Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Có đi học và có học


Có đi học và có học

Đăng bởi Elvis Ất on Sunday, November 13, 2016 | 13.11.16



Đây là một chủ đề tôi muốn nói từ lâu khi người cố tình đồng nhất giữa “có đi học” thành “có học”. “Học” là một khái niệm rộng vô cùng và việc bạn đến trường lớp để đi học chỉ là một phần nhỏ trong khái niệm “học” mà thôi.



Trên đời có rất nhiều thứ để học và đa số những thứ ấy lại là những thứ mà trường lớp không thể chỉ dạy cho bạn. Bạn có thể học được nhiều thứ tuyệt vời từ trường lớp như các môn khoa học tự nhiên Toán, Lý, Hóa, Sinh Vật….nhưng trường lớp không bao giờ dạy bạn “tài chính căn bản”. “Tài chính căn bản” mà tôi muốn nói không phải là kinh tế vĩ mô hay vi mô bạn học ở các trường chuyên về kinh tế-chính trị mà là những khái niệm rất hữu dụng trong đời sống trong khi hầu như trường lớp không dạy hay cố tình không dạy. Nghe có vẻ trừu tượng nhưng thứ “tài chính căn bản” hay tôi gọi là “học cách đếm” là một trong những kiến thức nền tảng giải thích tại sao một anh học hết cấp 2 lại giàu sụ trong khi anh giáo sư đại học lại sống trong nợ nần.


Trường lớp thường dạy bạn “đúng” trong các môn tự nhiên mà lại cố tình dạy sai bét, thiên lệch, nói láo về lịch sử, đặc biệt là về kinh tế-chính trị. Điều đó không chỉ xảy ra tại chế độ độc tài như Việt Nam mà còn là lỗi hệ thống của các đại học Mỹ-kể cả những đại học lớn về danh tiếng….nhưng lưu manh vô biên về đạo đức.


Họ chỉ muốn đào tạo ra những kẻ biết làm thuê thay vì những người có khả năng đột phá hay tìm kiếm sự thay đổi mô hình sản xuất cũ.


Họ chỉ là con rối của các nghiệp đoàn giáo chức cấu kết với giới tư bản thân tộc từ lâu đã lũng đoạn truyền thông và giáo dục, nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh hay thay thế thành phần thiểu số giàu có nhất.


Đã có bao giờ bạn hỏi, tại sao giới giáo sư phổ thông hay đại học đa số thiên tả? Và bạn hãy đi xa hơn, tại sao giới giáo sư kinh tế-chính trị là những người ít thiên tả nhất? Xa hơn nữa, ngay cả những giáo sư kinh tế chính trị cánh tả thì khi bạn hỏi họ về lương tối thiểu, tăng thuế người giàu…(tức các chính sách nền tảng của cánh tả), họ sẽ trung thực với họ lẫn với bạn rằng thực ra những chính sách đó sai!


Họ biết sai nhưng vẫn ủng hộ cái sai thì đó là đạo đức giả.


Người ta cứ tưởng càng đi học thì càng lương thiện. Không! Họ nhầm. Càng có kiến thức mà lại có tư cách đạo đức đã hiếm, mà còn dám nói sự thật thì lại là thiểu số trong thiểu số. Vì vậy, các nhóm cánh hữu luôn là những người đề cao đạo đức mà nhiều người chụp có cái mũ “bảo thủ” về xã hội.


Nghe có vẻ giáo điều và triết lý lố lăng nhưng là người cánh hữu thực sự, trước hết bạn phải có nhân cách nền tảng. Bạn không cần là thánh nhân nhưng phải biết giới hạn của con người là gì, thứ gì nên làm và thứ gì không nên làm.


Trở lại hiện tượng đạo đức giả trong giới giáo sư kinh tế chính trị, có nhiều cách lý giải nhưng trước hết bạn cần phải hiểu “hệ thống quyền lợi ban phát dày đặc” khiến tư cách của họ bị xói mòn. Nói nôm na là “ăn cây nào rào cây đó”, đó chính là chân lý trong chuỗi nghịch lý của những kẻ biết sự thật nhưng vẫn nói láo.


Hàng ngàn năm trước, tầng lớp tinh hoa-giới “kẻ sĩ” vốn là lũ lưu manh vô biên nhưng khoát áo thiên thần. Ngày nay cũng chẳng khác, những kẻ sẵn sàng làm “cẩu” cho cường quyền đúng nghĩa mà vẫn có tư cách đứng giảng đường rao giảng. Cứ nhìn ở Việt Nam, giới “có đi học” rất nhiều kẻ làm “cẩu” cho chế độ cộng sản.


Chưa kể, chỉ có số ít trong giới có đi học là am hiểu kinh tế chính trị, hoặc nhìn rộng ra chẳng ai am hiểu hết mọi thứ. Họ có thể là ông trùm của lĩnh vực này nhưng là kẻ học việc ở lĩnh vực khác.
Bạn không thể học hỏi được gì từ các giáo sư Toán chẳng bao giờ “quan tâm đến chính trị” khi họ đả kích Trump hay ủng hộ Clinton. Vì bản chất họ chỉ giỏi Toán, còn về kinh tế-chính trị thì họ mù tịt.
Khi bạn xem báo đài, bạn sẽ thấy truyền thông cánh tả rất lưu manh khi đồng hóa những người cánh tả là đám thủ cựu và dốt nát. Họ nói đúng 2 thứ, đó là quả là người già thường thiên hữu và ít đi học hơn giới trẻ. Nhưng họ có 3 thứ cần làm rõ:


Rất nhiều người trong họ lương thiện hơn, có tư cách đạo đức hơn sau nhiều năm trải đời.
Họ ít đi học hơn không có nghĩa là ít học hơn, mà vì thông thường thế hệ sau thường đủ điều kiện đi học hơn ông cha nhưng thế hệ ông cha học được rất nhiều thứ mà giới trẻ có đi học muốn học thì phải mất vài chục năm kinh nghiệm từ cộng sống xã hội thực.
Họ thường hiểu đời sâu sắc hơn, ít bị các lý luận cánh tả mị hoặc.


Chưa kể, hành vi gọi ông cha của mình là “một đám dốt nát” nên được xem là hành vi thế nào khi nó không chỉ đến từ truyền thông mà đến từ những kẻ không kiếm ra một xu nào, vẫn ngửa tay xin tiền từ “đám dốt nát” kia? Ai mới thực sự là đám vô học? Ai mới thực sự là kẻ dốt nát, bạo lực?


Thái độ cho rằng tầng lớp tinh hoa được phép cai trị một cách vô lối những người mà họ cho rằng thấp kém hơn mình chỉ là một sự tiếp nối dài hạn của các chế độ phong kiến lạc hậu. Hãy nhớ rằng, dân chủ là quyền lực thuộc về người dân bất kể họ là ai, xuất thân thế nào chứ không phải nằm trong tay thiểu số luôn cho rằng họ là “đỉnh cao trí tuệ”.


Thịnh Phạm @ Viet Conservative


(Cà Fê Ku Búa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét