Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Không thể ‘quản” mạng xã hội: Việt Nam không phải ngoại lệ của thế giới


Không thể ‘quản” mạng xã hội: Việt Nam không phải ngoại lệ của thế giới

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Ba, ngày 19 tháng 4 năm 2016 | 19.4.16


Người vừa trở thành Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông - ông Trương Minh Tuấn - trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhà nước, đã lần đầu tiên “Tôi thừa nhận thực trạng mà chúng tôi chưa tìm ra được giải pháp là việc quản lý mạng xã hội. Đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam, mà các quốc gia khác cũng vậy”.


Ông Trương Minh Tuấn Ảnh: internet


Ông Tuấn cũng cho biết “sẽ nghiên cứu để xây dựng Luật quản lý mạng xã hội dựa trên tinh thần nghị định 72”.


Sau hai năm rưỡi ban hành nghị định 72 nhằm mục đích “siết” mạng xã hội và đặc biệt là các trang web, blog “lề trái”, cho tới nay Bộ Thông tin - truyền thông và Bộ Công an đã bắt đầu phải chấp nhận một thực tế trần trụi là việc “quản” mạng xã hội khó hơn họ tưởng rất nhiều. Nếu nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã không thể gò bó được hoạt động của mạng xã hội thì một nước còn đang phát triển như Việt Nam chỉ nên đứng nhìn.


Đặc biệt, khó khăn trong quản lý mạng xã hội ở Việt Nam còn đến từ một “đặc thù” riêng có: từ năm 2012, một số lực lượng được cho là xuất phát từ nội bộ đảng đã lợi dụng mạng xã hội để tung lên các tin bài đánh phá lẫn nhau.


Lần đánh phá nội bộ quyết liệt gần nhất là khoảng thời gian trước đại hội đảng 12 vào nửa cuối năm 2015.


Từ trước Hội nghị trung ương 12 vào tháng 10/2015 đến sau đó, trên mạng đã xuất


hiện một số trang “phản biện” rất đáng chú ý nhưnguyencongkhe.com và “Ý kiến đảng viên góp ý đại hội 12”. Những trang này phổ biến vừa đơn thư tố cáo nội bộ, vừa cả tài liệu chính trị nội bộ về khai báo trong “nhà tù Mỹ ngụy”.


Rất đặc biệt, những tài liệu khai báo có nguồn gốc từ Phủ đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa.


Chính ông Trần Đại Quang, bộ trưởng công an, đã phải thừa nhận là “tình trạng lộ lọt tài liệu nội bộ là rất nghiêm trọng”.


Vào thời gian đó, ông Trương Minh Tuấn, khi đó vẫn còn là thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông và đang tích cực “vận động” chiếc ghế bộ trưởng cho mình, đã có việc làm: đăng đàn trước báo giới nhà nước với “quyết tâm truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 5 của nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ”.


Ông Tuấn thông báo Bộ thông tin truyền thông đã chỉ đạo Cục An toàn thông tin và các nhà mạng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng Bộ Công an, dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành việc truy tìm trên.


Nhưng một mâu thuẫn lớn đã nảy sinh khi trước đó, chính ông Trương Minh Tuấn khẳng định “hầu hết các trang mạng độc hại nằm ở nước ngoài”. Nếu vậy, làm gì có kẻ chủ mưu nằm trong nội địa Việt Nam để Bộ thông tin và truyền thông phát hiện ra?


Sau đó, Bộ Thông tin truyền thông và ngành công an đã chẳng công bố được bất cứ một vụ việc phát hiện nào về “đối tượng lợi dụng mạng Internet để vu cáo lãnh đạo”.


Trong khi đó, rất nhiều dư luận lại cho rằng nguồn cơn tung ra các tài liệu nội bộ và “đánh phá đảng” là từ chính trong nội bộ đảng và nội bộ chính phủ.


Chẳng hạn, một tác giả lấy bút danh là “Người cấp tiến” đã gửi đến trang Ba Sàm một bức thư dài đến 9 trang đánh máy, được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban bí thư, giải trình về 12 điểm.


Nhiều người cho rằng bức thư trên là là thật.


Còn sắp tới là “luật quản lý mạng xã hội”. Hãy chờ xem ông Trương Minh Tuấn và Bộ Thông tin truyền thông sẽ tìm ra các “thế lực thù địch” ở đâu và như thế nào.


Lê Dung


(VOA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét