụng vẫn chưa mở rộng.
Từ nhiều năm qua, chính sách cho vay tín dụng của Trung cộng phụ thuộc phần lớn vào mưu tính chính trị. Nếu chi phối được đối tượng vay, Trung cộng sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn cho vay với lãi suất ưu đãi, mà dẫn chứng gần nhất là Campuchia đã được Trung cộng viện trợ hơn 600 triệu USD trong năm 2015.
Phải chăng cho tới giờ Trung cộng chưa đạt được hiệu quả thao túng hoàn toàn giới lãnh đạo Việt Nam?
Lê Dung
(SBTN)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét