Không biết Thủ tướng còn thời gian ăn ngủ nữa không?
1
news
21.3.17
VTC
(VTC News) - 'Mọi thứ có vẻ đều đang đổ dồn lên cho Thủ tướng và xử lý cho hết, không biết Thủ tướng còn thời gian để ăn và ngủ nữa không?' - TS Nguyễn Sĩ Dũng đặt câu hỏi.
Kêu Thủ tướng và xin Thủ tướng có vẻ như đang là mô thức vận hành của nền quản trị quốc gia. Bị cát tặc đe dọa- kêu Thủ tướng. Bị chậm trễ trong việc điều tra tội phạm ấu dâm- kêu Thủ tướng. Xây resort- xin ý kiến Thủ tướng. Điều chỉnh giá xăng dầu- xin ý kiến Thủ tướng…
Mọi thứ có vẻ đều đang đổ dồn lên cho Thủ tướng. Và xử lý cho hết, không biết Thủ tướng còn thời gian để ăn và ngủ nữa không?
(Dồn việc cho Thủ tướng) làm cho không chỉ người đứng đầu Chính phủ bị quá tải, mà còn chế độ trách nhiệm rất khó vận hành, khả năng phản ứng nhanh nhạy trước các vấn đề của đất nước bị hạn chế.
TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên PCN Văn phòng Quốc hội
Dồn hết việc lên cho Thủ tướng quả thực là một hiện tượng rất đáng quan ngại. Nó làm cho không chỉ người đứng đầu Chính phủ bị quá tải, mà còn chế độ trách nhiệm rất khó vận hành, khả năng phản ứng nhanh nhạy trước các vấn đề của đất nước bị hạn chế.
Vấn đề là tại sao các cấp, các ngành lại dồn hết việc lên cho Thủ tướng như vậy? Dưới đây, có lẽ, là những nguyên nhân cơ bản.
Trước hết, đó là vấn đề phân cấp, phân quyền không đủ rõ ràng, mạch lạc. Kể từ khi Hiến pháp năm 1960 được thông qua, chúng ta đã áp dụng mô hình song trùng trực thuộc kiểu Xô Viết cho hệ thống quản lý nhà nước.
Nét đặc trưng của mô hình này là các cơ quan quản lý nhà nước các cấp vừa trực thuộc UBND cùng cấp, vừa trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên. Chính sự song trùng trực thuộc này làm phát sinh nhu cầu phải xin ý kiến cả hai nơi.
Và kiểu gì thì cũng phải xin ý kiến cấp trên: xã xin ý kiến huyện, huyện xin ý kiến tỉnh, tỉnh xin ý kiến trung ương. Và hậu quả là cả 63 tỉnh, thành đều xếp hàng xin ý kiến Thủ tướng.
Bị "cát tặc" đe doạ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh đã phải "cầu cứu Thủ tướng.
Trong quá trình đổi mới, Chính phủ đã cố gắng phân quyền nhiều hơn cho các địa phương. Tuy nhiên, việc này thường được triển khai theo nhu cầu thực tế, mà ít được dẫn dắt bởi một lý thuyết nào cả. Ngoài ra, việc phân quyền lại thường không đi kèm với việc bổ sung các thiết chế giám sát phù hợp, nên sự tự tung, tự tác đã xảy ra ở khá nhiều nơi.
Bài liên quan
Bị đe dọa, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ‘cầu cứu’ Thủ tướng
Mô hình Xô Viết còn được ví là mô hình búp bê Nga Matroshka. Nghĩa là trong lòng một con búp bê to có một con nhỏ hơn, trong lòng con nhỏ hơn có một con nhỏ hơn nữa... Các con búp bê này to nhỏ khác nhau nhưng đều giống y chang như nhau.
Các cấp chính quyền to nhỏ khách nhau, nhưng chức năng, nhiệm vụ đều giống y chang như nhau. Cấp nào cũng có chức năng bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật, chức năng kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… Với sự phân chia thẩm quyền trùng lặp như vậy, thì nhu cầu xin ý kiến cấp trên là một sự tất yếu khách quan.
Mặc dù, với quy định “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương” (Khoản 2, Điều 112), Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra cơ sở hiến định để chúng ta có thể vượt qua sự trùng lắp vô tận của mô hình Xô Viết, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã không cụ thể hóa thành công quy định nói trên.
Về cơ bản, chúng ta vẫn đang vận hành nền quản trị quốc gia trong khuôn khổ của hệ chuẩn Xô Viết. Mà như vậy thì hiện tượng dồn việc cho Thủ tướng còn chưa thể giảm.
TS Nguyễn Sĩ Dũng nói: "Mọi thứ có vẻ đều đang đổ dồn lên cho Thủ tướng. Và xử lý cho hết, không biết Thủ tướng còn thời gian để ăn và ngủ nữa không?"
Hai là, do tuân thủ mô hình song trùng trực thuộc, nên chúng ta không có được một hệ thống các cơ quan quyền lực công có thẩm quyền độc lập. Trong lúc đó, ở tất cả các nước văn minh và phát triển, một hệ thống quyền lực công có thẩm quyền độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm trật tự và pháp luật.
“Thủ trưởng” của các cơ quan này chỉ là pháp luật. Ví dụ, trên đầu Tổng cục Thuế chỉ là pháp luật về thuế; trên đầu Tổng cục hàng không chỉ là pháp luật về hàng không… Khi có vấn đề xảy ra trong lĩnh vực của mình, các cơ quan quyền lực công sẽ phản ứng tức thì mà không phải xin ý kiến ai cả.
Bài liên quan
Mô hình Xô Viết còn được ví là mô hình búp bê Nga Matroshka. Nghĩa là trong lòng một con búp bê to có một con nhỏ hơn, trong lòng con nhỏ hơn có một con nhỏ hơn nữa... Các con búp bê này to nhỏ khác nhau nhưng đều giống y chang như nhau.
Các cấp chính quyền to nhỏ khách nhau, nhưng chức năng, nhiệm vụ đều giống y chang như nhau. Cấp nào cũng có chức năng bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật, chức năng kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… Với sự phân chia thẩm quyền trùng lặp như vậy, thì nhu cầu xin ý kiến cấp trên là một sự tất yếu khách quan.
Mặc dù, với quy định “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương” (Khoản 2, Điều 112), Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra cơ sở hiến định để chúng ta có thể vượt qua sự trùng lắp vô tận của mô hình Xô Viết, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã không cụ thể hóa thành công quy định nói trên.
Về cơ bản, chúng ta vẫn đang vận hành nền quản trị quốc gia trong khuôn khổ của hệ chuẩn Xô Viết. Mà như vậy thì hiện tượng dồn việc cho Thủ tướng còn chưa thể giảm.
TS Nguyễn Sĩ Dũng nói: "Mọi thứ có vẻ đều đang đổ dồn lên cho Thủ tướng. Và xử lý cho hết, không biết Thủ tướng còn thời gian để ăn và ngủ nữa không?"
Hai là, do tuân thủ mô hình song trùng trực thuộc, nên chúng ta không có được một hệ thống các cơ quan quyền lực công có thẩm quyền độc lập. Trong lúc đó, ở tất cả các nước văn minh và phát triển, một hệ thống quyền lực công có thẩm quyền độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm trật tự và pháp luật.
“Thủ trưởng” của các cơ quan này chỉ là pháp luật. Ví dụ, trên đầu Tổng cục Thuế chỉ là pháp luật về thuế; trên đầu Tổng cục hàng không chỉ là pháp luật về hàng không… Khi có vấn đề xảy ra trong lĩnh vực của mình, các cơ quan quyền lực công sẽ phản ứng tức thì mà không phải xin ý kiến ai cả.
Bài liên quan
Nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sĩ Dũng: 'Ở Hà Nội, muốn nhanh thì cứ phải từ từ'
Thủ tướng Chính phủ, tất nhiên, cao hơn các cơ quan này, nhưng chỉ ở nghĩa là Thủ tướng có thể thay đổi chính sách, pháp luật mà các cơ quan này phải tuân theo, chứ không có nghĩa là Thủ tướng trực tiếp ra lệnh cho các cơ quan này.
Một hệ thống như vậy không chỉ có khả năng phản ứng chủ động, nhanh chóng trước các vấn đề của đất nước, mà còn làm cho chính sách, pháp luật trở nên đáng tin cậy hơn nhiều.
Một hệ thống cái gì cũng phải xin ý kiến tất nhiên là phản ứng rất chậm trễ và làm cho cơ quan cấp trên luôn luôn bị quá tải. Ngoài ra, trong một hệ thống như vậy, rủi ro của việc ý kiến của cơ quan cấp trên và quy định của pháp luật có thể không trùng hợp với nhau là rất khó loại trừ.
Ba là, việc chức năng, nhiệm vụ không được phân định rõ ràng đang tạo cơ hội cho tâm lý dựa dẫm, ỷ lại bùng phát. Một việc không rõ thẩm quyền thì tốt nhất là xin ý kiến Thủ tướng. Một việc đã rõ thẩm quyền, nhưng xin ý kiến Thủ tướng sẽ đỡ phần trách nhiệm thì tại sao lại không xin?! Xin ý kiến để không phải chịu trách nhiệm đang là tâm lý khá phổ biến của nhiều lãnh đạo địa phương và các ngành hiện nay.
Từ những phân tích trên, để khắc phục tình trạng dồn việc cho Thủ tướng, đẩy mạnh cải cách thể chế là hết sức quan trọng. Nhiệm vụ trọng tâm ở đây là phải thể chế hóa cho được quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc “phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”.
Thủ tướng Chính phủ, tất nhiên, cao hơn các cơ quan này, nhưng chỉ ở nghĩa là Thủ tướng có thể thay đổi chính sách, pháp luật mà các cơ quan này phải tuân theo, chứ không có nghĩa là Thủ tướng trực tiếp ra lệnh cho các cơ quan này.
Một hệ thống như vậy không chỉ có khả năng phản ứng chủ động, nhanh chóng trước các vấn đề của đất nước, mà còn làm cho chính sách, pháp luật trở nên đáng tin cậy hơn nhiều.
Một hệ thống cái gì cũng phải xin ý kiến tất nhiên là phản ứng rất chậm trễ và làm cho cơ quan cấp trên luôn luôn bị quá tải. Ngoài ra, trong một hệ thống như vậy, rủi ro của việc ý kiến của cơ quan cấp trên và quy định của pháp luật có thể không trùng hợp với nhau là rất khó loại trừ.
Ba là, việc chức năng, nhiệm vụ không được phân định rõ ràng đang tạo cơ hội cho tâm lý dựa dẫm, ỷ lại bùng phát. Một việc không rõ thẩm quyền thì tốt nhất là xin ý kiến Thủ tướng. Một việc đã rõ thẩm quyền, nhưng xin ý kiến Thủ tướng sẽ đỡ phần trách nhiệm thì tại sao lại không xin?! Xin ý kiến để không phải chịu trách nhiệm đang là tâm lý khá phổ biến của nhiều lãnh đạo địa phương và các ngành hiện nay.
Từ những phân tích trên, để khắc phục tình trạng dồn việc cho Thủ tướng, đẩy mạnh cải cách thể chế là hết sức quan trọng. Nhiệm vụ trọng tâm ở đây là phải thể chế hóa cho được quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc “phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét