VNTB- ‘Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương’ Trương Minh Tuấn
Reply
‘Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương’ Trương Minh Tuấn, news, Phạm Chí Dũng, VNTB
14.11.16
Phạm Chí Dũng
Người Việt
"Tay kiếm" Trương Minh Tuấn
“Tay kiếm lạnh lùng và tàn nhẫn”
Trương Minh Tuấn đang vụt nổi lên khung trời “định hướng tư tưởng” khuôn sẵn cho “nền báo chí cách mạng” ở Việt Nam. Trái ngược với một Võ Văn Thưởng hoàn toàn mờ nhạt từ khi được điều động từ TP.HCM ra trung ương để trám vào cái ghế trưởng ban tuyên giáo trung ương của Đinh Thế Huynh, ông Tuấn có quá nhiều triển vọng trở thành một “tay kiếm” được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sủng ái nhưng lại khiến báo giới quốc doanh run như cầy sấy.
“Ở Việt Nam, không hề có mâu thuẫn giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước đối với báo chí,” ông Tuấn, bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông nhưng cũng được Bộ Chính Trị cho kiêm chức phó trưởng ban tuyên giáo trung ương từ Tháng Bảy, vừa tung ra loạt hai bài trên báo đảng Nhân Dân vào Tháng Mười năm nay với tựa đề rất “tư tưởng Nguyễn Phú Trọng:” “Nhận diện nguy cơ ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục.”
“Tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” là hai cụm từ được Tổng Bí Thư Trọng đặc cách nhấn mạnh tại hội nghị trung ương 4 hồi Tháng Mười, như một loại nguy cơ mà có thể khiến đảng cầm quyền của ông biến mất. Ngay lập tức, những cụm từ đặc thù chuyên chính này được ông Tuấn hăng hái lặp lại. Không những thế, ông Tuấn còn phát triển thêm nội hàm của nghị quyết trung ương 4: “Kiên quyết loại bỏ những phần tử có biểu hiện ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ ra khỏi chức vụ lãnh đạo các cơ quan báo chí.”
“Nói là làm.” Tháng Mười năm 2016 đã đi vào lịch sử của nền “báo chí cách mạng” với hàng loạt vụ “trảm.” Có lẽ phải rất lâu nữa giới nhà báo quốc doanh mới lãng quên được cơn khủng hoảng đột biến này.
Nhiều cái tên đã bị “trảm” như Ngyễn Như Phong của tờ báo chuyên chính Petrotimes, Lê Bình của VTV24, Võ Khối của báo Thanh Niên, Nguyễn Thanh Phong của báo Lao Động và Xã Hội. Cũng trong Tháng Mười, đã có hai tờ báo điện tử là Petrotimes và Tầm Nhìn bị đình bản – quá nhiều so với mật độ xử lý báo chí thưa thớt trước đây.
Báo giới nhà nước rúng động ghê gớm. Chỉ dám thầm thì hoặc tảng lờ trong các cuộc họp nội bộ, nhưng bùng phát trong các quán cà phê, nhiều nhà báo cho rằng đây thực sự là một chiến dịch “đánh” báo chí mà ông Trương Minh Tuấn là “tay kiếm” chủ công và có đủ đức tính lạnh lùng, tàn nhẫn.
Nguy cơ “trở cờ”
Tuy nhiên, chiến dịch “trảm” báo chí không thuần túy mang một màu sắc, mà với những gam màu khác nhau. Nếu vụ Nguyễn Như Phong bị cách chức được nhận định mang màu sắc đơn thuần chính trị khi cho đăng bài phỏng vấn của “phản động Người Buôn Gió” trên Petrotimes, thì những trường hợp bị kỷ luật khác bị cho là liên quan đến hoặc nhóm lợi ích truyền thông, hoặc đến “truyền thông bẩn” qua vụ nước mắm. Hai ông Trọng và Tuấn đang cố gắng xóa nhòa cả hai gam màu ấy trên bức tranh chỉ muốn một màu của đảng.
Khác hẳn với động tác rề rà của những năm trước và rù rì ngay cả trong bối cảnh một đề án “tinh gọn báo chí” xuất hiện vào đầu năm 2015, đảng ra tay quyết liệt hơn hẳn vào nửa cuối năm 2016. Có phải vì năm 2015 chưa có Luật Báo Chí sửa đổi? Hay những người bên đảng chưa giải quyết xong “cuộc chiến quyền lực” với những người bên chính phủ? Cả hai nguyên do này đều có thể xác đáng.
Nhưng nguồn cơn mà nghe nói giới đảng đã giật nảy mình là vụ nhà báo Nguyễn Như Phong của tờ Petrotimes. Nếu chiếu theo các tiêu chí về đạo đức và năng lực đảng viên của Tổng Bí Thư Trọng thì đại tá công an – nhà báo Nguyễn Như Phong đã thể hiện quá đủ. Bằng chứng hùng hồn và hùng hổ nhất là từ khi về Petrotimes làm tổng biên tập, ông Phong đã biến tờ báo này thành một mũi xung kích cúc cung cho đảng để tấn công trên diện rộng và có chiều sâu đối với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền mới bộc phát Việt Nam.
Sự việc Nguyễn Như Phong chứng minh một phản đề kinh khủng về triết học Cộng Sản: Không phải lịch sử bao giờ cũng được biện chứng. Những gì mà “lý luận Mác – Lê Nin” và “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong dĩ vãng chỉ còn là “cái móng tay” so với quyền lợi nhóm vào thời nay. Nguyễn Như Phong “trở cờ” nhanh gọn và dứt khoát cũng vì thế.
Muốn “giữ cờ,” ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn cách dùng “bạo lực cách mạng.” Hơn lúc nào hết và hơn ai hết, ông Trương Minh Tuấn đang trở thành một mũi giáo phù hợp đắc lực cho chiến dịch lấy lại thanh thế cho đảng của ông Trọng.
“Cảnh sát tư tưởng”
Tuy thế, dư luận cũng cho rằng ngoài mục tiêu “làm sạch báo chí” như chủ trương và cách thức “chống tham nhũng” của Tổng Bí Thư Trọng đã phát ra, một mục tiêu khác không thể lẫn vào đâu được là giới định hướng và quản lý báo chí muốn nhân chiến dịch này để thanh loại một số lãnh đạo báo không ăn cánh hoặc thuộc phe “đối lập” (không phải bất đồng chính kiến mà đối lập về quyền lực và lợi ích trong nội bộ) – một cách tương tự với chiến dịch “luân chuyển cán bộ” ba giai đoạn mà “kiến trúc sư” của ông Trong là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Tô Huy Rứa đã tiến hành rất thành công từ trong nguyên năm 2015, mang về kết quả sáng láng để ông Trọng “ngồi” tiếp một nửa hoặc cả nhiệm kỳ khóa 12, trong khi bản thân ông Rứa phải “nghỉ,” còn đối thủ nặng ký nhất của ông Trọng là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thậm chí không còn chỗ đứng trong ban chấp hành trung ương.
Giờ đây, sau hội nghị trung ương 4 với khẩu hiệu giương cao ngọn cờ “chống tự chuyển hóa, tự diễn biến” của Tổng Bí Thư Trọng, “tay kiếm” Trương Minh Tuấn đã nổi rõ độ sắc bén của mình.
Sau khi được Bộ Chính Trị điều động thêm về ban tuyên giáo, về thực chất, ông Tuấn trở thành “người của đảng.”
Nhưng cũng bởi quá sốt sắng biểu hiện “tính đảng,” trong bài hai của loạt bài đăng trên báo Nhân Dân vào Tháng Mười, tác giả Trương Minh Tuấn đã phạm một sai lầm nghiêm trọng và mang tính xúc phạm nhân cách khi quy “các phần tử cơ hội chính trị” vào nhóm lợi ích kim tiền như sau:
“Một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình?”)
Dù chiến dịch làm sạch báo chí của ông Trương Minh Tuấn có thể nhận được tình cảm đồng thuận vì khía cạnh “tính nhân dân” của nó, nhưng cái cách mà ông quy kết đối với giới bất đồng chính kiến lại khiến cho nhiều người đọc nhìn nhận về giọng điệu của ông không khác gì “cảnh sát tư tưởng,” và ông đang làm thay nhiệm vụ trấn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí của ngành công an.
Điều kỳ lạ là trong lúc ông Tuấn đang muốn “công an hóa báo chí” như thế, đã xuất hiện một khuynh hướng khá trái ngược trong nội bộ đảng CSVN và biểu lộ rõ trên mặt truyền thông: Tháng Chín, Cựu Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Vũ Ngọc Hoàng viết loạt bài về “kiểm soát quyền lực” trên báo điện tử VietNamNet và được một số dư luận hoan nghênh bởi vì ông Hoàng lần đầu tiên can đảm đặt vấn đề cần thúc đẩy “tam quyền phân lập” và xã hội dân sự.
“Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương” Trương Minh Tuấn
Logic tiếp tới sẽ là việc ông Trương Minh Tuấn trở thành “tay kiếm” sắc nhất để tiếp tục thực hiện chiến dịch “trảm” báo chí, trong đó một phần sẽ khiến nhiều tổng biên tập báo phải quy thuận với Tổng Bí Thư Trọng.
Nền “báo chí cách mạng” cũng bởi thế sẽ càng bi kịch hơn: Sau chiến dịch xử lý nhiều nhân vật đầu não báo chí, sẽ xuất hiện “cơ chế chính ủy” trong các báo nhà nước, tương tự những “điển hình tiên tiến” mà ông Trương Minh Tuấn ca ngợi như các báo đảng Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân.
Khi đó, báo chí nhà nước sẽ còn viết được gì? Hay sẽ chỉ còn biết đồng ca “Vừng trời đông, ánh hồng tươi sáng bừng lên…?”
Ông Tuấn được nhiều người bình luận rằng ông là người có tham vọng chính trị ngùn ngụt, và trong một hoàn cảnh cần thiết, thậm chí ông còn tỏ ra sắt son với đảng hơn nhiều so với các ủy viên Bộ Chính Trị. Theo đó, ông đang được “quy hoạch” để trở thành tân ủy viên Bộ Chính Trị trong tương lai, thậm chí là tương lai gần.
Trong khi cựu phó bí thư TP.HCM Võ Văn Thưởng, không hiểu vì lý do gì, vẫn quá vắng bóng trên các diễn đàn chính trị, ngày càng nhiều người bắt đầu nghĩ đến một chức vị mang tính thay thế: “Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương” Trương Minh Tuấn.
Trương Minh Tuấn đang vụt nổi lên khung trời “định hướng tư tưởng” khuôn sẵn cho “nền báo chí cách mạng” ở Việt Nam. Trái ngược với một Võ Văn Thưởng hoàn toàn mờ nhạt từ khi được điều động từ TP.HCM ra trung ương để trám vào cái ghế trưởng ban tuyên giáo trung ương của Đinh Thế Huynh, ông Tuấn có quá nhiều triển vọng trở thành một “tay kiếm” được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sủng ái nhưng lại khiến báo giới quốc doanh run như cầy sấy.
“Ở Việt Nam, không hề có mâu thuẫn giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước đối với báo chí,” ông Tuấn, bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông nhưng cũng được Bộ Chính Trị cho kiêm chức phó trưởng ban tuyên giáo trung ương từ Tháng Bảy, vừa tung ra loạt hai bài trên báo đảng Nhân Dân vào Tháng Mười năm nay với tựa đề rất “tư tưởng Nguyễn Phú Trọng:” “Nhận diện nguy cơ ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục.”
“Tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” là hai cụm từ được Tổng Bí Thư Trọng đặc cách nhấn mạnh tại hội nghị trung ương 4 hồi Tháng Mười, như một loại nguy cơ mà có thể khiến đảng cầm quyền của ông biến mất. Ngay lập tức, những cụm từ đặc thù chuyên chính này được ông Tuấn hăng hái lặp lại. Không những thế, ông Tuấn còn phát triển thêm nội hàm của nghị quyết trung ương 4: “Kiên quyết loại bỏ những phần tử có biểu hiện ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ ra khỏi chức vụ lãnh đạo các cơ quan báo chí.”
“Nói là làm.” Tháng Mười năm 2016 đã đi vào lịch sử của nền “báo chí cách mạng” với hàng loạt vụ “trảm.” Có lẽ phải rất lâu nữa giới nhà báo quốc doanh mới lãng quên được cơn khủng hoảng đột biến này.
Nhiều cái tên đã bị “trảm” như Ngyễn Như Phong của tờ báo chuyên chính Petrotimes, Lê Bình của VTV24, Võ Khối của báo Thanh Niên, Nguyễn Thanh Phong của báo Lao Động và Xã Hội. Cũng trong Tháng Mười, đã có hai tờ báo điện tử là Petrotimes và Tầm Nhìn bị đình bản – quá nhiều so với mật độ xử lý báo chí thưa thớt trước đây.
Báo giới nhà nước rúng động ghê gớm. Chỉ dám thầm thì hoặc tảng lờ trong các cuộc họp nội bộ, nhưng bùng phát trong các quán cà phê, nhiều nhà báo cho rằng đây thực sự là một chiến dịch “đánh” báo chí mà ông Trương Minh Tuấn là “tay kiếm” chủ công và có đủ đức tính lạnh lùng, tàn nhẫn.
Nguy cơ “trở cờ”
Tuy nhiên, chiến dịch “trảm” báo chí không thuần túy mang một màu sắc, mà với những gam màu khác nhau. Nếu vụ Nguyễn Như Phong bị cách chức được nhận định mang màu sắc đơn thuần chính trị khi cho đăng bài phỏng vấn của “phản động Người Buôn Gió” trên Petrotimes, thì những trường hợp bị kỷ luật khác bị cho là liên quan đến hoặc nhóm lợi ích truyền thông, hoặc đến “truyền thông bẩn” qua vụ nước mắm. Hai ông Trọng và Tuấn đang cố gắng xóa nhòa cả hai gam màu ấy trên bức tranh chỉ muốn một màu của đảng.
Khác hẳn với động tác rề rà của những năm trước và rù rì ngay cả trong bối cảnh một đề án “tinh gọn báo chí” xuất hiện vào đầu năm 2015, đảng ra tay quyết liệt hơn hẳn vào nửa cuối năm 2016. Có phải vì năm 2015 chưa có Luật Báo Chí sửa đổi? Hay những người bên đảng chưa giải quyết xong “cuộc chiến quyền lực” với những người bên chính phủ? Cả hai nguyên do này đều có thể xác đáng.
Nhưng nguồn cơn mà nghe nói giới đảng đã giật nảy mình là vụ nhà báo Nguyễn Như Phong của tờ Petrotimes. Nếu chiếu theo các tiêu chí về đạo đức và năng lực đảng viên của Tổng Bí Thư Trọng thì đại tá công an – nhà báo Nguyễn Như Phong đã thể hiện quá đủ. Bằng chứng hùng hồn và hùng hổ nhất là từ khi về Petrotimes làm tổng biên tập, ông Phong đã biến tờ báo này thành một mũi xung kích cúc cung cho đảng để tấn công trên diện rộng và có chiều sâu đối với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền mới bộc phát Việt Nam.
Sự việc Nguyễn Như Phong chứng minh một phản đề kinh khủng về triết học Cộng Sản: Không phải lịch sử bao giờ cũng được biện chứng. Những gì mà “lý luận Mác – Lê Nin” và “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong dĩ vãng chỉ còn là “cái móng tay” so với quyền lợi nhóm vào thời nay. Nguyễn Như Phong “trở cờ” nhanh gọn và dứt khoát cũng vì thế.
Muốn “giữ cờ,” ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn cách dùng “bạo lực cách mạng.” Hơn lúc nào hết và hơn ai hết, ông Trương Minh Tuấn đang trở thành một mũi giáo phù hợp đắc lực cho chiến dịch lấy lại thanh thế cho đảng của ông Trọng.
“Cảnh sát tư tưởng”
Tuy thế, dư luận cũng cho rằng ngoài mục tiêu “làm sạch báo chí” như chủ trương và cách thức “chống tham nhũng” của Tổng Bí Thư Trọng đã phát ra, một mục tiêu khác không thể lẫn vào đâu được là giới định hướng và quản lý báo chí muốn nhân chiến dịch này để thanh loại một số lãnh đạo báo không ăn cánh hoặc thuộc phe “đối lập” (không phải bất đồng chính kiến mà đối lập về quyền lực và lợi ích trong nội bộ) – một cách tương tự với chiến dịch “luân chuyển cán bộ” ba giai đoạn mà “kiến trúc sư” của ông Trong là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Tô Huy Rứa đã tiến hành rất thành công từ trong nguyên năm 2015, mang về kết quả sáng láng để ông Trọng “ngồi” tiếp một nửa hoặc cả nhiệm kỳ khóa 12, trong khi bản thân ông Rứa phải “nghỉ,” còn đối thủ nặng ký nhất của ông Trọng là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thậm chí không còn chỗ đứng trong ban chấp hành trung ương.
Giờ đây, sau hội nghị trung ương 4 với khẩu hiệu giương cao ngọn cờ “chống tự chuyển hóa, tự diễn biến” của Tổng Bí Thư Trọng, “tay kiếm” Trương Minh Tuấn đã nổi rõ độ sắc bén của mình.
Sau khi được Bộ Chính Trị điều động thêm về ban tuyên giáo, về thực chất, ông Tuấn trở thành “người của đảng.”
Nhưng cũng bởi quá sốt sắng biểu hiện “tính đảng,” trong bài hai của loạt bài đăng trên báo Nhân Dân vào Tháng Mười, tác giả Trương Minh Tuấn đã phạm một sai lầm nghiêm trọng và mang tính xúc phạm nhân cách khi quy “các phần tử cơ hội chính trị” vào nhóm lợi ích kim tiền như sau:
“Một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình?”)
Dù chiến dịch làm sạch báo chí của ông Trương Minh Tuấn có thể nhận được tình cảm đồng thuận vì khía cạnh “tính nhân dân” của nó, nhưng cái cách mà ông quy kết đối với giới bất đồng chính kiến lại khiến cho nhiều người đọc nhìn nhận về giọng điệu của ông không khác gì “cảnh sát tư tưởng,” và ông đang làm thay nhiệm vụ trấn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí của ngành công an.
Điều kỳ lạ là trong lúc ông Tuấn đang muốn “công an hóa báo chí” như thế, đã xuất hiện một khuynh hướng khá trái ngược trong nội bộ đảng CSVN và biểu lộ rõ trên mặt truyền thông: Tháng Chín, Cựu Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Vũ Ngọc Hoàng viết loạt bài về “kiểm soát quyền lực” trên báo điện tử VietNamNet và được một số dư luận hoan nghênh bởi vì ông Hoàng lần đầu tiên can đảm đặt vấn đề cần thúc đẩy “tam quyền phân lập” và xã hội dân sự.
“Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương” Trương Minh Tuấn
Logic tiếp tới sẽ là việc ông Trương Minh Tuấn trở thành “tay kiếm” sắc nhất để tiếp tục thực hiện chiến dịch “trảm” báo chí, trong đó một phần sẽ khiến nhiều tổng biên tập báo phải quy thuận với Tổng Bí Thư Trọng.
Nền “báo chí cách mạng” cũng bởi thế sẽ càng bi kịch hơn: Sau chiến dịch xử lý nhiều nhân vật đầu não báo chí, sẽ xuất hiện “cơ chế chính ủy” trong các báo nhà nước, tương tự những “điển hình tiên tiến” mà ông Trương Minh Tuấn ca ngợi như các báo đảng Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân.
Khi đó, báo chí nhà nước sẽ còn viết được gì? Hay sẽ chỉ còn biết đồng ca “Vừng trời đông, ánh hồng tươi sáng bừng lên…?”
Ông Tuấn được nhiều người bình luận rằng ông là người có tham vọng chính trị ngùn ngụt, và trong một hoàn cảnh cần thiết, thậm chí ông còn tỏ ra sắt son với đảng hơn nhiều so với các ủy viên Bộ Chính Trị. Theo đó, ông đang được “quy hoạch” để trở thành tân ủy viên Bộ Chính Trị trong tương lai, thậm chí là tương lai gần.
Trong khi cựu phó bí thư TP.HCM Võ Văn Thưởng, không hiểu vì lý do gì, vẫn quá vắng bóng trên các diễn đàn chính trị, ngày càng nhiều người bắt đầu nghĩ đến một chức vị mang tính thay thế: “Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương” Trương Minh Tuấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét