Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Cái kết đắng cho những mafia làm kinh tế


Cái kết đắng cho những mafia làm kinh tế

Đăng bởi Ha Tran on Wednesday, March 22, 2017 | 22.3.17

Khối tài sản ‘kỳ lạ’ của người nhiều tiền nhất sàn chứng khoán Việt – ông Trịnh Văn Quyết

Mặc dù sở hữu khối tài sản gần 2 tỷ USD trên sàn chứng khoán, nhưng tên ông Trịnh Văn Quyết vẫn không xuất hiện trong danh sách người giàu trên thế giới theo thống kê của Forbes đến hiện tại. Dư luận đặc ra câu hỏi, liệu có phải vì ông Quyết kinh doanh trên mồ hôi nước mắt, cướp đoạt ruộng đất của dân nghèo, đẩy người dân vào con đường túng quẫn nên mới không được công nhận?


Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết có những dự án bất động sản trải dài khắp cả nước, những dự án của FLC đi đến đâu thì gieo rắc cho người dân bao đau thương mất mát đến đấy. Vì thế mà người ta ví von ông Quyết như một mafia làm kinh tế. Nhờ sử dụng thủ đoạn cực kỳ gian xảo mà ông Quyết có khối tài sản kếch xù khổng lồ.

Theo thống kê tài sản trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay, người nhiều tiền nhất lại chính là ông Trịnh Văn Quyết–Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC với 44.000 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD. Nhưng trong danh sách tỷ phú USD vừa công bố, thì chỉ ghi nhận Việt Nam chỉ có 2 tỷ phú USD thế giới, là ông Phạm Nhật Vượng-Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, với khối tài sản ròng đạt 2,4 tỷ USD và bà Nguyễn Thị Phương Thảo-Tổng giám đốc Vietjet Air với 1,2 tỷ USD.


Forbes lý giải vì sao Trịnh Văn Quyết không được xếp hạng tỷ phú USD, là do khối tài sản khổng lồ này của ông chủ FLC biến động rất thất thường, bởi hơn 98% khối tài sản này phụ thuộc vào biến động của thị giá cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.


Trước đó, CTCP Xây dựng Faros nắm giữ cổ phiếu ROS “lá bùa” giúp FLC tăng hàng nghìn tỷ đồng, chỉ là công ty cho thuê đồ thể thao, vui chơi giải trí, bán đồ ăn uống…nhưng bất ngờ 430 triệu cổ phiếu ROS được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Từ một doanh nghiệp “siêu nhỏ”, nhưng bỗng “lột xác” thành nhà thầu xây dựng, đảm nhận nhiều dự án nghìn tỷ của FLC. Đáng chú ý, phần lớn cổ phiếu ROS đều nằm trong tay của các thành viên HĐQT công ty mẹ FLC. Điển hình là ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch FLC là cổ đông lớn nhất của Faros, sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, chiếm 41,79% vốn điều lệ (tính đến 6/7/2016). Như vậy giá ROS tăng cao chủ yếu là do nhóm cổ đông FLC đã “phù phép” bằng cách sử dụng dòng tiền “ảo diệu”.




Ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo được vinh danh là tỷ phú đô la của Việt Nam

Theo TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính và đầu tư thuộc Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng, cách tính người giàu ở Việt Nam hiện nay đơn giản là lấy niêm yết nhân với số lượt cổ phiếu để ra giá trị tiền. Trong khi những tổ chức quốc tế như Forbes, việc đánh giá tài sản dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó tiêu chí cuối cùng là chuyển hết tài sản người sở hữu có được (trừ căn nhà ở) thành USD để đưa vào mức tỷ phú hay triệu phú. Đặc biệt, các tổ chức quốc tế xem xét rất thận trọng tiểu sử của cổ phiếu đó, chẳng hạn như: cổ phiếu niêm yết bao nhiêu lâu, giá cổ phiếu đó có an toàn không?

“Ai cũng biết 1 giá cổ phiếu khi giao dịch mà khối lượng lớn liên tục thì mới thành giá. Còn nếu có 5 triệu cổ phiếu mà chỉ giao dịch 3.000-5.000 cổ phiếu thì giá đó người ta chưa công nhận. Thứ hai là một cổ phiếu phải có lịch sử ít nhất là 2-3 năm niêm yết thì tài sản đó người ta mới công nhận. Đấy là tôi chỉ nói 2 tiêu chí đó, còn nhiều tiêu chí khác nữa”, TS Hiển khẳng định


Còn nhớ trước đó, tờ Wall Street Journal dẫn lời lãnh đạo HOSE yêu cầu Faros giải trình giá cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết. Vì họ nghi ngờ kết quả kinh doanh của công ty này không tương xứng với mức tăng giá hiện tại của cổ phiếu. Nhưng đến nay câu trả lời vẫn còn đang bỏ ngỏ.


Hoàng Phúc


(Blue)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét