Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016
Việt Nam đang ở ngã ba đường sau mười năm được ra khỏi CPC
VNTB- Việt Nam đang ở ngã ba đường sau mười năm được ra khỏi CPC
1
democracy, Việt Nam đang ở ngã ba đường sau mười năm được ra khỏi CPC, VNTB,Vũ Quốc Ngữ
16.11.16
Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), ngày 10/11/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
WASHINGTON, DC - Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC), Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nhận thấy Việt Nam đã có tiến bộ nhưng vẫn còn phải vượt qua một chặng đường dài trước mắt để đạt được sự tôn trọng hoàn toàn về tự do tôn giáo. USCIRF cũng quan sát với sự quan ngại về việc Quốc hội Việt Nam muốn bỏ phiếu để thông qua luật quản lý tôn giáo mới.
"Việt Nam đang ở ngã ba đường," Chủ tịch Thomas J. Reese S.J. của USCIRF giải thích. "Chính phủ Việt Nam cần phải ngừng đàn áp các tín hữu và ban hành luật mà luật này phải tôn trọng tự do tôn giáo. Nếu không, USCIRF sẽ phải tiếp tục kêu gọi đưa Việt Nam vào CPC."
Sự tự do trong thực hành một đức tin hay tín ngưỡng tại Việt Nam đã đi một chặng đường dài kể từ những ngày đen tối sau khi cộng sản tiến chiếm năm 1975. Nhiều cá nhân và cộng đồng tôn giáo có thể thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ một cách tự do, cởi mở, và không sợ hãi.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam có những vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo ở nhiều nơi trên đất nước mới mức độ rất đáng lo ngại. Ở một số nơi, chính quyền địa phương quấy rối và phân biệt đối xử đối với các tổ chức tôn giáo chưa đăng ký và ở nơi khác, chính quyền đe dọa tín đồ tôn giáo, buộc tín đồ phải ra khỏi nơi thờ phượng và phá hủy cơ sở tôn giáo. Các quan chức thực thi pháp luật tiếp tục bắt bớ và bỏ tù nhiều cá nhân do tín ngưỡng tôn giáo của họ hoặc vì sự vận động tự do tôn giáo của họ, trong đó có mục sư Nguyễn Công Chính; Hòa thượng Thạch Thuol của Phật giáo Krom Khmer; tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Minh và Thượng tọa Thích Quảng Độ. Nhiều người khác đã bị đánh đập bởi công an và côn đồ do chính quyền chỉ đạo.
Phạm vi và quy mô của những vi phạm này chỉ ra rằng Việt Nam vẫn chưa thực sự tôn trọng quyền phổ quát về tự do tôn giáo và tín ngưỡng theo quy định của pháp luật và công ước quốc tế.
Luật của Việt Nam về tôn giáo và tín ngưỡng mà Quốc hội dự kiến sẽ xem xét vào cuối tháng này sẽ là một lựa chọn khó khăn cho chính phủ: hoặc nó muốn mang đến những thay đổi tích cực để đạt đến tiêu chuẩn tự do tôn giáo quốc tế hoặc nó có thể duy trì hiện trạng.
Sự thay đổi bao gồm một số ngôn ngữ tích cực. Luật mới sẽ mở rộng tư cách pháp nhân cho một số tổ chức tôn giáo, giảm thời gian mà các tổ chức tôn giáo phải chờ đăng ký với chính phủ, khuyến khích việc thành lập các trường tôn giáo, và đơn giản hóa yêu cầu của chính phủ về một số hoạt động tôn giáo (như luân chuyển chức sắc hoặc tiến hành một số sự kiện) bằng việc thông báo với chính quyền.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức tôn giáo và quan sát quốc tế xem dự luật về cơ bản chưa hoàn thiện bởi vì nó sẽ làm tăng sự kiểm soát của chính phủ đối với đời sống tôn giáo và biến một số hoạt động tôn giáo thành bất hợp pháp tùy thuộc vào sự giải thích của lực lượng thực thi pháp luật. Dự luật cũng sẽ hạn chế quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng bằng những quy định mơ hồ về an ninh quốc gia, những quy định có thể được diễn giải một cách rất rộng.
Luật mới nên tôn trọng tự do tôn giáo. Yêu cầu đăng ký, nếu còn tồn tại, chỉ nên là tự nguyện, đơn giản; hoạt động nội bộ, như việc điều chuyển của giới chức tôn giáo và kế hoạch hoạt động không nên bị quản lý bởi nhà nước, và các tín hữu cần được bảo vệ khỏi sự lạm quyền của các quan chức.
USCIRF kêu gọi Hoa Kỳ để tiếp tục thảo luận với chính phủ Việt Nam về chính sách tự do tôn giáo, bao gồm luật tôn giáo và việc thực hiện, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng xem chương về Việt Nam trong Báo cáo thường niên năm 2016 của USCIRF (trong tiếng Anh và tiếng Việt).
Để phỏng vấn một ủy viên của USCIRF, xin vui lòng liên hệ với USCIRF tại media@uscirf.gov hoặc 202-786-0615.
Nguồn: Vietnam: At a Crossroads, 10 Years after CPC Designation Removed
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét