Nhà hoạt động Nguyễn Đan Quế đoạt giải thưởng về nhân quyền
Reply
democracy
22.4.16
VOA
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear gặp nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế ở Sài Gòn, Việt Nam, ngày 17 tháng 8, 2012.
22.04.2016
Giải thưởng Ủy ban Nhân quyền Gwangju (Hàn Quốc) năm 2016 đã chọn bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Bersih 2.0 (Gabungan Pilihanraya Bersih dan Adil) cùng nhận giải.
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế là một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Việt Nam ở Sài Gòn và Bersih 2.0, là Liên minh Bầu cử Trong sạch và Công bằng ở Malaysia.
Nhà hoạt động Nguyễn Đan Quế sinh năm 1942 tại Hà Nội, Việt Nam, tốt nghiệp bác sỹ năm 1966, và dạy ở Đại học y khoa Sài Gòn. Ông đã tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và chỉ trích chế độ y tế bất công đối với người nghèo. Bác sỹ Quế đã thẳng thắn thay mặt cho những người không có tiếng nói, thách thức hành động phân biệt đối xử của chính phủ đối với đảng viên cộng sản và phớt lờ người nghèo.
Năm 1976, ông cùng một số người đồng chí hướng thành lập Mặt trận Dân tộc Tiến bộ hoạt động theo phương thức bất bạo động.
Bác sỹ Quế đã bị bắt giữ cùng với gần 50 nhà hoạt động và bị giam cầm trong 10 năm, bị đánh đập, tra tấn, biệt giam mà không xét xử.
Các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch đã kêu gọi phóng thích cho ông. Năm 1988, sau khi được phóng thích, bác sĩ Quế đã không im lặng trước những điều khủng khiếp đã trải qua. Ông thành lập tổ chức Cao trào Nhân bản để kêu gọi cho người Việt Nam lựa chọn một thể chế chính trị phù hợp với nguyện vọng của mình qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Ông đã bị bắt trở lại vào tháng 6 năm 1990, bị tra tấn và bỏ tù không xét xử. Tháng 11 năm 1991, bác sỹ Quế đã bị đưa ra xét xử về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Dù các thành viên Quốc hội Mỹ phản đối với Việt Nam, ông phải đối mặt với một phiên tòa ngắn ngủi không có nhân chứng hoặc đại diện pháp lý. Cuối cùng, bác sỹ Quế đã bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế.
Tuy nhiên, bác sỹ Quế đã không từ bỏ việc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ. Ông thành lập Mạng lưới các Blogger Việt và Hiệp hội Nhân quyền Phụ nữ Việt Nam năm 2013.
Đầu năm 2014, bác sỹ Quế kêu gọi các cựu tù nhân lương tâm đoàn kết trong một cuộc đấu tranh trên toàn quốc và tiếp tục vận động thúc đẩy cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Trong bối cảnh này, ông và các đồng nghiệp thành lập Hiệp hội các Cựu tù nhân Lương tâm.
Cuộc tranh đấu của bác sỹ Quế cho người dân và sự đàn áp ông phải chịu đựng đã gợi cảm hứng cho nhiều người trên thế giới lên tiếng thay cho ông. Trung tâm tưởng niệm Robert F Kennedy về Nhân quyền đã trao giải thưởng Nhân quyền Robert F Kennedy cho ông.
Quốc hội Mỹ đã vinh danh bác sỹ bằng cách thông qua Nghị quyết chung SJ 168. Tổng thống Clinton sau đó đã ký thành Đạo luật 103- 258 chỉ định 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam.
Với chiến thắng của bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Liên minh Bầu cử Trong sạch và Công bằng ở Malaysia, Ủy ban Nhân quyền mong muốn phối hợp cùng tổ chức này thúc đẩy nhân quyền và hòa bình trong khu vực châu Á.
Theo Aliran, HRW
22.04.2016
Giải thưởng Ủy ban Nhân quyền Gwangju (Hàn Quốc) năm 2016 đã chọn bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Bersih 2.0 (Gabungan Pilihanraya Bersih dan Adil) cùng nhận giải.
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế là một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Việt Nam ở Sài Gòn và Bersih 2.0, là Liên minh Bầu cử Trong sạch và Công bằng ở Malaysia.
Nhà hoạt động Nguyễn Đan Quế sinh năm 1942 tại Hà Nội, Việt Nam, tốt nghiệp bác sỹ năm 1966, và dạy ở Đại học y khoa Sài Gòn. Ông đã tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và chỉ trích chế độ y tế bất công đối với người nghèo. Bác sỹ Quế đã thẳng thắn thay mặt cho những người không có tiếng nói, thách thức hành động phân biệt đối xử của chính phủ đối với đảng viên cộng sản và phớt lờ người nghèo.
Năm 1976, ông cùng một số người đồng chí hướng thành lập Mặt trận Dân tộc Tiến bộ hoạt động theo phương thức bất bạo động.
Bác sỹ Quế đã bị bắt giữ cùng với gần 50 nhà hoạt động và bị giam cầm trong 10 năm, bị đánh đập, tra tấn, biệt giam mà không xét xử.
Các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch đã kêu gọi phóng thích cho ông. Năm 1988, sau khi được phóng thích, bác sĩ Quế đã không im lặng trước những điều khủng khiếp đã trải qua. Ông thành lập tổ chức Cao trào Nhân bản để kêu gọi cho người Việt Nam lựa chọn một thể chế chính trị phù hợp với nguyện vọng của mình qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Ông đã bị bắt trở lại vào tháng 6 năm 1990, bị tra tấn và bỏ tù không xét xử. Tháng 11 năm 1991, bác sỹ Quế đã bị đưa ra xét xử về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Dù các thành viên Quốc hội Mỹ phản đối với Việt Nam, ông phải đối mặt với một phiên tòa ngắn ngủi không có nhân chứng hoặc đại diện pháp lý. Cuối cùng, bác sỹ Quế đã bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế.
Tuy nhiên, bác sỹ Quế đã không từ bỏ việc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ. Ông thành lập Mạng lưới các Blogger Việt và Hiệp hội Nhân quyền Phụ nữ Việt Nam năm 2013.
Đầu năm 2014, bác sỹ Quế kêu gọi các cựu tù nhân lương tâm đoàn kết trong một cuộc đấu tranh trên toàn quốc và tiếp tục vận động thúc đẩy cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Trong bối cảnh này, ông và các đồng nghiệp thành lập Hiệp hội các Cựu tù nhân Lương tâm.
Cuộc tranh đấu của bác sỹ Quế cho người dân và sự đàn áp ông phải chịu đựng đã gợi cảm hứng cho nhiều người trên thế giới lên tiếng thay cho ông. Trung tâm tưởng niệm Robert F Kennedy về Nhân quyền đã trao giải thưởng Nhân quyền Robert F Kennedy cho ông.
Quốc hội Mỹ đã vinh danh bác sỹ bằng cách thông qua Nghị quyết chung SJ 168. Tổng thống Clinton sau đó đã ký thành Đạo luật 103- 258 chỉ định 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam.
Với chiến thắng của bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Liên minh Bầu cử Trong sạch và Công bằng ở Malaysia, Ủy ban Nhân quyền mong muốn phối hợp cùng tổ chức này thúc đẩy nhân quyền và hòa bình trong khu vực châu Á.
Theo Aliran, HRW
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét