Nguyễn Thùy Trang - Cảm nhận bài thơ "Đất Nước Mình" của cô giáo Trần Thị Lam (Hà Tĩnh)
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2016 | 29.4.16
Phải nói bài thơ đã làm cho Thùy Trang khóc trong tâm trạng đau đớn cùng đất nước. Cô giáo Trần Thị Lam đã đem được cảm xúc đó tới cho người dân Việt Nam.
Từng lời thơ của cô nếu đọc sơ qua thì chưa đủ thấm, phải đọc ngấu nghiến từng lời và nhắm mắt lại để cảm nhận hình ảnh đất nước quanh mình.
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
"Chữ "ngộ" trong đoạn đầu diễn tả một sự "ngạc nhiên!" Một đất nước đã có 4 nghìn năm văn hiến mà vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt", vẫn còn "bú mớm" như một đứa trẻ thơ, không chịu phát triển, không khôn lớn ... vì đâu nên nỗi.
Một đoạn thơ kế tiếp cô giáo Lam viết:
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đoạn thơ nầy diễn đạt như một câu đối, so sánh giữa VẬT và NGƯỜI, vì kỳ lạ thay tại sao đất nước ta lại xem trọng vật chất hơn cả tính mạng của con người, khi "chiếc bánh chưng" là VẬT thì được xem trọng, được làm to lớn, vĩ đại như là một kỳ công, một chiến tích cùng với thảm trạng tham ô qua "dự án và tượng đài nghìn tỉ" để rồi sinh mạng con người Việt Nam chỉ còn xem nhỏ bằng "cái móng tay".
Cô giáo Lam sử dụng cách hành văn so sánh một bức tranh nghịch cảnh của đất nước lồng vào thời sự mới nhất khi một ông tướng Công An xem sinh mạng chủ quán cafe' Xin Chào nhỏ như "cái móng tay"!
Đoạn giữa, cô giáo Lam đưa tất cả hình ảnh đất nước nằm gọn trong 4 câu thơ:
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Nước Việt từ xưa cho đến nay, trong văn học, lịch sử các sách giáo khoa luôn ca ngợi là một đất nước có tài nguyên phong phú, tiền rừng, bạc biển, ruộng lúa phì nhiêu cò bay thẳng cánh ... Rồi bỗng nhiên "Rừng đã hết và biển thì đang chết!", để rồi những con thuyền của ngư dân không dám ra khơi.
Đây là hình ảnh thật của đất nước chúng ta, môi trường sống bị hủy hoại một cách đáng sợ mà chỉ trong mấy câu thơ thôi nhưng cô giáo Lam đã diễn đạt hết một viễn cảnh của dất nước ...nghĩ lại quá đúng đến rùng mình.
Đoạn kết thì ai cũng cảm nhận được qua lời thơ tả chân đất nước đang nghèo đói, đang phải cúi đầu với Năm Châu... và cho dù có hỏi trời, có hỏi đất, hỏi từ thế hệ trước đến thế hệ sau thì vẫn không ai có đáp án...vì sao và sẽ về đâu!!!
Đây là một bài thơ của cô giáo dạy văn Trần Thị Lam trường THPT CHUYÊN HÀ TĨNH, mà Thùy Trang nghĩ RẤT KHÓ để có một bài thơ thứ hai có thể thu gọn viễn tượng của một đất nước trong vòng mấy câu thơ.
Cô giáo Lam làm bài thơ nầy phải với cả tấm lòng trăn trở của một người yêu nước nồng nàn ... Bài thơ đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam, cho dù là có 10 năm, hay 20 năm nữa thì cũng khó có thể đọc được một bài thơ thứ hai nói lên hết tâm trạng của người Việt Nam, của đất nước trong nghịch cảnh hôm nay...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THI LAM (Hà Tĩnh)
(FB Thuy Trang Nguyen)
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
"Chữ "ngộ" trong đoạn đầu diễn tả một sự "ngạc nhiên!" Một đất nước đã có 4 nghìn năm văn hiến mà vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt", vẫn còn "bú mớm" như một đứa trẻ thơ, không chịu phát triển, không khôn lớn ... vì đâu nên nỗi.
Một đoạn thơ kế tiếp cô giáo Lam viết:
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đoạn thơ nầy diễn đạt như một câu đối, so sánh giữa VẬT và NGƯỜI, vì kỳ lạ thay tại sao đất nước ta lại xem trọng vật chất hơn cả tính mạng của con người, khi "chiếc bánh chưng" là VẬT thì được xem trọng, được làm to lớn, vĩ đại như là một kỳ công, một chiến tích cùng với thảm trạng tham ô qua "dự án và tượng đài nghìn tỉ" để rồi sinh mạng con người Việt Nam chỉ còn xem nhỏ bằng "cái móng tay".
Cô giáo Lam sử dụng cách hành văn so sánh một bức tranh nghịch cảnh của đất nước lồng vào thời sự mới nhất khi một ông tướng Công An xem sinh mạng chủ quán cafe' Xin Chào nhỏ như "cái móng tay"!
Đoạn giữa, cô giáo Lam đưa tất cả hình ảnh đất nước nằm gọn trong 4 câu thơ:
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Nước Việt từ xưa cho đến nay, trong văn học, lịch sử các sách giáo khoa luôn ca ngợi là một đất nước có tài nguyên phong phú, tiền rừng, bạc biển, ruộng lúa phì nhiêu cò bay thẳng cánh ... Rồi bỗng nhiên "Rừng đã hết và biển thì đang chết!", để rồi những con thuyền của ngư dân không dám ra khơi.
Đây là hình ảnh thật của đất nước chúng ta, môi trường sống bị hủy hoại một cách đáng sợ mà chỉ trong mấy câu thơ thôi nhưng cô giáo Lam đã diễn đạt hết một viễn cảnh của dất nước ...nghĩ lại quá đúng đến rùng mình.
Đoạn kết thì ai cũng cảm nhận được qua lời thơ tả chân đất nước đang nghèo đói, đang phải cúi đầu với Năm Châu... và cho dù có hỏi trời, có hỏi đất, hỏi từ thế hệ trước đến thế hệ sau thì vẫn không ai có đáp án...vì sao và sẽ về đâu!!!
Đây là một bài thơ của cô giáo dạy văn Trần Thị Lam trường THPT CHUYÊN HÀ TĨNH, mà Thùy Trang nghĩ RẤT KHÓ để có một bài thơ thứ hai có thể thu gọn viễn tượng của một đất nước trong vòng mấy câu thơ.
Cô giáo Lam làm bài thơ nầy phải với cả tấm lòng trăn trở của một người yêu nước nồng nàn ... Bài thơ đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam, cho dù là có 10 năm, hay 20 năm nữa thì cũng khó có thể đọc được một bài thơ thứ hai nói lên hết tâm trạng của người Việt Nam, của đất nước trong nghịch cảnh hôm nay...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THI LAM (Hà Tĩnh)
(FB Thuy Trang Nguyen)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét