VNTB - Du khách Trung Quốc tại Việt Nam: xuyên tạc lịch sử?
Reply
forums, Mẫn Nhi, news, Trung Quốc, Việt Nam, VNTB
2.3.17
Du khách Trung Quốc trên một chiếc bè tại thác Bản Giốc (Cao Bằng). Ảnh: AFP
Mẫn Nhi (VNTB) Diễn viên Vinh Râu (Faptv) trong lần du lịch đảo Hòn Chồng (Nha Trang) đã sốc khi biết ở đây…. toàn người Trung Quốc. Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội,… ngập tràn người Trung Quốc. Một số người gắn nhãn “xấu xí” cho nhóm khách này khi đi đến nơi nào là ồn ào nơi đó, một số khác lại gắn nhãn “thích” – vì khách Trung Quốc ăn chơi rất “sộp” (hào phóng). Vậy khách Trung Quốc tại Việt Nam xấu xí hay là không?
Anh Michael Tatarski, trong bài viết về du lịch đăng tải trên SCMP đã có những nhận định tương đối thú vị.
Michael Tatarski đến với Đà Nẵng – một thành phố ven biển miền Trung, nơi có chùa Linh Ứng với bức tượng Phật khổng lồ, cho thấy một phiên bản khác về lịch sử và văn hóa của Việt Nam.
Hướng dẫn viên người Trung Quốc bày tỏ, Việt Nam hoàn toàn không phải là một phần của Trung Hoa, nhưng sự phụ thuộc vào Bắc Kinh vẫn hiện hữu. Hay bãi biển Mỹ Khê từng gọi là China Beach thời kỳ Mỹ hiện diện tại Việt Nam, và nó thuộc về Trung Quốc.
Những chia sẻ táo bạo như vậy vẫn diễn ra hằng ngày. Nhiều hướng dẫn viên chui bùng nổ để đáp ứng nhu cầu du lịch của người Trung Quốc tại Việt Nam. Họ biết “lấy lòng” du khách Trung Quốc, với quan điểm Trung Quốc là trung tâm, hoặc đơn giản là nhắc lại thời kỳ Trung Quốc làm bá chủ Đông Nam Á, đặc biệt là vùng biển Đông.
Điều này gây ra một sự mâu thuẫn, giữa chiều chuộng du khách để góp phần tăng trưởng ngành du lịch không khói với các vấn đề thuộc về chính trị.
2,7 triệu khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam vào năm 2016 – tăng 55% so với năm trước, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam. Điều đó có nghĩa là khách du lịch từ Trung Quốc đại lục chiếm 30% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.
Hầu hết du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng hoặc Nha Trang, hai thành phố nổi tiếng với những bãi biển gắn liền với hải sản. Ngoài sự ồn ào, chính quyền sở tại Việt Nam đau đầu với vấn nạn hướng dẫn viên du lịch.
Một số hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam đã bị cáo buộc rằng, họ nói Việt Nam ghét Trung Quốc, và rằng không nên tin bất cứ điều gì các hướng dẫn viên Việt Nam nói. Nhóm người hướng dẫn viên này cũng bị cáo buộc sử dụng tiếng Quan Thoại hay tiếng Quảng Đông để tránh hướng dẫn viên người Việt “hiểu họ đang nói gì”.
“Gần đây, một số hướng dẫn viên không có giấy phép người Trung Quốc đã cung cấp thông tin không chính xác về lãnh thổ và hải đảo tranh chấp [ở Biển Đông],” Nguyễn Hữu Tuấn, quản lý bán hàng tại Công ty Tour In-Out, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
“Hướng dẫn viên chui của Trung Quốc đã xóa bỏ sự thật, gây lo lắng cho người dân và chính phủ Việt Nam”, ông nói.
“Theo luật, người nước ngoài không được phép làm hướng dẫn viên du lịch ở nước ta", Trần Trà, Chủ tịch Tour Guide Club Đà Nẵng nói. Lúc đầu, “hướng dẫn viên người Việt mừng vì số lượng khách du lịch Trung Quốc gia tăng vào năm 2016”, ông nói, vì họ nghĩ rằng “nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội để kiếm được nhiều tiền hơn và nâng cao mức sống của họ”.
Nhưng điều ngược lại đã xảy ra - họ đã bị mất việc vì "nhà khai thác tour du lịch Trung Quốc đã tìm cách giao cho nhóm hướng dẫn viên chui người Trung Quốc”.
Ngoài các khía cạnh pháp lý, hướng dẫn viên người Việt còn cảm thấy bị xem thường bởi sự thiếu hợp tác từ các hướng dẫn viên và nhà khai thác du lịch Trung Quốc, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết.
Vào đầu tháng Bảy, căng thẳng nổ ra khi chính quyền Đà Nẵng và Nha Trang bắt đầu kiểm soát hướng dẫn viên trái phép. Đà Nẵng trục xuất bốn hướng dẫn của Trung Quốc liên quan đến làm việc chui, và phạt 4200 đô-la Mỹ, trong khi các công ty thuê mướn họ bị tịch thu giấy phép và phạt Mỹ 560 đô-la Mỹ. Cùng tháng, tỉnh Khánh Hòa, trục xuất 66 người Trung Quốc đang làm việc bất hợp pháp trong ngành du lịch.
Các cuộc xung đột ngày càng tăng liên quan đến hướng dẫn viên du lịch có thể được xem như là một phần của một câu chuyện lớn hơn về mối quan hệ giữa hai nước.
Mặc dù có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, Chính quyền và người dân Trung Quốc bất bình trong mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặc biệt là ở vùng biển Đông. Trong khi người Việt Nam tự hào về lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc của dân tộc, họ rất giận dữ khi biết tin về tình trạng người Trung Quốc tại nước mình.
Trong tháng sáu, một du khách Trung Quốc đã đốt tiền Việt Nam trước một quán bar ở Đà Nẵng. Khách Trung Quốc cũng bị cáo buộc quấy rối những người buôn bán hè phố, chi trả dịch vụ bằng đồng nhân dân tệ và đe dọa nhân viên tại sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang). Chính quyền Đà Nẵng đã phản ứng bằng cách phát hành 5.000 bản sao ứng xử cần biết bằng tiếng Trung, theo đó, liệt kê các hành vi cần được thực hành tại nước sở tại như: xếp hàng mua vé, tôn trọng văn hóa bản địa, không xả rác bừa bãi, không uống rượu say nơi công cộng.
Dù có những vết nứt như vậy, nhưng hào phóng trong chi tiêu du lịch của người Trung Quốc lại gây ra không ít cảm tình. Như Tuấn, đén từ Công ty In-Out Tour, cho biết, “trong thực tế, ngày càng có nhiều du khách Trung Quốc đến Việt Nam, và nó sẽ thúc đẩy du lịch địa phương, lẫn nền kinh tế”.
Đà Nẵng và Nha Trang hiện nay là hai trong số nhiều điểm nghỉ mát ưa thích cho gưới giàu có Trung Quốc, và chính quyền địa phương cũng tìm cách chiều lòng khách để móc hầu bao. Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết du khách Trung Quốc thất vọng vì số lượng hướng dẫn viên du lịch người Việt biết tiếng Trung còn ít, vì thế, cơ quan này đã tiến hành đào tạo thêm hướng dẫn để đáp ứng những nhu cầu này.
“Chúng tôi cũng đang hợp tác với Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, khu du lịch để xây dựng và cung cấp các nguồn nhân lực tiếng Trung.”
Trong khi đó, hãng hàng không VietJet ra mắt chuyến bay hàng tuần từ Trịnh Châu đến Đà Nẵng từ ngày 12/01/2017.
Thông qua các sáng kiến như thế này cũng nhưng ban hành quy tắc ứng xử bản địa, Đà Nẵng và Nha Trang hy vọng sẽ tiếp tục là địa điểm tìm đến ưa thích của du khách Trung Quốc ngay cả khi, chính quyền hai tỉnh này đã “tống cổ” một số hướng dẫn viên Trung Quốc với những phát ngôn sai lệch.
Anh Michael Tatarski, trong bài viết về du lịch đăng tải trên SCMP đã có những nhận định tương đối thú vị.
Michael Tatarski đến với Đà Nẵng – một thành phố ven biển miền Trung, nơi có chùa Linh Ứng với bức tượng Phật khổng lồ, cho thấy một phiên bản khác về lịch sử và văn hóa của Việt Nam.
Hướng dẫn viên người Trung Quốc bày tỏ, Việt Nam hoàn toàn không phải là một phần của Trung Hoa, nhưng sự phụ thuộc vào Bắc Kinh vẫn hiện hữu. Hay bãi biển Mỹ Khê từng gọi là China Beach thời kỳ Mỹ hiện diện tại Việt Nam, và nó thuộc về Trung Quốc.
Những chia sẻ táo bạo như vậy vẫn diễn ra hằng ngày. Nhiều hướng dẫn viên chui bùng nổ để đáp ứng nhu cầu du lịch của người Trung Quốc tại Việt Nam. Họ biết “lấy lòng” du khách Trung Quốc, với quan điểm Trung Quốc là trung tâm, hoặc đơn giản là nhắc lại thời kỳ Trung Quốc làm bá chủ Đông Nam Á, đặc biệt là vùng biển Đông.
Điều này gây ra một sự mâu thuẫn, giữa chiều chuộng du khách để góp phần tăng trưởng ngành du lịch không khói với các vấn đề thuộc về chính trị.
2,7 triệu khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam vào năm 2016 – tăng 55% so với năm trước, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam. Điều đó có nghĩa là khách du lịch từ Trung Quốc đại lục chiếm 30% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.
Hầu hết du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng hoặc Nha Trang, hai thành phố nổi tiếng với những bãi biển gắn liền với hải sản. Ngoài sự ồn ào, chính quyền sở tại Việt Nam đau đầu với vấn nạn hướng dẫn viên du lịch.
Một số hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam đã bị cáo buộc rằng, họ nói Việt Nam ghét Trung Quốc, và rằng không nên tin bất cứ điều gì các hướng dẫn viên Việt Nam nói. Nhóm người hướng dẫn viên này cũng bị cáo buộc sử dụng tiếng Quan Thoại hay tiếng Quảng Đông để tránh hướng dẫn viên người Việt “hiểu họ đang nói gì”.
“Gần đây, một số hướng dẫn viên không có giấy phép người Trung Quốc đã cung cấp thông tin không chính xác về lãnh thổ và hải đảo tranh chấp [ở Biển Đông],” Nguyễn Hữu Tuấn, quản lý bán hàng tại Công ty Tour In-Out, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
“Hướng dẫn viên chui của Trung Quốc đã xóa bỏ sự thật, gây lo lắng cho người dân và chính phủ Việt Nam”, ông nói.
“Theo luật, người nước ngoài không được phép làm hướng dẫn viên du lịch ở nước ta", Trần Trà, Chủ tịch Tour Guide Club Đà Nẵng nói. Lúc đầu, “hướng dẫn viên người Việt mừng vì số lượng khách du lịch Trung Quốc gia tăng vào năm 2016”, ông nói, vì họ nghĩ rằng “nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội để kiếm được nhiều tiền hơn và nâng cao mức sống của họ”.
Nhưng điều ngược lại đã xảy ra - họ đã bị mất việc vì "nhà khai thác tour du lịch Trung Quốc đã tìm cách giao cho nhóm hướng dẫn viên chui người Trung Quốc”.
Ngoài các khía cạnh pháp lý, hướng dẫn viên người Việt còn cảm thấy bị xem thường bởi sự thiếu hợp tác từ các hướng dẫn viên và nhà khai thác du lịch Trung Quốc, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết.
Vào đầu tháng Bảy, căng thẳng nổ ra khi chính quyền Đà Nẵng và Nha Trang bắt đầu kiểm soát hướng dẫn viên trái phép. Đà Nẵng trục xuất bốn hướng dẫn của Trung Quốc liên quan đến làm việc chui, và phạt 4200 đô-la Mỹ, trong khi các công ty thuê mướn họ bị tịch thu giấy phép và phạt Mỹ 560 đô-la Mỹ. Cùng tháng, tỉnh Khánh Hòa, trục xuất 66 người Trung Quốc đang làm việc bất hợp pháp trong ngành du lịch.
Các cuộc xung đột ngày càng tăng liên quan đến hướng dẫn viên du lịch có thể được xem như là một phần của một câu chuyện lớn hơn về mối quan hệ giữa hai nước.
Mặc dù có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, Chính quyền và người dân Trung Quốc bất bình trong mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặc biệt là ở vùng biển Đông. Trong khi người Việt Nam tự hào về lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc của dân tộc, họ rất giận dữ khi biết tin về tình trạng người Trung Quốc tại nước mình.
Trong tháng sáu, một du khách Trung Quốc đã đốt tiền Việt Nam trước một quán bar ở Đà Nẵng. Khách Trung Quốc cũng bị cáo buộc quấy rối những người buôn bán hè phố, chi trả dịch vụ bằng đồng nhân dân tệ và đe dọa nhân viên tại sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang). Chính quyền Đà Nẵng đã phản ứng bằng cách phát hành 5.000 bản sao ứng xử cần biết bằng tiếng Trung, theo đó, liệt kê các hành vi cần được thực hành tại nước sở tại như: xếp hàng mua vé, tôn trọng văn hóa bản địa, không xả rác bừa bãi, không uống rượu say nơi công cộng.
Dù có những vết nứt như vậy, nhưng hào phóng trong chi tiêu du lịch của người Trung Quốc lại gây ra không ít cảm tình. Như Tuấn, đén từ Công ty In-Out Tour, cho biết, “trong thực tế, ngày càng có nhiều du khách Trung Quốc đến Việt Nam, và nó sẽ thúc đẩy du lịch địa phương, lẫn nền kinh tế”.
Đà Nẵng và Nha Trang hiện nay là hai trong số nhiều điểm nghỉ mát ưa thích cho gưới giàu có Trung Quốc, và chính quyền địa phương cũng tìm cách chiều lòng khách để móc hầu bao. Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết du khách Trung Quốc thất vọng vì số lượng hướng dẫn viên du lịch người Việt biết tiếng Trung còn ít, vì thế, cơ quan này đã tiến hành đào tạo thêm hướng dẫn để đáp ứng những nhu cầu này.
“Chúng tôi cũng đang hợp tác với Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, khu du lịch để xây dựng và cung cấp các nguồn nhân lực tiếng Trung.”
Trong khi đó, hãng hàng không VietJet ra mắt chuyến bay hàng tuần từ Trịnh Châu đến Đà Nẵng từ ngày 12/01/2017.
Thông qua các sáng kiến như thế này cũng nhưng ban hành quy tắc ứng xử bản địa, Đà Nẵng và Nha Trang hy vọng sẽ tiếp tục là địa điểm tìm đến ưa thích của du khách Trung Quốc ngay cả khi, chính quyền hai tỉnh này đã “tống cổ” một số hướng dẫn viên Trung Quốc với những phát ngôn sai lệch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét