Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Bộ Trưởng Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ Và Những Bê Bối Đáng Từ Chức


VNTB- Bộ Trưởng Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ Và Những Bê Bối Đáng Từ Chức

NEWS,




Ảnh Zing News


Ngay sau khi nổ ra vụ các cơ giáo mầm non bị giới lãnh đạo Hà Tĩnh điều động đi tiếp khách, với yêu cầu về “nhiệm vụ chính trị” như thể “chăm khách như chăm bé”, Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã khiến dư luận phẫn nộ khi tỏ ý bao che cho những kẻ điều động càn.
Trả lời báo chí về việc nữ giáo viên hầu rượu, ông Nhạ phát ngôn:
“Việc này hoàn toàn không phù hợp nhưng cũng chưa tới mức độ trầm trọng. Những cái không phù hợp với giáo viên đều không được chấp nhận. Các thầy cô phải tự xem xét lại chính mình, khi thấy không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị. Còn lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình phải kiến nghị lên, chứ mình thực hiện là vi phạm. Khi đã giữ nguyên tắc phẩm chất mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô đã, xong đó mới tính đến người ép buộc. Tôi đề nghị nghiêm túc từ trong ngành, từng thầy cô một phải nghiêm túc đã. (ngày 14.11.2016)
Một lần nữa, kể từ khi ông Phùng Xuân Nhạ tiếp nhận chức vụ bộ trưởng từ tháng 3 năm 2016, nhiều dư luận đặt dấu hỏi về “thành tích” mà ông đã đạt được, về văn bằng sau đại học của ông và ngày càng dấy lên những đòi hỏi về ông Nhạ phải từ chức.
Trong quá trình làm việc ở Bộ giáo dục và Đào tạo, ông Phùng Xuân Nhạ có tiếng là một người… im lặng. Mà trong hệ thống đảng và chính quyền, im lặng đã trở thành một tiêu chuẩn bất thành văn để tạo nấc thang leo lên cho các quan chức.
Mới đây, một nguồn tin trên mạng xã hội đã truy tìm hồ sơ học vị của ông Phùng Xuân Nhạ và đặt ra nhiều dấu hỏi:
Năm 2002, ông Phùng Xuân Nhạ khai là “Sau Tiến sĩ” (Fulbright Scholar), Georgetown University (USA). Nhưng chỉ là được nhận vào chương trình học bổng Scholarship trao đổi học sinh, do Đại Sứ Quán Mỹ tổ chức tại Việt Nam. Ông Nhạ có tên được nhận chương trình Scholarship trao đổi học sinh của Đại Sứ Quán Mỹ, nhưng chưa bao giờ học tại Mỹ. Do đó, ông khai là “Sau Tiến sĩ” là khai man.
Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.Vào thời điểm này ông Nhạ chỉ là giáo viên ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (cũ), tức Đại Học Quốc Gia Hà Nội khi đã đổi tên. Trong năm 1999, ông được cấp bằng Tiến Sĩ Kinh Tế nhưng lại chưa học qua thạc sĩ?
Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển. Thực tế là năm 1994, ông Nhạ ghi danh học trường Manchester University (UK) chi nhánh ở Nga, chứ không phải ở UK. Ông không hề ra trường cử nhân tại Manchester University (UK), mà chỉ là ghi danh học với Transcript là bằng Cử Nhân ở Đại Học Hà Nội.
Ông học trường Manchester University (UK) với Certificate kinh tế tương đương cấp Trung Học “Graduate diploma in economy from Manchester University in the UK”.
Ông khai có bằng Sau Đại học Manchester University (UK). Sự thật ông chưa đậu bằng Cử Nhân nào ở Manchester University (UK), thì không thể gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở trường này. Ông chỉ có thể được gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở Đại học Hà Nội mà thôi!
Ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn bết bát và lao dốc chưa từng có trong lịch sử của nó. Trước đây là Phạm Vũ Luận, và đến giờ là Phùng Xuân Nhạ. Không có một cải thiện nhỏ nào được làm, mà tất cả chỉ đều là hứa hẹn và sau đó là… đòi tiền ngân sách.
Đã đến lúc không chỉ một bộ trưởng như ông Phùng Xuân Nhạ phải bị thay thế, mà ngành giáo dục Việt Nam phải được “thay máu” toàn diện.
Lê Dung / SBTN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét