PHỎNG VẤN TS. ĐINH HOÀNG THẮNG VỀ BẦU CỬ Ở MỸ
TS. Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ VN tại Hà Lan và Bỉ, nguyên TBT Tuần báo Quốc tế.
.Phỏng vấn TS. Đinh Hoàng Thắng về bầu cử ở Mỹ:
“CƠN SÓNG DỮ” TRUMP TRÀN LÊN “CON ĐÊ” HILLARY
“Một người đàn ông thừa gái đẹp và tiền bạc, tuyên bố không thèm nhận đồng lương tổng thống. Một người đàn bà thượng lưu, đầy quyền lực và danh vọng. Vậy cái gì đã thúc đẩy sự dấn thân quyết liệt, bền bỉ của cả hai nếu như không phải vì tương lai của nước Mỹ, và hẳn nhiên, trong đó có tương lai của thế giới…”. TS. Đinh Hoàng Thắng trả lời như vậy trong cuộc phỏng vấn về sự kiện khiến hàng tỷ người trên hành tinh chưa hết choáng váng sau “ngày phán quyết” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
* Tại sao có hiện tượng “gió đổi chiều” như đã xẩy ra trong ngày 8/11, thưa TS?
- Có nhiều lý do nhưng tôi chỉ nhấn mạnh ba điểm. Thứ nhất, ông Trump đại diện cho cơn sóng dữ của một bộ phận lớn trong dân chúng Mỹ, những người bằng lá phiếu của mình có thể quyết định ai là người để họ giao phó tương lai. Ông Trump biết cách điều tiết cơn giận dữ của tầng lớp bình dân này chống lại Washington. Ông ấy chạm đúng vào những bất an và những lo ngại của họ. Ông ấy đã nói một cách bộc trực và giản dị nỗi đau mà họ từng gánh chịu. Một bí mật công khai là Trump phát huy tối đa được sức mạnh của facebook (Trước đây, Roosevelt dùng ra-đi-ô, Reagan dùng TV).
- Thứ hai, bà Clinton giống như một con đê đã được đắp lên để bảo vệ cho giới thượng lưu Mỹ. Bà là một chính trị gia lão luyện, nhưng không được đa số cử tri lựa chọn, vì đảng Dân chủ của bà đã nắm quyền 2 nhiệm kỳ, vì gia đình bà đã chiếm Nhà Trắng quá lâu. Ông nhà từng làm 8 năm tổng thống, bà 4 năm ngoại trưởng. Người Mỹ vốn năng động và thích thay đổi. Ông Obama thì quá thánh thiện, bà Clinton bị coi là giả dối. Trump là sự lựa chọn tốt hơn, vì ông trần tục từ trong ra ngoài. Nước Mỹ luôn vĩ đại vì sự trần tục của nó. “Cơn sóng dữ” Trump tràn lên “con đê” Hillary một cách nghẹt thở đối với nhiều cử tri là vì vậy.
- Lý do thứ ba, cử tri Mỹ chán ghét việc xem chính khách là khuôn mẫu. Họ ít khi tin vào các chính khách, họ coi việc lấy chính khách làm khuôn mẫu là di sản của lối sống từ thời bộ lạc. Điều này lại là điểm cộng cho Trump vì ông này chưa bao giờ là chính khách cả. Một bộ phận lớn dân Mỹ không quan tâm đến chính trị và họ cũng không đầu tư xúc cảm vào chính trị. Họ chọn người để làm những việc lớn cho nước Mỹ. Và họ không để cho truyền thông đánh lừa. Vì vậy, mới có chuyện báo chí hướng họ theo một đằng thì họ lại hành động một nẻo.
Tân Tổng thống Mỹ cùng vợ Melania Trump và con trai.
* Ông dự đoán nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump sẽ như thế nào?
- Một người đàn ông thừa gái đẹp và tiền bạc, tuyên bố không thèm nhận đồng lương tổng thống. Một người đàn bà thượng lưu, đầy quyền lực và danh vọng. Vậy cái gì đã thúc đẩy sự dấn thân quyết liệt, bền bỉ của cả hai nếu như không phải vì tương lai của nước Mỹ, và hẳn nhiên, trong đó có tương lai của thế giới… Và sau khi cử tri đã quyết định thắng bại, họ bắt tay hợp tác mà tuyệt nhiên không có màn truy sát nhau, sau cái gọi là “đấu tranh nội bộ trong đảng hoặc giữa các đảng”.
- Cộng hòa đại thắng vì hiện nay chiếm đa số ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện. Đây là thuận lợi cho một tổng thống và rất thuận lợi cho sự “khởi nghiệp” của Trump. Rồi đây, Dân chủ có chiếm lại được hay không thì chưa thể biết trước. Trump có bài diễn văn mừng chiến thắng ôn tồn, đầy dáng dấp tổng thống và tinh thần đoàn kết. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng nói ngay đến nhu cầu hợp tác giữa hai đảng. Cả Hillary Clinton lẫn Barack Obama xác nhận phán quyết của cử tri và kêu gọi đoàn kết với tân Tổng thống. Việc bàn giao đang khởi sự giữa một Tổng thống Dân chủ và một Tổng thống Cộng hòa. Sau một ngày hốt hoảng, cổ phiếu Hoa Kỳ tăng giá trở lại!
- Nước Mỹ vẫn tiếp tục là cường quốc hàng đầu thế giới nhưng sẽ có nhiều thay đổi về chính sách. Tuy nhiên, cuộc công kích của ông Trump vào hệ thống chính trị lâu nay sẽ diễn ra như thế nào thì còn là một câu hỏi mở. Ai cũng biết, đập dễ hơn xây. Vừa qua ông đã đập phá, nay tái xây dựng hệ thống chắc chắn khó hơn nhiều, nhất là với một nước Mỹ chia rẽ ghê gớm như mùa bầu cử đã cho thấy. Tuy nhiên, giữa hai sự lựa chọn, một bên không đáng tin, một bên là mạo hiểm, đa số cử tri Mỹ, như đã thấy, lựa chọn sự mạo hiểm như một khát vọng muốn thay đổi!
* Vâng, bà Clinton thất cử làm một số người Việt Nam cảm thấy bâng khuâng. Ông bình luận như thế nào về chuyện này?
- Có thể do những người đó chưa đủ thông tin. Họ bị quyến rũ bởi hình ảnh hai mẹ con bà Hillary đội nón lá Việt và đi thăm một trại lợn đâu đó ở ta. Họ không biết rằng, những ngày cuối của chuyến thăm Việt Nam hồi đó, bà ấy đã không bắt tay bất cứ một quan chức Việt Nam nào nữa cả, sau cái buổi Tổng Bí thư ta đã hăng hái lên án chiến tranh, lên án chủ nghĩa đế quốc trước mặt chồng bà, lúc bấy giờ là một quốc khách, có mặt tại văn phòng Trung ương Đảng. Sau cái vụ mà người Mỹ gọi là xì-căng-đan ấy, bà chỉ tiếp ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm tại sảnh Quốc hội, chứ không chịu tiếp bên trong văn phòng của bà như thường lệ. Đối với ngoại giao, đấy là một sự đáp trả khá thô bạo.
* Thế còn “xoay trục” thưa ông, bà ấy là một tác giả của chính sách này?
- Vâng, bà ấy có sang Hà Nội tuyên bố Mỹ “xoay trục”, nhưng đấy là vì lợi ích của nước Mỹ. Hơn nữa, “xoay trục”, nếu người Mỹ không làm đến nơi đến chốn thì đấy là con dao hai lưỡi. Bây giờ còn phải chờ xem Tổng thống đắc cử Trump sẽ làm gì với cái “xoay trục” ấy.
* Nay đã có kết quả nhưng báo chí Mỹ vẫn liên tục đưa ra những bài viết bày tỏ sự bi quan và lo ngại đối với Trump, chưa kể còn có biểu tình đốt hình nộm Trump, trương biểu ngữ “Ông không phải tổng thống của chúng tôi”. Xin TS bình luận?
- Vâng, ngay sau ngày bầu cử, Tổng Biên tập Tạp chí “The New Yorker” đã có một bài viết gây chấn động, với tiêu đề “Bi kịch của nước Mỹ”. Vị TBT này đánh giá Trump thắng cử là một đòn choáng váng đối với tinh thần Mỹ, là một sự kiện rất có thể sẽ đưa đất nước vào một giai đoạn bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội mà chưa ai hình dung ra. Việc đa số cử tri quyết định sống với thế giới phù phiếm, giả dối và liều lĩnh của Trump, quay lưng lại với các chuẩn mực dân chủ là một thực tế sẽ dẫn đến mọi hình thức suy tàn và khốn khó cho chính nước Mỹ.
- Nhưng như thế mới là Mỹ! Ý kiến của mọi người hoàn toàn có thể đối nghịch nhau. Không ngẫu nhiên, ngay trong đêm mừng chiến thắng, ta thấy một Trump điềm tĩnh, từ dáng di chuyển ra sân khấu đến phong cách diễn thuyết điệu đà như một MC thực thụ… Nghĩa là ông ấy được chuẩn bị rất kỹ. Ông ấy biết nước Mỹ đang bị chia rẽ khủng khiếp, cho nên một trong những tuyên ngôn đầu tiên hôm ấy là lời hiệu triệu “đã đến lúc hàn gắn sự chia rẽ!” Đã không có một tờ báo nào “được chỉ đạo” để ca ngợi ông ấy anh minh, ông ấy tuyệt vời cả! Chính bản thân Trump phải tuyên bố, rằng bầu cử đã kết thúc nhưng công việc bây giờ mới bắt đầu. Trump vẫn là một ẩn số lớn, rất lớn, không chỉ với thế giới.
- Nhưng Trump là con người của hành động. Còn hơn hai tháng nữa, ngày 20/1/2017, mới đến lễ đăng quang (nhậm chức), nhưng các cố vấn hàng đầu của ông đã bắt tay vào việc tiếp nhận các hồ sơ từ đội ngũ của Obama. Danh sách chính phủ mới đã lọt ra ngoài, có tin tân Ngoại trưởng của nước Mỹ là Newt Gingrich, vị cựu Chủ tịch Hạ viện nay đã 73 tuổi. Ông này đã ở Hạ viện 20 năm nay và tính khí bốc đồng cũng không kém ông Trump.
* Bang giao Mỹ-Việt rồi đây sẽ thế nào, thưa TS?
- Vạn pháp đều do nhân duyên sinh khởi! Nhiều lần tôi đã nói đấy là một tương quan vừa duyên vừa nợ. Thời của Trump ta chưa thể biết cái “DUYÊN” sẽ tụ về nhiều hay những gánh “NỢ” lại ấp đến. Trump là một nhà doanh nghiệp. Ông từng nói sẽ quản trị nước Mỹ như một đại công ty. Chưa rõ ông sẽ ra đòn về đối ngoại như thế nào. Nếu đối ngoại ông cũng làm như thế thì mọi tính toán sẽ được quyết định nhanh. Ông sẽ không rề rà mất thời gian vào những quan hệ vô bổ.
- Bang giao Mỹ-Việt sẽ tùy thuộc vào các nỗ lực tiếp theo của Việt Nam và không thể chệch khỏi khuôn khổ mới trong chính sách đối ngoại của Trump. Cứ theo như ông nói, ông muốn đạt đến một thế giới hòa bình, ổn định với ít xung đột, cùng chung sống. Ông muốn đề xuất một chính sách đối ngoại mới tập trung vào việc thúc đẩy lợi ích quốc gia cốt lõi, thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, giảm nhẹ căng thẳng trên thế giới. Vì vậy, Trump cũng đòi xem xét lại các thất bại trong chính sách đối ngoại trước đây. Ông muốn tạo ra những người bạn mới, xây dựng lại các liên minh cũ và đưa các đồng minh mới vào khuôn khổ.
- Trump đã thể hiện rõ quan điểm về sự cần thiết tăng cường sức mạnh quân sự cho Hoa Kỳ. Ông tuyên bố khi nước Mỹ không được chuẩn bị thì đó là lúc nguy hiểm nhất. Ông chủ trương, nước Mỹ phải ngăn chặn, phải tránh và chế ngự xung đột thông qua sức mạnh quân sự không thể nghi ngờ của mình. Ông muốn xây dựng một quân đội mạnh để không phải dùng đến!
* Thưa TS, báo chí thế giới cũng nói về sự khởi đầu của một kỷ nguyên đầy rẫy những biến động khó lường. Ông bình luận như thế nào về nguy cơ này?
- Chúng ta thấy sự rạn nứt bắt đầu trong hệ thống đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á ngay cả trước bầu cử. Phi tuyên bố công khai “tách” khỏi Mỹ, Mã xích lại gần Trung Quốc hơn, cả hai nước này đều tăng cường quan hệ hợp tác mọi mặt, kể cả về an ninh và quốc phòng với Bắc Kinh.
- Nếu Trump đảo ngược chính sách “xoay trục” của Mỹ, thì Trung Quốc ngay lập tức sẽ tìm được thời điểm phù hợp cho kế hoạch đang ấp ủ của mình. Nếu Trump thực hiện như cam kết lúc tranh cử, tức là rút khỏi TPP trong 100 ngày đầu ở Nhà Trắng thì sẽ có nhiều hệ lụy. Một khi điều đó xẩy ra, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hơn sáng kiến OBOR (một vành đai, một con đường). Mỹ sẽ đổi chác vấn đề châu Á nào cho Trung Quốc vì lợi ích của nước Mỹ là một trong những ẩn số lớn nhất của “hậu bầu cử”.
* TS. vừa ở Nhật về, ông thấy người Nhật đối với bầu cử Mỹ như thế nào?
- Một số nhà báo tại Câu lạc bộ báo chí và các giáo sư Nhật tôi có dịp tiếp xúc tại hai trường đại học Waseda và Takushoku đều nói rằng, quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn, nhưng ông Shinzo Abe sẽ chủ động và phối hợp chặt chẽ hơn, nhất là đối với yêu cầu Nhật phải chia sẻ bớt gánh nặng an ninh cho Mỹ trong khu vực.
- Thủ tướng Shinzo Abe đã ngay lập tức có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trum khoảng 20 phút và hai ông dự kiến sẽ có cuộc gặp gỡ ngày 17/11 tới tại New York khi ông Shinzo Abe ghé qua trên đường đi Peru tham dự hội nghị APEC./.
.Phỏng vấn TS. Đinh Hoàng Thắng về bầu cử ở Mỹ:
“CƠN SÓNG DỮ” TRUMP TRÀN LÊN “CON ĐÊ” HILLARY
“Một người đàn ông thừa gái đẹp và tiền bạc, tuyên bố không thèm nhận đồng lương tổng thống. Một người đàn bà thượng lưu, đầy quyền lực và danh vọng. Vậy cái gì đã thúc đẩy sự dấn thân quyết liệt, bền bỉ của cả hai nếu như không phải vì tương lai của nước Mỹ, và hẳn nhiên, trong đó có tương lai của thế giới…”. TS. Đinh Hoàng Thắng trả lời như vậy trong cuộc phỏng vấn về sự kiện khiến hàng tỷ người trên hành tinh chưa hết choáng váng sau “ngày phán quyết” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
* Tại sao có hiện tượng “gió đổi chiều” như đã xẩy ra trong ngày 8/11, thưa TS?
- Có nhiều lý do nhưng tôi chỉ nhấn mạnh ba điểm. Thứ nhất, ông Trump đại diện cho cơn sóng dữ của một bộ phận lớn trong dân chúng Mỹ, những người bằng lá phiếu của mình có thể quyết định ai là người để họ giao phó tương lai. Ông Trump biết cách điều tiết cơn giận dữ của tầng lớp bình dân này chống lại Washington. Ông ấy chạm đúng vào những bất an và những lo ngại của họ. Ông ấy đã nói một cách bộc trực và giản dị nỗi đau mà họ từng gánh chịu. Một bí mật công khai là Trump phát huy tối đa được sức mạnh của facebook (Trước đây, Roosevelt dùng ra-đi-ô, Reagan dùng TV).
- Thứ hai, bà Clinton giống như một con đê đã được đắp lên để bảo vệ cho giới thượng lưu Mỹ. Bà là một chính trị gia lão luyện, nhưng không được đa số cử tri lựa chọn, vì đảng Dân chủ của bà đã nắm quyền 2 nhiệm kỳ, vì gia đình bà đã chiếm Nhà Trắng quá lâu. Ông nhà từng làm 8 năm tổng thống, bà 4 năm ngoại trưởng. Người Mỹ vốn năng động và thích thay đổi. Ông Obama thì quá thánh thiện, bà Clinton bị coi là giả dối. Trump là sự lựa chọn tốt hơn, vì ông trần tục từ trong ra ngoài. Nước Mỹ luôn vĩ đại vì sự trần tục của nó. “Cơn sóng dữ” Trump tràn lên “con đê” Hillary một cách nghẹt thở đối với nhiều cử tri là vì vậy.
- Lý do thứ ba, cử tri Mỹ chán ghét việc xem chính khách là khuôn mẫu. Họ ít khi tin vào các chính khách, họ coi việc lấy chính khách làm khuôn mẫu là di sản của lối sống từ thời bộ lạc. Điều này lại là điểm cộng cho Trump vì ông này chưa bao giờ là chính khách cả. Một bộ phận lớn dân Mỹ không quan tâm đến chính trị và họ cũng không đầu tư xúc cảm vào chính trị. Họ chọn người để làm những việc lớn cho nước Mỹ. Và họ không để cho truyền thông đánh lừa. Vì vậy, mới có chuyện báo chí hướng họ theo một đằng thì họ lại hành động một nẻo.
Tân Tổng thống Mỹ cùng vợ Melania Trump và con trai.
* Ông dự đoán nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump sẽ như thế nào?
- Một người đàn ông thừa gái đẹp và tiền bạc, tuyên bố không thèm nhận đồng lương tổng thống. Một người đàn bà thượng lưu, đầy quyền lực và danh vọng. Vậy cái gì đã thúc đẩy sự dấn thân quyết liệt, bền bỉ của cả hai nếu như không phải vì tương lai của nước Mỹ, và hẳn nhiên, trong đó có tương lai của thế giới… Và sau khi cử tri đã quyết định thắng bại, họ bắt tay hợp tác mà tuyệt nhiên không có màn truy sát nhau, sau cái gọi là “đấu tranh nội bộ trong đảng hoặc giữa các đảng”.
- Cộng hòa đại thắng vì hiện nay chiếm đa số ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện. Đây là thuận lợi cho một tổng thống và rất thuận lợi cho sự “khởi nghiệp” của Trump. Rồi đây, Dân chủ có chiếm lại được hay không thì chưa thể biết trước. Trump có bài diễn văn mừng chiến thắng ôn tồn, đầy dáng dấp tổng thống và tinh thần đoàn kết. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng nói ngay đến nhu cầu hợp tác giữa hai đảng. Cả Hillary Clinton lẫn Barack Obama xác nhận phán quyết của cử tri và kêu gọi đoàn kết với tân Tổng thống. Việc bàn giao đang khởi sự giữa một Tổng thống Dân chủ và một Tổng thống Cộng hòa. Sau một ngày hốt hoảng, cổ phiếu Hoa Kỳ tăng giá trở lại!
- Nước Mỹ vẫn tiếp tục là cường quốc hàng đầu thế giới nhưng sẽ có nhiều thay đổi về chính sách. Tuy nhiên, cuộc công kích của ông Trump vào hệ thống chính trị lâu nay sẽ diễn ra như thế nào thì còn là một câu hỏi mở. Ai cũng biết, đập dễ hơn xây. Vừa qua ông đã đập phá, nay tái xây dựng hệ thống chắc chắn khó hơn nhiều, nhất là với một nước Mỹ chia rẽ ghê gớm như mùa bầu cử đã cho thấy. Tuy nhiên, giữa hai sự lựa chọn, một bên không đáng tin, một bên là mạo hiểm, đa số cử tri Mỹ, như đã thấy, lựa chọn sự mạo hiểm như một khát vọng muốn thay đổi!
* Vâng, bà Clinton thất cử làm một số người Việt Nam cảm thấy bâng khuâng. Ông bình luận như thế nào về chuyện này?
- Có thể do những người đó chưa đủ thông tin. Họ bị quyến rũ bởi hình ảnh hai mẹ con bà Hillary đội nón lá Việt và đi thăm một trại lợn đâu đó ở ta. Họ không biết rằng, những ngày cuối của chuyến thăm Việt Nam hồi đó, bà ấy đã không bắt tay bất cứ một quan chức Việt Nam nào nữa cả, sau cái buổi Tổng Bí thư ta đã hăng hái lên án chiến tranh, lên án chủ nghĩa đế quốc trước mặt chồng bà, lúc bấy giờ là một quốc khách, có mặt tại văn phòng Trung ương Đảng. Sau cái vụ mà người Mỹ gọi là xì-căng-đan ấy, bà chỉ tiếp ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm tại sảnh Quốc hội, chứ không chịu tiếp bên trong văn phòng của bà như thường lệ. Đối với ngoại giao, đấy là một sự đáp trả khá thô bạo.
* Thế còn “xoay trục” thưa ông, bà ấy là một tác giả của chính sách này?
- Vâng, bà ấy có sang Hà Nội tuyên bố Mỹ “xoay trục”, nhưng đấy là vì lợi ích của nước Mỹ. Hơn nữa, “xoay trục”, nếu người Mỹ không làm đến nơi đến chốn thì đấy là con dao hai lưỡi. Bây giờ còn phải chờ xem Tổng thống đắc cử Trump sẽ làm gì với cái “xoay trục” ấy.
* Nay đã có kết quả nhưng báo chí Mỹ vẫn liên tục đưa ra những bài viết bày tỏ sự bi quan và lo ngại đối với Trump, chưa kể còn có biểu tình đốt hình nộm Trump, trương biểu ngữ “Ông không phải tổng thống của chúng tôi”. Xin TS bình luận?
- Vâng, ngay sau ngày bầu cử, Tổng Biên tập Tạp chí “The New Yorker” đã có một bài viết gây chấn động, với tiêu đề “Bi kịch của nước Mỹ”. Vị TBT này đánh giá Trump thắng cử là một đòn choáng váng đối với tinh thần Mỹ, là một sự kiện rất có thể sẽ đưa đất nước vào một giai đoạn bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội mà chưa ai hình dung ra. Việc đa số cử tri quyết định sống với thế giới phù phiếm, giả dối và liều lĩnh của Trump, quay lưng lại với các chuẩn mực dân chủ là một thực tế sẽ dẫn đến mọi hình thức suy tàn và khốn khó cho chính nước Mỹ.
- Nhưng như thế mới là Mỹ! Ý kiến của mọi người hoàn toàn có thể đối nghịch nhau. Không ngẫu nhiên, ngay trong đêm mừng chiến thắng, ta thấy một Trump điềm tĩnh, từ dáng di chuyển ra sân khấu đến phong cách diễn thuyết điệu đà như một MC thực thụ… Nghĩa là ông ấy được chuẩn bị rất kỹ. Ông ấy biết nước Mỹ đang bị chia rẽ khủng khiếp, cho nên một trong những tuyên ngôn đầu tiên hôm ấy là lời hiệu triệu “đã đến lúc hàn gắn sự chia rẽ!” Đã không có một tờ báo nào “được chỉ đạo” để ca ngợi ông ấy anh minh, ông ấy tuyệt vời cả! Chính bản thân Trump phải tuyên bố, rằng bầu cử đã kết thúc nhưng công việc bây giờ mới bắt đầu. Trump vẫn là một ẩn số lớn, rất lớn, không chỉ với thế giới.
- Nhưng Trump là con người của hành động. Còn hơn hai tháng nữa, ngày 20/1/2017, mới đến lễ đăng quang (nhậm chức), nhưng các cố vấn hàng đầu của ông đã bắt tay vào việc tiếp nhận các hồ sơ từ đội ngũ của Obama. Danh sách chính phủ mới đã lọt ra ngoài, có tin tân Ngoại trưởng của nước Mỹ là Newt Gingrich, vị cựu Chủ tịch Hạ viện nay đã 73 tuổi. Ông này đã ở Hạ viện 20 năm nay và tính khí bốc đồng cũng không kém ông Trump.
* Bang giao Mỹ-Việt rồi đây sẽ thế nào, thưa TS?
- Vạn pháp đều do nhân duyên sinh khởi! Nhiều lần tôi đã nói đấy là một tương quan vừa duyên vừa nợ. Thời của Trump ta chưa thể biết cái “DUYÊN” sẽ tụ về nhiều hay những gánh “NỢ” lại ấp đến. Trump là một nhà doanh nghiệp. Ông từng nói sẽ quản trị nước Mỹ như một đại công ty. Chưa rõ ông sẽ ra đòn về đối ngoại như thế nào. Nếu đối ngoại ông cũng làm như thế thì mọi tính toán sẽ được quyết định nhanh. Ông sẽ không rề rà mất thời gian vào những quan hệ vô bổ.
- Bang giao Mỹ-Việt sẽ tùy thuộc vào các nỗ lực tiếp theo của Việt Nam và không thể chệch khỏi khuôn khổ mới trong chính sách đối ngoại của Trump. Cứ theo như ông nói, ông muốn đạt đến một thế giới hòa bình, ổn định với ít xung đột, cùng chung sống. Ông muốn đề xuất một chính sách đối ngoại mới tập trung vào việc thúc đẩy lợi ích quốc gia cốt lõi, thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, giảm nhẹ căng thẳng trên thế giới. Vì vậy, Trump cũng đòi xem xét lại các thất bại trong chính sách đối ngoại trước đây. Ông muốn tạo ra những người bạn mới, xây dựng lại các liên minh cũ và đưa các đồng minh mới vào khuôn khổ.
- Trump đã thể hiện rõ quan điểm về sự cần thiết tăng cường sức mạnh quân sự cho Hoa Kỳ. Ông tuyên bố khi nước Mỹ không được chuẩn bị thì đó là lúc nguy hiểm nhất. Ông chủ trương, nước Mỹ phải ngăn chặn, phải tránh và chế ngự xung đột thông qua sức mạnh quân sự không thể nghi ngờ của mình. Ông muốn xây dựng một quân đội mạnh để không phải dùng đến!
* Thưa TS, báo chí thế giới cũng nói về sự khởi đầu của một kỷ nguyên đầy rẫy những biến động khó lường. Ông bình luận như thế nào về nguy cơ này?
- Chúng ta thấy sự rạn nứt bắt đầu trong hệ thống đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á ngay cả trước bầu cử. Phi tuyên bố công khai “tách” khỏi Mỹ, Mã xích lại gần Trung Quốc hơn, cả hai nước này đều tăng cường quan hệ hợp tác mọi mặt, kể cả về an ninh và quốc phòng với Bắc Kinh.
- Nếu Trump đảo ngược chính sách “xoay trục” của Mỹ, thì Trung Quốc ngay lập tức sẽ tìm được thời điểm phù hợp cho kế hoạch đang ấp ủ của mình. Nếu Trump thực hiện như cam kết lúc tranh cử, tức là rút khỏi TPP trong 100 ngày đầu ở Nhà Trắng thì sẽ có nhiều hệ lụy. Một khi điều đó xẩy ra, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hơn sáng kiến OBOR (một vành đai, một con đường). Mỹ sẽ đổi chác vấn đề châu Á nào cho Trung Quốc vì lợi ích của nước Mỹ là một trong những ẩn số lớn nhất của “hậu bầu cử”.
* TS. vừa ở Nhật về, ông thấy người Nhật đối với bầu cử Mỹ như thế nào?
- Một số nhà báo tại Câu lạc bộ báo chí và các giáo sư Nhật tôi có dịp tiếp xúc tại hai trường đại học Waseda và Takushoku đều nói rằng, quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn, nhưng ông Shinzo Abe sẽ chủ động và phối hợp chặt chẽ hơn, nhất là đối với yêu cầu Nhật phải chia sẻ bớt gánh nặng an ninh cho Mỹ trong khu vực.
- Thủ tướng Shinzo Abe đã ngay lập tức có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trum khoảng 20 phút và hai ông dự kiến sẽ có cuộc gặp gỡ ngày 17/11 tới tại New York khi ông Shinzo Abe ghé qua trên đường đi Peru tham dự hội nghị APEC./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét