Người Buôn Gió gặp Trịnh Xuân Thanh bàn khả năng sẽ ra đầu thú.
Đăng bởi Ha Tran on Saturday, November 12, 2016 | 12.11.16
Thanh hỏi tôi khoẻ không. Anh ta cười, lúc nào anh ta cũng có thể cười được. Tôi chưa hề đọc thấy nỗi lo lắng trên mặt anh ta bao giờ cả trong những lần nói chuyện qua Skype. Chúng tôi bàn một số chuyện, rất tiếc tôi không thể kể ra bây giờ. Phần cuối chúng tôi nói về phiên toà xét xử và khả năng chúng tôi trở về Việt Nam dự phiên toà.
Mấy hôm trước tôi có việc đi xa, những người bạn của Thanh muốn gặp tôi ở một quốc gia khác. Dự tính tôi sẽ ở lại hai đêm ở hai nơi khác nhau. Chúng tôi mất khá thời gian để bàn về chuyện chi phí, người của Thanh nói họ sẽ chịu tiền khách sạn và đi lại. Tôi muốn tôi chịu một chiều vé và một đêm còn lại. Việc ăn uống tự tôi lo vì sở thích ăn của tôi rất đơn giản.
Cuối cùng thì thống nhất mỗi bên chịu một nửa.
Tôi có những người bạn , họ là những người không hỏi tôi đi việc gì, khi tôi cần nhờ họ mua vé hay đặt khách sạn ở đâu, họ cứ thế làm. Dân giang hồ chúng tôi hay gọi đùa như thế là '' tin nhau không phải mở bát '. Những chuyến đi như thế này, không thể chia sẻ hay tâm sự với những người đấu tranh, nhất là những người đấu tranh thuộc tổ chức hay làm truyền thông nào. Tôi có những người bạn thuở hàn vi, hoặc những người mến tôi, những con người mà họ không bao giờ đặt những câu hỏi khiến tôi khó trả lời. Họ giúp đỡ tôi và không bao giờ thắc mắc công việc đó mục đích là gì. Họ là những người sống lặng lẽ , chẳng bao giờ họ là mục tiêu chú ý của ai cả.
Nhờ những người như thế, tôi có thể dễ dàng đi nhiều quốc gia khác nhau mà không phải gặp khó khăn về ngôn ngữ, phương tiện cũng như chỗ ăn ở. Thích nhất là những người như thế khiến việc tôi đi lại những đâu được giữ kín, trừ những cái tôi để mọi người biết.
Tôi gặp Thanh và hai người bạn của anh ta trong khách sạn. Người đàn ông già lấy trong vali ra một gói trà, ông ta nói.
- Tôi vẫn nhớ là anh nói, mỗi lần gặp ở đâu nơi đó phải có trà và thuốc. Chúng tôi đặt phòng này là phòng hút thuốc được.
Thanh hỏi tôi khoẻ không. Anh ta cười, lúc nào anh ta cũng có thể cười được. Tôi chưa hề đọc thấy nỗi lo lắng trên mặt anh ta bao giờ cả trong những lần nói chuyện qua Skype.
Chúng tôi bàn một số chuyện, rất tiếc tôi không thể kể ra bây giờ. Phần cuối chúng tôi nói về phiên toà xét xử và khả năng chúng tôi trở về Việt Nam dự phiên toà. Trước đây Thanh có nói nếu như phiên toà xử tội thất thoát 3200 tỷ kia, diễn ra minh bạch và khách quan, anh ta sẽ trở về.
Thanh nói.
- Nhưng mà không có khách quan đâu, mẹ nếu có, thì nó phải để yên cho ông Nguyễn Như Phong. Ông ấy chỉ mới đưa bài Hiếu trả lời phỏng vấn, chưa có gì cả, mới trình bày vụ việc thế nào mà nó đã không cho , kỷ luật thế rồi thì làm gì có chuyện nó cho xử khách quan.
Tôi bảo.
- Thế này nhé , đầu tiên nó ừ cho mình về, cho mình có nhà báo, có luật sư, có cả quan sát viên quốc tế về nhân quyền. Mình đi cùng họ về. Đến sân bay, nó tách anh em mình ra biệt giam luôn. Sau đó nó hoãn xử, nó nói về những người đi cùng mình về. Là anh em mình đã nhất trí không cần đến họ dự phiên toà cùng. Người ta đòi gặp anh em mình, nó bảo mình không muốn gặp, mình đã tin tưởng vào pháp luật xét xử của chúng nó abc...người ta chẳng thể ở lâu mãi chờ mình. Khi họ về rồi, nó đưa ra xử. Luật sư thì nó chặn đường gây ẩu đả rồi tống giam để điều tra, thế là chỉ có mình ở toà nó xử thế nào theo ý nó. Báo chí của nó tất, sau đó nó bịa là anh đã nhận thấy sai trái, nhìn ra tội lỗi, mong đảng và đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng xem xét hoàn cảnh gia đình có công này nọ. Thế nên chuyện về dể dự phiên toà quên mẹ nó đi. Hoang đường và viển vông.
Người trung niên dáng cao to vốn ít nói đùa.
- Hay về đầu thú để còn gặp gia đình như ông Vương nói.
Thanh cười.
- Ông Vương thì việc ông ấy phải nói thế thôi.
Tôi nói.
- Mẹ, về đầu thú để còn được gặp gia đình. Hoang đường nốt, tôi chả bị kêu án gì mà còn chả mơ chuyện về gặp mẹ tôi, mặc dù bà cụ 84 rồi. Huống chi là ông Thanh. Giờ mà ông mò về, chúng nó tự tung chúng nó lên mây xanh luôn. Nào là bằng những nghệp vụ tổng hợp, đã buộc Trịnh Xuân Thanh phải ra đầu thú nhận khoan hồng. Y biết rằng không thể nào thoát khỏi pháp luật của đảng và nhà nước ta, mặc dù ý đã bỏ trốn sang nước khác. Nhưng chúng ta vẫn có biện pháp buộc y phải quay về. Đấy nó cứ nói thế, chả bao giờ nó nói biện pháp ấy là đe doạ bố mẹ , con cái, là lừa đảo về đi sẽ xử đúng tội và khoan hồng, nhận án nhẹ vài năm rồi ra...
Người đàn ông già bật cười chen vào.
- Về sao được, về còn anh em thì sao, nó bảo khai ra ai đưa đi, ai lo cho ở bên này thì không khai à.? Cứ để nó đe doạ ông bà già, trẻ con để cho thiên hạ thấy bọn nó không có luật gì cả.
Tôi nói.
- Cho nó thấy pháp luật thời phong kiến, chỉ có thời phong kiến thì mới có chuyện bắt cả nhà người ta ra trấn áp. Luật pháp xã hội cộng sản kế thừa truyền thống của xã hội phong kiến. Thằng nào trốn, đem cả nhà ra đày đoạ chịu tội thay.
Thanh châm thuốc rít hơi dài, nhả khói rồi nói.
- Thôi nói gì chuyện đó, ông Vương thì ông nói thế cho xong chuyện. Để còn báo cáo với Trọng là đã dùng mọi biện pháp kể cả kêu gọi đầu thú hưởng khoan hồng.
Tôi nói.
- Nhưng bọn nó sẽ quyết định làm sao để bắt ông Thanh này bằng được để cứu vãn danh dự của chúng nó. Kể cả dùng biện pháp đi đêm, đổi chác với các quốc gia mà nó biết chắc Thanh ở đó. Vẫn phải nên tính chuyện này.
Cả ba người bọn họ bỗng trầm ngâm, lát sau người đàn ông già nói.
- Chúng tôi cố gắng để anh Thanh ở một quốc gia nào mà Việt Nam không có ký kết hiệp ước phát luật gì với họ. Hiện đã có mấy nơi, nhưng đang tìm nhà cửa và người ở đó nên chậm vài bữa. Về lâu dài cũng tìm cho Thanh quốc tịch không phải Việt Nam, thủ tục cũng đã tiến hành. Không có gì phải lo đâu, chỉ sợ Thanh này nó cứ nhớ anh em, bè bạn chạy đây đó thôi. Chứ ở yên một chỗ vài năm thì chả lo gì. Còn chuyện đầu thú nói vui thế, chứ không thể bao giờ xảy ra được.
Chúng tôi chia tay, khi tôi ra taxi. Người đàn ông già nói.
- Mấy bữa nữa lo ổn giấy tờ, sẽ tổ chức Thanh ra trả lời báo chí. Hiếu chú ý xem báo nào tin cậy được thì liên hệ với họ nhé.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét