Việt Nam bị tố cáo leo thang đàn áp nhân quyền
Reply
democracy
2.4.16
VOA
Nguyễn Đình Ngọc - tức blogger Nguyễn Ngọc Già - bị kết án 4 năm tù giam về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Trà Mi-VOA
01.04.2016
Loạt án tù mới đây dành cho các blogger và các nhà hoạt động vì quyền đất đai đánh dấu sự leo thang của chiến dịch đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, theo tố cáo của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH).
Thông cáo vừa công bố của FIDH nói ‘Làn sóng giam cầm tùy tiện các blogger và các nhà hoạt động gần đây chứng minh sự tàn nhẫn của chính phủ Việt Nam trong cách ứng phó với những bất đồng chính kiến ôn hòa. Việt Nam phải chấm dứt ngay chiến dịch gia tăng đàn áp và phóng thích tất cả các tù nhân chính trị’.
Lời kêu gọi của cơ quan đại diện cho 178 tổ chức nhân quyền trên thế giới được đưa ra sau khi Việt Nam hôm 30/3 kết án blogger Nguyễn Ngọc Già 4 năm tù giam về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các bài viết chỉ trích chính phủ mà Hà Nội xem là ‘gây mất lòng tin nhân dân vào đảng và nhà nước’.
Cùng ngày, 3 phụ nữ khiếu kiện đất đai cũng bị tuyên án vì điều 88 Bộ Luật Hình sự với tổng cộng 10 năm tù sau khi giương cờ Việt Nam Cộng hòa và ‘biểu tình trái phép’ bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn hồi tháng 7/2014, hành vi bị nhà cầm quyền cho là ‘đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia’.
Trước đó 1 tuần, Việt Nam kêu án blogger Nguyễn Hữu Vinh và trợ lý của ông Nguyễn Thị Minh Thúy lần lượt là 5 năm và 3 năm tù về tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, liên quan đến các bài viết mà Hà Nội gọi là ‘xuyên tạc’ đảng và nhà nước.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền dự đoán bức tranh nhân quyền của Việt Nam sẽ càng tối tăm hơn trong thời gian tới với chiến dịch mở màn cho dàn tân lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam.
Ông Andrea Giorgetta nói:
"Tôi không ngạc nhiên trước những gì đang diễn ra. Sau một chút tạm ngưng vì bầu bán đại hội đảng, bộ máy đàn áp của nhà nước Việt Nam đã tái khởi động với toàn công suất. Quả là một tín hiệu xấu đối với giới hoạt động bảo vệ nhân quyền trong nước khi cựu Bộ trưởng Công An sắp lên làm Chủ tịch nước. Chúng ta không trông mong gì sẽ nhìn thấy nhân quyền Việt Nam được cải thiện trong thời gian tới".
Chưa có những áp lực bền vững buộc Việt Nam phải có những cải tổ quan trọng về mặt chính trị, luật pháp hay phóng thích tù nhân lương tâm. Thậm chí phản ứng của quốc tế hiện chưa đủ mạnh trước chiến dịch đàn áp đang diễn ra tại Việt Nam. Mọi người cần đồng thanh gióng tiếng nói quan ngại mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa đối với các vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Ông Andrea Giorgetta.
Ông Giorgetta nói mọi người mong chờ áp lực quốc tế sẽ giúp thay đổi nhân quyền Việt Nam nhưng cho tới nay chưa thấy đủ áp lực đáng kể ngoài những điều kiện đổi chác nhất định vào những thời điểm nhất định như quá trình thương lượng Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chẳng hạn.
Ông Giorgetta nói tiếp:
"Chưa có những áp lực bền vững buộc Việt Nam phải có những cải tổ quan trọng về mặt chính trị, luật pháp hay phóng thích tù nhân lương tâm. Thậm chí phản ứng của quốc tế hiện chưa đủ mạnh trước chiến dịch đàn áp đang diễn ra tại Việt Nam. Mọi người cần đồng thanh gióng tiếng nói quan ngại mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa đối với các vi phạm nhân quyền của Việt Nam".
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi châu Âu và đặc biệt là Hoa Kỳ, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam vào tháng 5, dùng đòn bẩy kinh tế-chính trị để thúc bách Việt Nam chứng minh tôn trọng cam kết nhân quyền và biểu hiện những cải cách thực thụ.
Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH nói:
"Chúng tôi kỳ vọng Tổng thống Barack Obama sẽ lặp lại lời kêu gọi cải thiện nhân quyền nhân chuyến thăm Việt Nam tới đây, không chỉ bằng ngôn từ mà phải bằng những hành động cụ thể gắn liền với những lời kêu gọi đó".
FIDH nói các điều khoản trong Bộ Luật Hình sự không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế cần phải bị loại bỏ, bao gồm điều 88 tuyên truyền chống nhà nước, điều 79 hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, hay điều 87 phá hoại đoàn kết dân tộc, những quy định thường được áp dụng trong các bản án dành cho giới hoạt động nhân quyền, những người chỉ trích chính phủ, hay bất đồng chính kiến.
Theo FIDH, Việt Nam hiện đang giam giữ khoảng 130 tù nhân chính trị, con số lớn nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Hà Nội phủ nhận có tù nhân lương tâm tại Việt Nam và nhất mực khẳng định chỉ cầm tù những người vi phạm pháp luật.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH là cơ quan bảo vệ nhân quyền quốc tế đại diện cho 178 tổ chức nhân quyền từ gần 120 quốc gia.
Kể từ năm 1922 tới nay, FIDH bênh vực cho tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa như quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Một thành viên trong FIDH là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp.
Trà Mi-VOA
01.04.2016
Loạt án tù mới đây dành cho các blogger và các nhà hoạt động vì quyền đất đai đánh dấu sự leo thang của chiến dịch đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, theo tố cáo của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH).
Thông cáo vừa công bố của FIDH nói ‘Làn sóng giam cầm tùy tiện các blogger và các nhà hoạt động gần đây chứng minh sự tàn nhẫn của chính phủ Việt Nam trong cách ứng phó với những bất đồng chính kiến ôn hòa. Việt Nam phải chấm dứt ngay chiến dịch gia tăng đàn áp và phóng thích tất cả các tù nhân chính trị’.
Lời kêu gọi của cơ quan đại diện cho 178 tổ chức nhân quyền trên thế giới được đưa ra sau khi Việt Nam hôm 30/3 kết án blogger Nguyễn Ngọc Già 4 năm tù giam về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các bài viết chỉ trích chính phủ mà Hà Nội xem là ‘gây mất lòng tin nhân dân vào đảng và nhà nước’.
Cùng ngày, 3 phụ nữ khiếu kiện đất đai cũng bị tuyên án vì điều 88 Bộ Luật Hình sự với tổng cộng 10 năm tù sau khi giương cờ Việt Nam Cộng hòa và ‘biểu tình trái phép’ bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn hồi tháng 7/2014, hành vi bị nhà cầm quyền cho là ‘đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia’.
Trước đó 1 tuần, Việt Nam kêu án blogger Nguyễn Hữu Vinh và trợ lý của ông Nguyễn Thị Minh Thúy lần lượt là 5 năm và 3 năm tù về tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, liên quan đến các bài viết mà Hà Nội gọi là ‘xuyên tạc’ đảng và nhà nước.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền dự đoán bức tranh nhân quyền của Việt Nam sẽ càng tối tăm hơn trong thời gian tới với chiến dịch mở màn cho dàn tân lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam.
Ông Andrea Giorgetta nói:
"Tôi không ngạc nhiên trước những gì đang diễn ra. Sau một chút tạm ngưng vì bầu bán đại hội đảng, bộ máy đàn áp của nhà nước Việt Nam đã tái khởi động với toàn công suất. Quả là một tín hiệu xấu đối với giới hoạt động bảo vệ nhân quyền trong nước khi cựu Bộ trưởng Công An sắp lên làm Chủ tịch nước. Chúng ta không trông mong gì sẽ nhìn thấy nhân quyền Việt Nam được cải thiện trong thời gian tới".
Chưa có những áp lực bền vững buộc Việt Nam phải có những cải tổ quan trọng về mặt chính trị, luật pháp hay phóng thích tù nhân lương tâm. Thậm chí phản ứng của quốc tế hiện chưa đủ mạnh trước chiến dịch đàn áp đang diễn ra tại Việt Nam. Mọi người cần đồng thanh gióng tiếng nói quan ngại mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa đối với các vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Ông Andrea Giorgetta.
Ông Giorgetta nói mọi người mong chờ áp lực quốc tế sẽ giúp thay đổi nhân quyền Việt Nam nhưng cho tới nay chưa thấy đủ áp lực đáng kể ngoài những điều kiện đổi chác nhất định vào những thời điểm nhất định như quá trình thương lượng Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chẳng hạn.
Ông Giorgetta nói tiếp:
"Chưa có những áp lực bền vững buộc Việt Nam phải có những cải tổ quan trọng về mặt chính trị, luật pháp hay phóng thích tù nhân lương tâm. Thậm chí phản ứng của quốc tế hiện chưa đủ mạnh trước chiến dịch đàn áp đang diễn ra tại Việt Nam. Mọi người cần đồng thanh gióng tiếng nói quan ngại mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa đối với các vi phạm nhân quyền của Việt Nam".
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi châu Âu và đặc biệt là Hoa Kỳ, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam vào tháng 5, dùng đòn bẩy kinh tế-chính trị để thúc bách Việt Nam chứng minh tôn trọng cam kết nhân quyền và biểu hiện những cải cách thực thụ.
Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH nói:
"Chúng tôi kỳ vọng Tổng thống Barack Obama sẽ lặp lại lời kêu gọi cải thiện nhân quyền nhân chuyến thăm Việt Nam tới đây, không chỉ bằng ngôn từ mà phải bằng những hành động cụ thể gắn liền với những lời kêu gọi đó".
FIDH nói các điều khoản trong Bộ Luật Hình sự không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế cần phải bị loại bỏ, bao gồm điều 88 tuyên truyền chống nhà nước, điều 79 hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, hay điều 87 phá hoại đoàn kết dân tộc, những quy định thường được áp dụng trong các bản án dành cho giới hoạt động nhân quyền, những người chỉ trích chính phủ, hay bất đồng chính kiến.
Theo FIDH, Việt Nam hiện đang giam giữ khoảng 130 tù nhân chính trị, con số lớn nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Hà Nội phủ nhận có tù nhân lương tâm tại Việt Nam và nhất mực khẳng định chỉ cầm tù những người vi phạm pháp luật.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH là cơ quan bảo vệ nhân quyền quốc tế đại diện cho 178 tổ chức nhân quyền từ gần 120 quốc gia.
Kể từ năm 1922 tới nay, FIDH bênh vực cho tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa như quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Một thành viên trong FIDH là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét