Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Tại sao chính quyền Việt Nam lại làm cho mọi thứ trở nên phức tạp cho người dân của họ?


Tại sao chính quyền Việt Nam lại làm cho mọi thứ trở nên phức tạp cho người dân của họ?

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 19 tháng 4 năm 2016 | 19.4.16






Phải có hai người mới nhảy được điệu Tango, đó là một chủ đề được lên trang đầu của một tờ báo ở Việt Nam. Bài báo báo cáo về một khảo sát của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy rằng, trừ những thứ khác, người đưa hối lộ thường chủ động hơn người nhận hối lộ ở Việt Nam.



Điều này giải thích một thứ đã làm tôi khó hiểu về văn hóa Việt Nam: tại sao chính quyền Việt Nam lại làm cho mọi thứ trở nên phức tạp cho người dân của họ? Đó không chỉ là một câu hỏi không thôi, sự thiếu hợp tác ảnh hưởng đến năng suất lao động.


Tuần vừa qua, tại sao các nhân viên của Hàng Không Việt Nam lại yêu cầu đối tác kinh doanh Việt Nam của tôi phải trả gấp 3 lần bởi vì tên giữa của ông ta không có trên tấm vé? Tại sao ban quản lý sân bay cho rằng ông ta cần biên lai để chứng minh rằng ông ta là chủ sở hữu của những gì trong vali ông ta? Tại sao người bán vé tại trạm xe lửa nói với ông ta rằng đã hết vé trong khi đồng nghiệp của ông ta lại gợi ý bán vé cho ông ta với giá đắt hơn 1 phần 3 hơn giá niêm yết?


Hóa ta là những sự phức tạp trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam là một phần của một điệu nhảy. Điệu nhảy bắt đầu khi một người muốn một cái gì đó từ một người khác trong một vị trí quyền lực để giao nó – như một tờ giấy phép, sự cho phép, một vé xe buýt, hay một sự đồng ý để làm lơ đi những quy định. Cái người có quyền luôn tạo ra phiền hà: chúng tôi đã hết vé, phải mất một tuần mới có cái giấy kia, hết ghế rồi, ông phải chứng minh không có phép thẩm quyền. Người yêu cầu thường chủ động: ”vậy 50,000 VND có làm cho vấn đề đó biến đi không?”


Và cứ thế, điệu nhảy lại tiếp tục, với động lực để thực hiện những phiền hạ và bác bỏ nó.


Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không biết nhảy Tango Việt Nam? Điều tương tự sẽ xảy ra cho những du khách đến Việt Nam: bạn ít khi nào bị làm khó dễ bởi vì bạn không được lợi gì, vì vậy, các cán bộ chẳng có lý do gì để làm tiền bạn. Dù vậy, đi du lịch với tư cách là một người ngoại quốc ở Việt Nam, tôi đã được mời để nhảy những ‘điệu nhạc’ đó mà không hề hay biết. Tôi đã bác bỏ những phiền hạ đó là những sự quan liêu. Thậm chí các cán bộ biết chính xác cách để làm việc hiệu quả – hoặc không.


Việt Nam và người Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt cho điệu nhảy đó: một uy tín khắp quốc tế cho tham nhũng, một thứ có thể lôi kéo một nhà đầy tư lấy vốn của anh ta và đi một nơi khác.


Dịch theo ‘The Vietnamese Corruption Dance’, Vietnomics


(Ku Búa @ CAFEKUBUA.COM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét