Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Trùm lãnh đạo nào đứng đằng sau việc thâu tóm Cảng Quy Nhơn với giá bèo?


Trùm lãnh đạo nào đứng đằng sau việc thâu tóm Cảng Quy Nhơn với giá bèo?

Đăng bởi Elvis Ất on Wednesday, March 29, 2017 | 29.3.17



Trong bài viết "Các quan chức cộng sản đã trở thành "siêu giàu" bằng cách nào?" (1), chúng ta thấy kể từ khi Phan Văn Khải ký nghị định 64/2002, các con "siêu sâu" cộng sản đã trở thành "siêu giàu" theo con đường "tài sản của nhân dân => tài sản của nhà nước => tài sản của đảng => tài sản của đảng viên". Tiến trình này vẫn được tiếp diễn và cụ thể là vụ cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, một cơ sở có khối tài sản khổng lồ đã được các quan cho đại hạ giá xuống còn vài trăm tỷ đồng - để bán lại cho chính mình, người thân, đàn em qua tấm bình phong của tay chân doanh nghiệp.






Đằng sau đám tay chân doanh nghiệp này là những tên cộm cán nào trong đảng CSVN?


Một năm sau khi "giải phóng" miền Nam, Cảng Quy Nhơn, thuộc tỉnh Bình Định, được quốc doanh hóa để "tài sản nhân dân" rơi vào tay "nhà nước" là Bộ Giao thông Vận tải. Đến năm 1993, tài sản nhà nước được chuyển sang tài sản của đảng qua việc biến cảng thành một doanh nghiệp nhà nước với sự thống trị của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.


Năm 2009, DNNN đổi tên thành Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Tháng 7-2013, Vinalines chuyển nó thành Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP).


Vào ngày 22-7-2013, các quan tham cộng sản ký quyết định số 336/QĐ-HHVN để cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn với một giá bèo mạt hạng: 404 tỷ đồng. Tức là vỏn vẹn 17,8 triệu đô! (2)


Trong khi đó Cảng Quy Nhơn bao gồm những gì?


Gồm:


- Khu bến cảng Thị Nại với 6 bến cảng có lượng bốc dỡ tổng cộng 12.850.300 tấn hàng vào năm 2014.


- 300.000 m2 đất ngay trong nội thành Quy Nhơn.


- 20.960 kho.


- 48.000 m2 bãi chứa container,


- Trụ sở làm việc 3 tầng,


- Mấy chục gian nhà,


- 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng. Chỉ riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn đã có giá trên thị trường khoảng 150 tỷ đồng.


- 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824m, trong đó mức đầu tư xây dựng cho riêng cầu tàu số 6 đã hơn 1.000 tỷ đồng.


Chỉ cần nhìn giá xây dựng 1 cầu tàu 1000 tỷ đã hơn gấp đôi toàn bộ cảng Quy Nhơn được định giá 404 tỷ đồng bởi các quan tham.


Một so sánh khác: Toàn bộ tài sản 404 tỷ đồng chỉ có gấp hai rưỡi giá của một cần cẩu là 150 tỷ đồng!


Thêm một so sánh: Toàn bộ cảng Quy Nhơn 440 tỉ đồng này chỉ bằng giá trị... 2 cặp giò của Hồ Chí Minh trong công trình tượng đài 1400 tỷ của tượng đài Hồ tại Sơn La.


Với giá trị rẻ như bèo này, các quan tham đã tiến hành việc chia chát Cảng Quy Nhơn qua cái gọi là mua cổ phần theo 2 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Tháng 9-2013 thâu tóm 8,08 triệu cổ phần; trong đó một nửa lọt vào tay Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành có trụ sở ở tận Hà Nội.


Giai đoạn 2: Tháng 6-2015, thêm 10,5 triệu cổ phần lọt vào tay Cty Hợp Thành. Và 3 tháng sau bán tiếp 19,8 triệu cổ phần cho công ty này.


Kết quả: Cty Hợp Thành nắm giữ Cảng Quy Nhơn 86,23% và chỉ trả 440 tỉ đồng - 17,8 triệu đô.


Điều quan trọng nhất cần ghi nhận là sau khi bán cho Cty Hợp Thành 4,04 triệu cổ phần vào tháng 9 năm 2013 thì vào tháng 9 năm 2014 tỉnh Bình Định phê duyệt phát triển Cảng Quy Nhơn với quy mô gấp hơn 4 lần, mở rộng lên 95 ha, sau đó bổ sung thêm 21 ha. Dự kiến lượng hàng hóa thông qua cảng mỗi năm sẽ tăng từ 7 triệu tấn lên 18 triệu tấn sau năm 2020 và 30 triệu tấn mỗi năm sau 2030. Cảng Quy Nhơn sẽ là điểm tiếp nhận hàng hóa đầu mối của các tỉnh Nam Trung Bộ-Tây Nguyên đến các cửa khẩu của Việt Nam với Lào, Campuchia. (3)


Thế là sau khi tỉnh phê chuẩn, đóng dấu bảo đảm cho sự phát triển của cảng Quy Nhơn, tháng 6-2015 các quan tức tốc chuyển 19,8 triệu cổ phần vào tay "tư nhân" của các quan mà bình phong là Cty Hợp Thành.


Cty Hợp Thành nắm giữ Cảng Quy Nhơn 86,23%. Còn lại là 13.77% là của đảng và nhà nước. Để làm chi? Để với tư cách nhà nước, các quan tham sẽ tiếp tục lấy tiền thuế của dân để bơm vào cảng theo hướng "quy mô" của các quan chức Bình Định và lợi nhuận sẽ về tay Hợp Thành 86,23%.


Bên cạnh Cảng Quy Nhơn, trước đó các quan tham trong Bộ Giao thông Vận tải cũng đã "cúng" cho Ct Hợp Thành một khu đất vàng với diện tích hơn 8.000m2 tại 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. (4)


Hợp Thành cũng là công ty được các quan tham lót đường và giao cho hàng loạt dự án lớn như dự án Nhiệt điện Vũng Áng, dự án Nhiệt điện Thái Bình 1 & 2, Khu liên hiệp gang thép Hà Tĩnh, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, Khách sạn Dầu khí Thái Bình, dự án xây dựng tòa nhà văn phòng Mitec, tòa nhà Văn phòng 69 Nguyễn Du... và là công ty cung cấp máy móc thiết bị cho các Dự án trọng điểm của ngành Dầu khí.


Cho đến nay, không có nhiều thông tin về thành phần ban giám đốc và hội đồng quản trị của công ty Hợp Thành. Vào trang nhà của công ty này, bấm vào chuyên mục Giới Thiệu - Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc thì là một trang trống.


Tổng giám đốc của công ty là Nguyễn Văn Bản và chỉ tìm thấy được đề cập đến trong một thông tin về một chuyến du lịch hè của công ty vào năm 2011 (5). Nguyễn Văn Bản là em của Nguyễn Thị Minh Huệ - còn được gọi là Huệ Lừa, là đàn em thân tín của Hoàng Trung Hải.


Chủ tịch HĐQT của Hợp Thành là Lê Hồng Thái. Ông này từng là Ủy viên HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ tháng 10/2010 đến tháng 7/2011, là giai đoạn Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận đang nắm quyền PVC (6). Từ tháng 12/2008, Lê Hồng Thái đã làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico (PVC-IMICO) là một đơn vị thành viên của PVC. Từ cuối năm 2015 tới nay, Lê Hồng Thái là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Cảng Quy Nhơn.


Toàn bộ Cty Hợp Thành nằm trong tay gia đình của Lê Hồng Thái. Lê Hồng Thái đang nắm giữ 45%, vợ nắm 36% và con trai nắm 19% cổ phần.


Lê Hồng Thái là em con dì của Ủy viên Bộ Chính Trị Hoàng Trung Hải.


Năm 2013, Hoàng Trung Hải trong vai trò Phó Thủ tướng đã ra lệnh bán chỉ định giá nội bộ 850 triệu đồng tòa nhà 69 Nguyễn Du của UBND TP. Hà Nội cho PVC mà Lê Hồng Thái đã làm Chủ tịch HĐQT. Sau đó, Lê Hồng Thái "chuyển nhượng" tòa nhà này lại cho công ty Hợp Thành. Và Phan Thị Hương - vợ của Hoàng Trung Hải lại là một thành viên cổ đông của công ty Hợp Thành.


Vào thời điểm Cảng Quy Nhơn bị cổ phần hóa (2013), Hoàng Trung Hải là Phó Thủ tướng phụ trách về lãnh vực kinh tế ngành của Chính phủ, trực tiếp phụ trách các bộ Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, và Tài nguyên - Môi trường.


Theo một số thông tin không chính thức, cha của Hoàng Trung Hải là người Tàu có tên là Sì Sói. Trong lý lịch đảng viên năm 1952 của Hoàng Trung Hải còn lưu trữ ở Cục Cán bộ Bộ Quốc phòng thì Hải khai mình là dân tộc Trung Hoa. Trong lý lịch khai lại tháng 4/1954 thì khai là Hoa Kiều.


Tóm lại, Cảng Quy Nhơn qua bàn tay phù thủy của các quan tham đã trở thành tài sản riêng của các quan chức cộng sản đầu não - và có thể rơi vào tay một người Tàu đang ngồi trong Bộ Chính trị đảng CSVN.


Ngoài Hoàng Trung Hải ra, còn có những quan tham nào khác?


Câu hỏi này sẽ được trả lời - không phải bởi thế lực "thù địch" bên ngoài nào cả. Nó sẽ được trả lời bởi các thế lực đang thù địch nhau trong nội bộ đảng đang sắp sửa nổ tung trước thềm hội nghị TƯ 5 của đảng này.


29.03.2017


Vũ Đông Hà
(Dân Làm Báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét