Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Có thật chính phủ VN ‘dũng cảm, sáng suốt’?


Dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Có thật chính phủ VN ‘dũng cảm, sáng suốt’?

Đăng bởi Ha Tran on Monday, November 14, 2016 | 14.11.16



Điều kỳ lạ là cho tới tận lúc này, chính quyền Việt Nam vẫn sẵn sàng nhận danh hiệu “dũng cảm, sáng suốt”, chỉ bởi việc phải dừng những dự án lớn thuộc loại “không biết tìm đâu ra tiền”.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Courtesy dienhatnhan.com.vn

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một trong số đó, và chẳng phải là ngoại lệ. Cuộc tranh cãi khá gay gắt về số phận dự án này cuối cùng đã được quyết định: vào ngày cuối của kỳ họp quốc hội Việt Nam – 22/11/2016 – sẽ chính thức biểu quyết khai tử Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo nghị quyết do chính phủ đệ trình.


Dự án trên đã được quốc hội CSVN thông qua từ tháng 11/2009, với hai nhà máy tổng công suất 4.000 MW được xây dựng ở Ninh Thuận. Từ đó tới nay giới khoa học đã bày tỏ nhiều quan ngại về vấn đề an toàn hạt nhân, thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine và tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản được viện dẫn để cảnh báo. Giới khoa học cũng đề cập tới xu hướng ở nhiều nước tiến tới giảm dần điện hạt nhân. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự trù tổng vốn đầu tư đến 200,000 tỷ đồng, nhưng nay đã tăng lên gấp đôi.


Cùng thời gian dự án điện hạt nhân Ninh Thuận bị bác bỏ, một dự án khổng lồ khác là Dự án đường cao tốc Bắc – Nam với ước toán lên đến 230 ngàn tỷ đồng do Bộ Giao thông Vận tải “vẽ”, đã bị Bộ Tài chính bác do không thể tìm được nguồn tiền.


Cũng còn hàng loạt dự án đầu tư lớn khác, nhưng rơi vào cảnh đắp chiếu và buộc Quốc hội phải xem xét như:


Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư 7,000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư


Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia) có tổng vốn đầu tư 2,200 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung


3.Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng vốn đầu tư 8,000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư


Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư 3,000 tỷ đồng, do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải – Tracodi làm chủ đầu tư. Đến năm 2009, dự án này được chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam –Vinapaco


Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 12,000 tỷ đồng với chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.


Khác hẳn vài năm trước, ngân sách trung ương đang cực kỳ khốn quẫn. Nó chỉ có thể lo việc chi trả lương và một ít đề mục về an sinh xã hội, còn phần “đầu tư phát triển” đa phần phải tiết chế đến mức tối thiểu. Sau trào lưu xây trụ sở và tượng đài từ ngàn tỷ đến chục ngàn tỷ trong những năm trước, đến giờ ngân sách tìm ra một ngàn tỷ đồng để chi đã là khó khăn. Rất dễ hiểu là nếu chấp nhận Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, ngân sách sẽ phải cắm đầu vay vốn nước ngoài với lãi suất rất cao và do đó sẽ càng làm nặng gánh nợ công quốc gia – vốn đang phi mã đến hàng trăm phần trăm GDP.
Lê Dung

(SBTN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét