Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Nguyễn An Dân: Bóng tối hơi hám dư luận viên


VNTB- Nguyễn An Dân: Bóng tối hơi hám dư luận viên
Reply
Kiều Phong, Nguyễn An Dân: Bóng tối hơi hám dư luận viên, opposite, VNTB
8.11.16
Kiều Phong


(VNTB) - Các loài sống trong bóng tối, chẳng hạn loài chuột trù, thì không thích ánh sáng. Chúng không muốn ra ngoài ánh sáng và dù có che giấu thế nào thì cũng không hết được mùi hôi đặc trưng của chuột trù.







Án mạng Yên Bái: Kẻ dạy khôn cả nước nên im lặng


Ngày 22.8, những người yêu mến BBC được một phen sững sờ với bài viết “Nổ súng Yên Bái: việc Đảng hay việc dân?” của tác giả Nguyễn An Dân. Độc giả BBC tỉnh táo sẽ tự vấn bằng hàng loạt câu hỏi hoài nghi.

Nguyễn An Dân kêu gọi trên BBC: “Im lặng 3 ngày để tôn trọng nỗi đau của gia đình nghi can và gia đình các nạn nhân đã tử vong”. Trên thế giới, sau khi các vụ án mạng chính trị xảy ra thì nhân dân các nước tha hồ bình luận, rằng các phe phái phải xung đột lợi ích thế nào thì mới bắn nhau. Chính trị ảnh hưởng đến nhân dân, nhân dân còng lưng nộp thuế nuôi một bộ máy, để rồi bộ máy đó lo xây tượng đài nghìn tỷ hoặc thuê sát thủ bắn nhau, thì hỏi nhân dân có chịu được không? Không biết Nguyễn An Dân đứng trên góc độ nào để kêu gọi như vậy. Người nhà kiểm lâm trưởng Đỗ Cường Minh khi đưa tang thì đặt những vòng hoa sen vàng trên những chiếc xe, hàm ý gia đình muốn nói rằng Đỗ Cường Minh bị oan và anh phải được minh oan. Nhân dân thì điêu đứng vì các nhóm lợi ích của đảng đã lâu, nay nghe tin đảng bắn nhau thì khắp mạng xã hội người dân hả hê nên cũng đòi làm sáng tỏ vụ việc. Chỉ có một lực lượng muốn dập tắt dư luận, đó là chóp bu đảng Cộng sản, thể hiện qua việc nhân viên công sở sợ hãi im phăng phắc không dám bàn tán về thảm sát Yên Bái. Trong ba phe là người nhà Đỗ Cường Minh, nhân dân và đảng Cộng sản, chỉ có phe thứ ba là muốn dập tắt dư luận. Nguyễn An Dân đã không chọn đứng vào hai phe đầu tiên. Thứ đạo đức mà Nguyễn An Dân dựa vào để kêu gọi im lặng cũng không biết đó là thứ đạo đức nào, dựa trên nền tảng gì, do thánh nhân nào chủ trương.




Đem gương Hồ Hải “cảnh cáo” giới đấu tranh


Nhân lúc bác sỹ Hồ Hải bị công an bắt vào tháng 11/2016, Nguyễn An Dân đăng một bài trên Facebook, để khuyên những blogger tự do hãy im lặng kẻo cũng bị nhập kho: “Tôi nhắc lại lần nữa, cần chú ý kỹ thông báo của Bộ Công An về việc chống Việt Tân của họ. Hãy nghiên cứu nó và nhìn vào sự kiện anh Hồ Hải để thấy ra những gì cần thấy”.


Theo như An Dân dạy khôn thì: “ai ở xã hội cũng không nên đi tù”. Có thể nêu ra gương những người đã đi tù: Mahatma Gandhi- cha già giải phóng Ấn Độ khỏi ách đô hộ thực dân Anh, Aung San Suu Kyi – người phụ nữ giải phóng Myanmar khỏi độc tài. ”. Theo như anh Nguyễn An Dân đang dạy khôn ( vì anh này xưng là “chúng ta”) thì những bậc vĩ nhân ấy đều ngu dốt cả hay sao?


Đây nữa, Nguyễn An Dân còn kể thành tích tù tội: “Tù nào thì cũng khổ,tuy rằng 10 năm trước mình bị tù chính trị ở trại giam Bộ Công An cũng coi là sướng hơn các loại tù khác nhưng dĩ nhiên vẫn có những cái khổ chung của việc sống trong tù”. Đây không phải là tâm lý của các tù nhân lương tâm bình thường. Những tù nhân lương tâm ở Việt Nam, không ai nói rằng mình hối hận vì bị bỏ tù. Thời gian ngồi tù là một thời gian để rút kinh nghiệm, tù nhân lương tâm Việt Nam ra tù chưa thấy ai mở miệng ca ngợi lối sống yên bình . Ấy vậy Nguyễn An Dân có thể nói lời như vậy, hẳn không thuộc một dạng thức tâm lý bình thường. Chỉ chắc chắn rằng những người đấu tranh cho dân chủ phải cẩn thận, cũng đúng thôi vì bị bỏ tù thì rất khổ, theo lời dạy của bác Dân.


Để hạ nhiệt cho những ai đang nghi ngờ dòng viết của mình, Nguyễn An Dân viết tiếp : “Chúng ta không tự do thì không thể tranh đấu cho tự do của người khác và xã hội.” Nếu đúng như lời anh này nói thì chỉ còn cách làm ngơ cho tội ác diễn ra, vì chỉ có làm ngơ như thế thì mới không bị bỏ tù. Để tranh đấu cho tự do của dân tộc, trước hết hãy chuẩn bị cho tình huống tù tội. Washington Post ở bên kia địa cầu cũng biết điều này khi dẫn ví dụ về mẹ Nấm: In Vietnam, telling the truth is criminal 'propaganda' ( Ở Việt Nam, nói ra sự thật là chống chính quyền). Vừa muốn yên bình- vừa muốn đấu tranh cải tạo xã hội như lời dạy bác Dân thì cả truyện cổ tích cũng chưa có bao giờ.




Màn sương mù bao phủ cây bút
Ông cha ta người Việt Nam có câu tục ngữ: Cái kim để trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra. Biết bao nhiêu dư luận viên đã len lỏi ngồi chễm chệ trên các kênh thông tin được lòng dân mà không ai hay biết. Nhưng rồi cuối cùng cũng có người nhận ra chúng.
Nguyễn An Dân viết: “Biết rằng Việt Nam vẫn còn là độc tài cầm quyền, nhưng đảng đã thay đổi nhiều dần sang hướng cởi mở hơn. Dưới bầu trời mưa thì e rằng ai cũng ướt, nhưng ướt nhiều hay ít còn là do bản thân.” Câu này chẳng khác gì nói rằng các em nhỏ nông thôn vùng cao không có cơm ăn áo mặc tới trường là do bố mẹ chúng không biết kiếm tiền như cán bộ; dân miền Trung bị lũ lụt là do tổ tiên họ không biết chọn đất để sống như dân miền Bắc. Dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết dư luận viên, đó là họ muốn người đọc nghĩ rằng đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có sai lầm bộ phận, không phải là sai lầm của hệ thống. Nguyễn An Dân nói nhiều câu đại loại như vậy.
Dân cũng luôn luôn nói rằng các nhà hoạt động phải nói, viết “hợp pháp”. Chẳng lẽ một người sinh năm 1977, đến nay gần 40 tuổi đầu như Nguyễn An Dân còn không biết “hợp pháp” ở Việt Nam là gì? Chẳng lẽ ông ta không biết rằng đảng Cộng sản không có giấy phép hoạt động mặc dù luật pháp quy định mọi tổ chức chính trị xã hội đều phải có giấy phép? Chẳng lẽ Dân không biết rằng tòa án ở Việt Nam trung thành với đảng phái thì làm sao có thể trung thành với sự thật nữa? Chẳng lẽ ông ta không biết rằng hiến pháp cao hơn luật pháp và luật pháp Việt Nam không theo kịp hiến pháp Việt Nam? Chắc chắn là Dân có biết, vì ông ta nói rằng mình đẳng cấp tù chính trị.
Theo như lời dạy khôn của Dân, các tổ chức xã hội dân sự độc lập chỉ còn cách hoặc là giải tán, hoặc là ngừng hoạt động để khỏi bị tù tội. Sợ chưa?
Hãy để ý đến những từ ngữ Nguyễn An Dân quen dùng: “mấy hôm nay”, “quan sát trong mấy ngày qua”, “như dư luận hay nói”, lại xưng là “chúng ta”, “dựa vào nhân dân”, “cùng với nhân dân”, “chủ trương, đường lối của Đảng”. Ai cũng biết đây là những từ cửa miệng của đảng viên và dư luận viên. Kinh Thánh lại có câu: “Lòng có đầy, miệng mới nói ra”. Lòng của Dân “thấm nhuần đạo đức, lối sống…” thì mới có thể sử dụng thành thục các ngôn từ “nhạc đỏ” như vậy?
Tại sao Nguyễn An Dân ở trong nước nhưng không tham gia một tổ chức xã hội dân sự nào? Tại sao không thấy Nguyễn An Dân đi đến các diễn đàn công khai, dù lề đảng hay lề dân? Tại sao giới báo chí độc lập ở quốc nội Việt Nam không biết mặt Nguyễn An Dân là ai? Tại sao tìm được một bức ảnh của Nguyễn An Dân là điều dường như không thể?
Vì sao vậy? Có thể lấy tự nhiên để giải thích: Các loài sống trong bóng tối, chẳng hạn loài chuột trù, thì không thích ánh sáng. Chúng không muốn ra ngoài ánh sáng và dù có che giấu thế nào thì cũng không hết được mùi hôi đặc trưng của chuột trù.
---------------


Tham khảo:


Nổ súng ở Yên Bái, việc đảng hay việc dân- Nguyễn An Dân:http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/08/160822_yenbai_shooting


Lưu trữ Nguyễn An Dân nhân chuyện bác sỹ Hồ Hải, cảnh cáo giới đấu tranh:
https://drive.google.com/file/d/0B08DhQtu_YRjQ1BnUU9rSk83QjQ/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét