Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Ơn Đảng: Chuyện Lớn Hóa Nhỏ, Chuyện Nhỏ Bỏ Không


VNTB- Ơn Đảng: Chuyện Lớn Hóa Nhỏ, Chuyện Nhỏ Bỏ Không
Reply
Chuyện Nhỏ Bỏ Không, Ơn Đảng: Chuyện Lớn Hóa Nhỏ, opposite, Phương Thảo, VNTB
27.4.16

Phương Thảo



Ngày 15/4, người dân xã Vĩnh Tân đã tràn ra đường chặn xe trên quốc lộ 1A vì bức xúc với khói bụi xỉ than từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ...


(VNTB) - Nếu các nhà lãnh đạo cứ vẫn nhắm mắt rồi đây thì Tây Nguyên lại sẽ hóa không bô xít, Bình Thuận sẽ hóa không nhiệt điện Vĩnh Tuy và Biển Đông cũng lại hóa không.


Cái móng tay… hóa không


Cái móng tay của ông Phạm Anh Minh được dùng để đo danh dự và nhân phẩm của ông chủ quán phở Xin Chào. Cái móng tay- Tiền Án - của ông Minh nếu không vì sự lan tỏa của thông tin trên mạng xã hội để thủ tướng phải vào cuộc sẽ treo lơ lửng trên đầu ông Tấn và gia đình suốt đời.


Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao Lê Minh Trí đã kết luận sau khi nghe báo cáo lại nội dung và quá trình vụ án đã đi đến kết luận rằng hành vi của ông Tấn không phạm tội Kinh Doanh Trái Phép. Do đó vụ án Xin Chào đã bị đình chỉ cũng như đình chỉ bị can đối với ông Tấn. Thêm vào đó Viện Kiểm Sát Nhân Dân Bình Chánh phải tiến hành công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại nếu có cho ông Tấn theo quy định của pháp luật.


Sáng ngày 24/04/2016, đại diện VKSND huyện Bình Chánh, gồm ông Võ Gia Bình – Phó viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh và ông Nguyễn Lê Anh, kiểm sát viên đến quán cà phê Xin Chào trao các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can và hủy bỏ lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Văn Tấn.


Thật tốt quá! Nhờ có báo chí và mạng xã hội lên tiếng mà người dân đen như ông Tấn đã được minh oan. Chuyện từ cái móng tay đã được Đảng và nhà nước hóa không. Thế nhưng còn vụ án ông Nguyễn Văn Bỉ dựng chòi chăn vịt thì bao giờ mới lại được hóa nhỏ đi?


Chuyện lớn…hóa bằng hạt gạo...


Cá biển chết hàng loạt ở vùng biển Hà Tĩnh đã nhiều tuần qua nhưng báo chí trong nước vẫn im lặng cho đến tận vài ngày trở lại đây. Sự việc đã gây ra thiệt hại trước mắt cho ngư dân đi biển khi không còn có cá để đánh bắt, người tiêu thụ cá không dám mua và cả người làm muối cũng sẽ phải đối diện với việc không có nơi tiêu thụ. Nhờ có hàng loạt cá chết mà việc khu công nghiệp xả nước thải trực tiếp xuống lòng biển mới được phổ biến công khai cho dân chúng biết.


Nguyên nhân cá chết có thể có rất nhiều, nhưng không thể loại trừ khả năng bị nhiễm độc do chất thải từ khu công nghiệp Vũng Áng gây ra. Nhưng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vẫn ung dung cho rằng “các thông số, chỉ tiêu của nguồn nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép, chưa vượt ngưỡng đến mức ô nhiễm. Chính vì thế, chưa đủ căn cứ để có thể đưa ra kết luận cá chết hàng loạt là do nguồn nước.” Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thì lại trấn an rằng “những loại hải sản như: mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này.”


Một vị lãnh đạo cao cấp của khu công nghiệp Formosa cũng cho biết thêm rằng "300 tấn hóa chất nghe có vẻ khủng khiếp, nhưng với dự án 10 tỷ USD, rộng 2.000 ha có rất nhiều nhà máy thì không đáng kể cho việc tẩy rửa. Nó chỉ bé như một hạt gạo". Ngoài ra vị này cũng tiết lộ rằng số hóa chất trên đã được Hải quan Hà Tĩnh cho phép nhập, để sử dụng tẩy rửa một số đường ống, cấu kiện hoen rỉ của nhà máy trong công trường.


…hạt gạo lại hóa không


Ông Trọng đã có chuyến công tác ở Hà Tĩnh và đến thăm khu công nghiệp Formosa thế nhưng không có thời gian để đi thị sát tình trạng cá chết hàng loạt ở Vũng Áng, có lẽ vì ông tin lời của các vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Formosa rằng chuyện này chỉ cỏn con như hạt gạo; thêm vào đó gần 10 ngày nay không còn hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển Hà tĩnh nữa. Thật hạt gạo đã hóa không!


Thế nhưng ai dám ăn cá biển? Ai dám tắm biển từ Hà Tĩnh cho đến Huế? Ai dám mua muối? Ai dám mua nước mắm khi mà không loại trừ khả năng cá chết sẽ được những người tham lam sử dụng làm nước mắm bán kiếm lời trục lợi? Với những người dám tin lời ông Đặng Ngọc Sơn cứ ăn cá, tắm biển thì ai sẽ chịu trách nhiệm cho những thiệt hại mà người dân gánh chịu có thể không phải bây giờ mà là vài năm cho đến hàng chục năm sau nếu như hiểm họa ô nhiễm như ở vịnh Minatama Nhật bản năm 1956.



Trách nhiệm của người làm lãnh đạo là đảm bảo sự an toàn của dân chúng không phải chỉ trước mắt, để được lợi trong hiện tại mà quên đi hậu quả lâu dài. Trung Quốc là một bài học nhãn tiền về sự phát triển không bền vững và bỏ qua các tiêu chuẩn bảo vệ về môi trường và sự an toàn của dân chúng. Nếu các nhà lãnh đạo cứ vẫn nhắm mắt rồi đây thì Tây Nguyên lại sẽ hóa không bô xít, Bình Thuận sẽ hóa không nhiệt điện Vĩnh Tuy và Biển Đông cũng lại hóa không. Một ngày nào đó, không khẻo khắp trên nước Việt nam chỉ còn một màu xám xịt của khói nhà máy, cùng các tường bê tông sững sững, cây cỏ, chim thú chỉ là những mô hình bằng nhựa – ơn Đảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét