Lịch sử sang trang: Gần 88% nghị sĩ đồng thuận chấm dứt 'triều đại Nguyễn Tấn Dũng' *
2
news
6.4.16
Quốc hội Việt Nam miễn nhiệm thủ tướng
BBC
Image copyrightGettyImage captionÔng Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng Việt Nam trong 9 năm 10 tháng
Quốc hội Việt Nam thực hiện quy trình miễn nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng thứ Tư 6/4, Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ Việt Nam cho biết
Trang tin chính thức của chính phủ trích dẫn văn bản chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc tại Quốc hội cho biết việc miễn nhiễm thủ tướng Dũng là "do yêu cầu sắp xếp nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, nhằm tạo sự đồng bộ trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước và công tác cán bộ".
Quốc hội tiến hành miễn nhiệm bằng bỏ phiếu kín.
Trong buổi chiều, ông Trần Đại Quang cũng sẽ trình danh sách đề cử thủ tướng mới.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng Việt Nam trong 9 năm 10 tháng.
Quốc hội Việt Nam thực hiện quy trình miễn nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng thứ Tư 6/4, Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ Việt Nam cho biết
Trang tin chính thức của chính phủ trích dẫn văn bản chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc tại Quốc hội cho biết việc miễn nhiễm thủ tướng Dũng là "do yêu cầu sắp xếp nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, nhằm tạo sự đồng bộ trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước và công tác cán bộ".
Quốc hội tiến hành miễn nhiệm bằng bỏ phiếu kín.
Trong buổi chiều, ông Trần Đại Quang cũng sẽ trình danh sách đề cử thủ tướng mới.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng Việt Nam trong 9 năm 10 tháng.
Image copyrightAFP GettyImage captionÔng Dũng được cho là có quan điểm ủng hộ hội nhập mạnh
"Tôi rất thanh thản" - ông Dũng nói với báo Tuổi Trẻ trong trả lời phỏng vấn sáng 6/4 - và ông cũng nói "day dứt nhất" vì hạn chế, yếu kém "mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chỉ ra có phần trách nhiệm của tôi trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là trách nhiệm chính trị trên cương vị người đứng đầu Chính phủ".
Lối chơi 'tập thể'
Trước đó, trong Bàn tròn Thứ Năm cùng BBC Tiếng Việt, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nhận định: "Bằng việc sớm thay thế Thủ tướng Chính phủ tuần này, trước khi có cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối tháng Năm tới đây, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam dường như muốn điều chỉnh trở lại chế độ lãnh đạo tập thể thay vì một lãnh đạo có sự nổi bật và dấu ấn cá nhân, và người ta đã chọn một người có thể đáp ứng lối chơi 'tập thể', được tất cả các bên chấp nhận để thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng.
"Thủ tướng Dũng theo tôi là người đã đưa Việt Nam tới một sự hội nhập tích cực, chủ động và ông ấy là một phong cách lãnh đạo mới trong cương vị Thủ tướng như một dấu ấn cá nhân," Giáo sư Carl Thayer nói với BBC hôm thứ Ba.
"Tôi rất thanh thản" - ông Dũng nói với báo Tuổi Trẻ trong trả lời phỏng vấn sáng 6/4 - và ông cũng nói "day dứt nhất" vì hạn chế, yếu kém "mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chỉ ra có phần trách nhiệm của tôi trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là trách nhiệm chính trị trên cương vị người đứng đầu Chính phủ".
Lối chơi 'tập thể'
Trước đó, trong Bàn tròn Thứ Năm cùng BBC Tiếng Việt, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nhận định: "Bằng việc sớm thay thế Thủ tướng Chính phủ tuần này, trước khi có cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối tháng Năm tới đây, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam dường như muốn điều chỉnh trở lại chế độ lãnh đạo tập thể thay vì một lãnh đạo có sự nổi bật và dấu ấn cá nhân, và người ta đã chọn một người có thể đáp ứng lối chơi 'tập thể', được tất cả các bên chấp nhận để thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng.
"Thủ tướng Dũng theo tôi là người đã đưa Việt Nam tới một sự hội nhập tích cực, chủ động và ông ấy là một phong cách lãnh đạo mới trong cương vị Thủ tướng như một dấu ấn cá nhân," Giáo sư Carl Thayer nói với BBC hôm thứ Ba.
Image copyrightHoang Dinh Nam AFPImage captionNội các kế tiếp ở Việt Nam trở lại xu hướng lãnh đạo tập thể
"Chúng ta đã thấy ở cuối Đại hội Đảng (CSVN lần thứ 12), người ta đã đưa trở lại chế độ lãnh đạo tập thể và để cho ông Tổng Bí thư tái lập trật tự này...
"Tuy nhiên Việt Nam không phải là một hệ thống mà người thắng sẽ đoạt đi tất cả.
"Và mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi, danh sách những nhân vật trong Bộ Chính trị và những nhân vật trong nội các tới đây dường như chỉ ra rằng tất cả các phe phái, nhóm chính trị đều có chỗ của mình, mặc dù cũng có một số ngạc nhiên nhất định..."
Tuy thế, một phần dư luận Việt Nam cũng tin rằng di sản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một loạt lời phát biểu mạnh mẽ nhưng nội dung thực tế lại đáng thất vọng.
Viết trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, bạn đọc ký tên Vo Van Danh bày tỏ ý kiến:
"Tôi nhớ mãi câu nói của anh Ba này từ khi mới lên nắm quyền Thủ tướng khoảng 2006 là: "Việc đầu tư để phát triển khoa học công nghệ tốn nhiều công sức và tiền của hơn là chúng ta bỏ tiền ra để đi mua công nghệ!"
"Mà lúc này VN vẫn là một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu! Như thế đủ biết khả năng chơi sang, chơi trội của anh...này.
"Chúng ta đã thấy ở cuối Đại hội Đảng (CSVN lần thứ 12), người ta đã đưa trở lại chế độ lãnh đạo tập thể và để cho ông Tổng Bí thư tái lập trật tự này...
"Tuy nhiên Việt Nam không phải là một hệ thống mà người thắng sẽ đoạt đi tất cả.
"Và mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi, danh sách những nhân vật trong Bộ Chính trị và những nhân vật trong nội các tới đây dường như chỉ ra rằng tất cả các phe phái, nhóm chính trị đều có chỗ của mình, mặc dù cũng có một số ngạc nhiên nhất định..."
Tuy thế, một phần dư luận Việt Nam cũng tin rằng di sản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một loạt lời phát biểu mạnh mẽ nhưng nội dung thực tế lại đáng thất vọng.
Viết trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, bạn đọc ký tên Vo Van Danh bày tỏ ý kiến:
"Tôi nhớ mãi câu nói của anh Ba này từ khi mới lên nắm quyền Thủ tướng khoảng 2006 là: "Việc đầu tư để phát triển khoa học công nghệ tốn nhiều công sức và tiền của hơn là chúng ta bỏ tiền ra để đi mua công nghệ!"
"Mà lúc này VN vẫn là một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu! Như thế đủ biết khả năng chơi sang, chơi trội của anh...này.
Image copyrightvinashin sunImage captionVụ bê bối Vinashin xảy ra thời kỳ ông Dũng làm thủ tướng
"Và đến giờ thì mọi người đã rõ là cái gì đi mua thì cũng dễ kiếm lời hơn....công nghệ càng cao thì việc kiểm tra chất lượng và giá cả càng khó quản lý hơn vì trình độ nhân lực của ta rất yếu và dễ dạy phải a dua như thế nào..."
Về cách điều hành kinh tế của chính quyền 20 năm qua trong đó có gần 10 năm ông Dũng làm thủ tướng, có đánh giá mới đây tổng kết lại tình hình như sau:
"Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ. Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên."
TS Vũ Thành Tự Anh đã nêu ra bình luận trên trong bài trên trang Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 01/04, và viết thêm về thực trạng tài chính của một thời gian qua, để lại vấn đề lớn hiện nay cho Việt Nam là " thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần".
----------------
* Tựa đề do VNTB đặt
"Và đến giờ thì mọi người đã rõ là cái gì đi mua thì cũng dễ kiếm lời hơn....công nghệ càng cao thì việc kiểm tra chất lượng và giá cả càng khó quản lý hơn vì trình độ nhân lực của ta rất yếu và dễ dạy phải a dua như thế nào..."
Về cách điều hành kinh tế của chính quyền 20 năm qua trong đó có gần 10 năm ông Dũng làm thủ tướng, có đánh giá mới đây tổng kết lại tình hình như sau:
"Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ. Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên."
TS Vũ Thành Tự Anh đã nêu ra bình luận trên trong bài trên trang Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 01/04, và viết thêm về thực trạng tài chính của một thời gian qua, để lại vấn đề lớn hiện nay cho Việt Nam là " thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần".
----------------
* Tựa đề do VNTB đặt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét