Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016
Sau Thanh Hóa, Đắc Lắc, đến lượt Đồng Nai dùng ‘luật rừng’ bắt công dân chống tham nhũng
Sau Thanh Hóa, Đắc Lắc, đến lượt Đồng Nai dùng ‘luật rừng’ bắt công dân chống tham nhũng
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Hai, ngày 25 tháng 4 năm 2016 | 25.4.16
Trong khi những cam kết chống tham nhũng của Tổng bí thư Trọng và của viên thủ tướng “tôi sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng” vẫn thuần túy gió rít kẽ răng, hiện tượng công dân chống tham nhũng bị chính quyền và công an khởi tố bắt giam vẫn tràn lan trên mảnh đất Việt Nam ô nhục vì nạn nhũng nhiễu.
Thư mời của công an mời bà Ngọc để “làm việc vụ liên quan bảo vệ lâm trường” nhưng sau đó bắt giam bà để điều tra một vụ khác, và hình ảnh bà Ngọc bị nhân viên bảo vệ rừng đánh vào chiều 26-2 -
Ảnh, chú thích: H.M - Tuổi Trẻ
Mới đây, chính quyền và công an Đồng Nai đã bắt giam 2 tháng đối với bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc điều tra hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Sáng 19/4/2016, Công an xã Phước An mời bà Ánh Ngọc đến trụ sở để làm việc về “vụ liên quan bảo vệ lâm trường” nhưng sau đó bà Ngọc bị còng tay đưa lên xe về Công an huyện Nhơn Trạch.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc là người ký hợp đồng giao khoán nuôi trồng thủy sản ở đoạn rạch Ông Trúc. Trong khoảng thời gian ở rừng, bà Ngọc cũng là người chứng kiến nạn cát tặc hoành hành ở khu vực rạch Ông Trúc.
Sau khi bà Ngọc chụp ảnh khai thác cát làm chứng cứ rồi gửi đơn tố cáo đến các cấp. Bà Ngọc cũng cho rằng lực lượng bảo vệ rừng đã không làm tròn trách nhiệm, thả nổi cho cát tặc, không đứng về phía dân bảo vệ môi trường trong đơn tố cáo.
Ngày 26 và 27/2/2016, có khoảng 15 người là lực lượng quản lý bảo vệ rừng thuộc BQL rừng phòng hộ Long Thành (Đồng Nai) ập vào chòi canh tôm đánh đập bà Ngọc và bắt trói cha của bà với lý do “xây nhà giữ tôm kiên cố”.
Trong nội dung băng ghi âm chiều 26/2/2016 mà phóng viên báo Tuổi Trẻ công bố, đại diện lực lượng bảo vệ rừng có hăm doạ đánh què chân bà Ánh Ngọc sau khi đã bắt trói cha và ném điện thoại xuống sông vì cho rằng bà Ngọc “đánh đổ hết chén cơm manh áo”.
Việc cơ quan công an mời bà Ngọc đến trụ sở làm việc với lý do ghi rõ trên giấy mời “liên quan đến lực lượng bảo vệ rừng” nhưng lại bắt tạm giam bà với một lý do khác cho thấy, công an đã hết sức thủ đoạn khi sử dụng luật pháp để bẫy và bắt giữ dân.
Một trường hợp công dân chống tham nhũng bị bắt gần đây là ông Trần Minh Lợi - một người nổi tiếng chống tham nhũng tại Đắk Lắk khi lập Facebook Trần Minh Lợi “chống giặc nội xâm”. Ngày 22/3/2016, ông Lợi đã bị công an tỉnh Đắk Nông bắt vào để điều tra về “hành vi môi giới hối lộ”.
Trước đó, ông Lợi đã viết đơn tố cáo trung úy Bình và thiếu tá Y Nam (đội phó đội điều tra) và trung úy Trần Thanh Hải (cán bộ điều tra) cũng thuộc Công an huyện Đắk Mil đến cơ quan chức năng.
Tương tự vụ việc ông Trần Minh Lợi, vào tháng 8 năm 2015, một công dân chống tham nhũng đã bị bắt tại Thanh Hóa. Đó là ông Đinh Tất Thắng, 72 tuổi.
Trong đơn ‘kiến nghị khẩn cấp’ của ông Thắng, ông đề cập: “Báo Người cao tuổi ngày 12/12/2014 cũng vạch mặt Phòng PC14 - CA tỉnh Thanh Hóa ăn hối lộ của bọn tội phạm làm thương binh giả ở xã Quảng Đông, TP. Thanh Hóa, để đe dọa báo chí không được phanh phui, chính từ chỗ này đường dây thương binh giả, chất độc da cam giả ở tỉnh Thanh Hóa ngày càng nghiêm trọng hiện nay.”
Cũng trong đơn trên, ông Thắng chỉ đích danh “người bảo kê tham nhũng” là bà Phạm Thị Hải Chuyển - Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội. Ông cũng liệt kê các cán bộ tỉnh Thanh Hóa vi phạm pháp luật một cách ngang nhiên như: Bí thư huyện ủy Thọ Xuân ông Lê Công Minh và trưởng công an huyện Thọ Xuân - ông Lê Bá Lương đã “bảo kê” cho người nhà là bà Lê Thị Kết làm giả hồ sơ thương binh. Anh ruột của thiếu tướng Giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa là thương binh giả…
Lê Dung
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét