VNTB - Từ “phản đối” đến…”phản đối”!
Reply
biển đông, Bộ ngoại giao, Đỗ Đăng Bắc, news, opposite, phản đối, VNTB
2.3.17
Đỗ Đăng Bắc (VNTB) Theo VTV, (Đài THVN), ngày hôm nay, 28/2/2017, Bộ nông nghiệp Trung Quốc ra thông báo áp dụng Quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển. Theo đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao (BNG) VN ra tuyên bố “Kiên quyết phản đối và bác bỏ quy chế này của phía Trung Quốc”!...
Người ta chỉ chưa biết “Quy chế mới” này quy định những gì, cụ thể ra sao; Nhưng người ta ghi nhận, “Lệnh cấm đánh bắt hải sản” trên Biển Đông đã được Trung Quốc ban hành trong nhiều năm nay, liên quan tới một số khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- những ngư trường truyền thống của ngư dân VN nhiều thập kỷ qua.
Những năm gần đây, nhất là từ khi khối cộng sản Đông Âu và đảng cộng sản Liên Xô tan rã, đảng cộng sản VN tăng cường tình đoàn kết với đảng cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, “Tình đoàn kết”, hay “Sự hợp tác chiến lược, toàn diện”… giữa hai đảng cộng sản này cũng không làm cho tình hình căng thẳng trên Biển Đông giảm đi, ngược lại, còn thêm căng thẳng. Nguyên nhân không chỉ bởi lòng tham của kẻ bành trướng từng ôm mộng bá chủ Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông của phía Trung Quốc, mà còn do sự nhu nhược, nếu không muốn nói là sự khiếp nhược, và phụ thuộc toàn diện của đảng cộng sản VN vào Trung Quốc.
Kể từ sau chiến tranh VN, người Mỹ gần như hoàn toàn không hiện diện trong khu vực này. Những căn cứ quân sự do Mỹ thuê của Philippine như hải cảng Subic cũng đã được trả lại cho phía Phi từ lâu. Mỹ cũng đã giảm đáng kể các căn cứ quân sự trên quần đảo Nhật Bản. Đó cũng là những yếu tố thêm vào khiến phía Trung Quốc-ông bạn vàng của đảng CSVN càng thêm lên những hoạt động bành trướng về quân sự và kinh tế.
Phía Trung Quốc cũng thừa hiểu rằng, để chứng minh chủ quyền của mình trên vùng biển Hoàng Sa, phía VN, ngoài những “Tuyên bố”, ngoài những “…Bằng chứng không thể chối cãi”, thì chỉ còn dựa vào sự hoạt động của ngư dân đánh bắt xa bờ. Đây là những con người không chỉ đối mặt với những rủi ro về biển cả, thiên tai, mà còn thường trực phải đối mặt với những rủi ro từ phía Trung Quốc.
Trong quá khứ, đặc biệt trong những năm gần đây, mức độ ngư dân VN phải đối đầu với những đe dọa từ phía Trung Quốc ngày càng gia tăng, mức độ tàn bạo của bọn cướp biển cũng chưa có điểm dừng. Mặc dầu thường xuyên bị bắn, bị húc đến chìm tàu, bị bắt làm con tin, đòi tiền chuộc (!?), bị cướp sạch hải sản và ngư cụ bởi phía Trung Quốc, nhưng ngư dân VN vẫn buộc phải ra khơi; Bởi biển khơi, tuy hung dữ, nhưng cũng chính là nơi nuôi sống họ và gia đình. Có thể nói, không có nghề kiếm sống nào cơ cực, nguy hiểm cho bằng nghề ra khơi đánh cá. Ngày nay,những ngư dân VN không chỉ là những người nuôi sống xã hội, song họ còn là những cây cột mốc sống trên biển, ghi nhận chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Tuy sứ mạng nặng nề và vẻ vang như vậy, nhưng họ đã được đảng, nhà nước quan tâm những gì?
Trước đây, để có vốn đóng tàu, họ phải vay ngân hàng, với những khoản phần trăm lót tay cho các loại cán bộ, khiến cho số tiền hư hao thất thoát lớn, và do đó những con tàu cứ nhỏ đi, trang thiết bị kém đi, để tăng thêm những mối nguy cơ rình rập; Nếu như thuyền của ngư dân, chẳng khác những chiếc lá tre ngoài khơi xa không bị bão tố vùi dập, thì cũng là những cái mồi cho những chiếc “tàu lạ” vỏ sắt kiên cố đâm húc cho đến chìm thảm hại…Trong cơn bĩ cực, ngư dân phải nhắm mắt đưa chân đến với “tín dụng đen”. Sự thờ ơ, thiếu quan tâm từ phía “ông đảng, ông nhà nước”, phải chăng là cơ hội cho tín dụng đen có cơ phát tác, khiến cho đời sống của bà con ngư dân vốn cơ cực lại càng cơ cực thêm… Rồi khi bắt được con tôm, đánh được mớ cá, hăm hở về đến bờ lại bị tư thương ép giá…
Biết bao chuyến viếng thăm “nước bạn”, “đảng bạn”; Những mỹ từ với các khẩu hiệu về sự hợp tác, về tình đoàn kết, được hai đảng, hai nhà nước đưa ra, xúc tiến, nhưng căng thẳng vẫn không được giải quyết. Tuần tra chung trên biển. Tập trận chung trên bờ…và các hoạt động của đảng, nhà nước, quân đội với phía Trung Quốc cũng không thể “hạ nhiệt” căng thẳng trên Biển Đông. Đảng CSVN thắt chặt tình hữu nghị với đảng CSTQ. Nhưng ngư dân VN chưa bao giờ có được “tình hữu nghị” đó. Họ vẫn phải “Độc lập tác chiến” giữa mù khơi, giữa dông tố và “tàu lạ”!
“…Kiên quyết phản đối”, hay là “Kịch liệt phản đối”, có phải là môn phái “võ mồm”?
Nhìn vào “sự cố môi trường biển” (cách mà đảng CSVN gọi về sự ô nhiễm môi trường biển kinh khủng mà phía CTY Formosa gây ra năm ngoái, mà người dân VN gọi là Biển chết); Cách giải quyết sự kiện này của đảng, nhà nước, chính phủ VN, cho thấy người ngư dân trông hòng gì?
Sau vài dòng “Kiên quyết phản đối” của người phát ngôn BNG; Sau bản tin thời sự, với thời lượng vài phút dành cho người phát ngôn của VTV, sự việc tiếp theo sẽ là gì? Là “chìm xuồng”, là “rơi vào im lặng đáng sợ”…
Chỉ có ngư dân VN là đối tượng trực tiếp chịu thiệt hại nặng nề bởi “Quy chế mới” này của nhà cầm quyền Bắc Kinh- Bạn bốn tốt của đảng CSVN.
“Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa”…,Và chủ nhân của nó thì “Cồn cào nhớ biển”
Người ta chỉ chưa biết “Quy chế mới” này quy định những gì, cụ thể ra sao; Nhưng người ta ghi nhận, “Lệnh cấm đánh bắt hải sản” trên Biển Đông đã được Trung Quốc ban hành trong nhiều năm nay, liên quan tới một số khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- những ngư trường truyền thống của ngư dân VN nhiều thập kỷ qua.
Những năm gần đây, nhất là từ khi khối cộng sản Đông Âu và đảng cộng sản Liên Xô tan rã, đảng cộng sản VN tăng cường tình đoàn kết với đảng cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, “Tình đoàn kết”, hay “Sự hợp tác chiến lược, toàn diện”… giữa hai đảng cộng sản này cũng không làm cho tình hình căng thẳng trên Biển Đông giảm đi, ngược lại, còn thêm căng thẳng. Nguyên nhân không chỉ bởi lòng tham của kẻ bành trướng từng ôm mộng bá chủ Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông của phía Trung Quốc, mà còn do sự nhu nhược, nếu không muốn nói là sự khiếp nhược, và phụ thuộc toàn diện của đảng cộng sản VN vào Trung Quốc.
Kể từ sau chiến tranh VN, người Mỹ gần như hoàn toàn không hiện diện trong khu vực này. Những căn cứ quân sự do Mỹ thuê của Philippine như hải cảng Subic cũng đã được trả lại cho phía Phi từ lâu. Mỹ cũng đã giảm đáng kể các căn cứ quân sự trên quần đảo Nhật Bản. Đó cũng là những yếu tố thêm vào khiến phía Trung Quốc-ông bạn vàng của đảng CSVN càng thêm lên những hoạt động bành trướng về quân sự và kinh tế.
Phía Trung Quốc cũng thừa hiểu rằng, để chứng minh chủ quyền của mình trên vùng biển Hoàng Sa, phía VN, ngoài những “Tuyên bố”, ngoài những “…Bằng chứng không thể chối cãi”, thì chỉ còn dựa vào sự hoạt động của ngư dân đánh bắt xa bờ. Đây là những con người không chỉ đối mặt với những rủi ro về biển cả, thiên tai, mà còn thường trực phải đối mặt với những rủi ro từ phía Trung Quốc.
Trong quá khứ, đặc biệt trong những năm gần đây, mức độ ngư dân VN phải đối đầu với những đe dọa từ phía Trung Quốc ngày càng gia tăng, mức độ tàn bạo của bọn cướp biển cũng chưa có điểm dừng. Mặc dầu thường xuyên bị bắn, bị húc đến chìm tàu, bị bắt làm con tin, đòi tiền chuộc (!?), bị cướp sạch hải sản và ngư cụ bởi phía Trung Quốc, nhưng ngư dân VN vẫn buộc phải ra khơi; Bởi biển khơi, tuy hung dữ, nhưng cũng chính là nơi nuôi sống họ và gia đình. Có thể nói, không có nghề kiếm sống nào cơ cực, nguy hiểm cho bằng nghề ra khơi đánh cá. Ngày nay,những ngư dân VN không chỉ là những người nuôi sống xã hội, song họ còn là những cây cột mốc sống trên biển, ghi nhận chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Tuy sứ mạng nặng nề và vẻ vang như vậy, nhưng họ đã được đảng, nhà nước quan tâm những gì?
Trước đây, để có vốn đóng tàu, họ phải vay ngân hàng, với những khoản phần trăm lót tay cho các loại cán bộ, khiến cho số tiền hư hao thất thoát lớn, và do đó những con tàu cứ nhỏ đi, trang thiết bị kém đi, để tăng thêm những mối nguy cơ rình rập; Nếu như thuyền của ngư dân, chẳng khác những chiếc lá tre ngoài khơi xa không bị bão tố vùi dập, thì cũng là những cái mồi cho những chiếc “tàu lạ” vỏ sắt kiên cố đâm húc cho đến chìm thảm hại…Trong cơn bĩ cực, ngư dân phải nhắm mắt đưa chân đến với “tín dụng đen”. Sự thờ ơ, thiếu quan tâm từ phía “ông đảng, ông nhà nước”, phải chăng là cơ hội cho tín dụng đen có cơ phát tác, khiến cho đời sống của bà con ngư dân vốn cơ cực lại càng cơ cực thêm… Rồi khi bắt được con tôm, đánh được mớ cá, hăm hở về đến bờ lại bị tư thương ép giá…
Biết bao chuyến viếng thăm “nước bạn”, “đảng bạn”; Những mỹ từ với các khẩu hiệu về sự hợp tác, về tình đoàn kết, được hai đảng, hai nhà nước đưa ra, xúc tiến, nhưng căng thẳng vẫn không được giải quyết. Tuần tra chung trên biển. Tập trận chung trên bờ…và các hoạt động của đảng, nhà nước, quân đội với phía Trung Quốc cũng không thể “hạ nhiệt” căng thẳng trên Biển Đông. Đảng CSVN thắt chặt tình hữu nghị với đảng CSTQ. Nhưng ngư dân VN chưa bao giờ có được “tình hữu nghị” đó. Họ vẫn phải “Độc lập tác chiến” giữa mù khơi, giữa dông tố và “tàu lạ”!
“…Kiên quyết phản đối”, hay là “Kịch liệt phản đối”, có phải là môn phái “võ mồm”?
Nhìn vào “sự cố môi trường biển” (cách mà đảng CSVN gọi về sự ô nhiễm môi trường biển kinh khủng mà phía CTY Formosa gây ra năm ngoái, mà người dân VN gọi là Biển chết); Cách giải quyết sự kiện này của đảng, nhà nước, chính phủ VN, cho thấy người ngư dân trông hòng gì?
Sau vài dòng “Kiên quyết phản đối” của người phát ngôn BNG; Sau bản tin thời sự, với thời lượng vài phút dành cho người phát ngôn của VTV, sự việc tiếp theo sẽ là gì? Là “chìm xuồng”, là “rơi vào im lặng đáng sợ”…
Chỉ có ngư dân VN là đối tượng trực tiếp chịu thiệt hại nặng nề bởi “Quy chế mới” này của nhà cầm quyền Bắc Kinh- Bạn bốn tốt của đảng CSVN.
“Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa”…,Và chủ nhân của nó thì “Cồn cào nhớ biển”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét