Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016
Dấu ấn bộ tứ
Trương Duy Nhất - Dấu ấn bộ tứ
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Sáu, ngày 01 tháng 4 năm 2016 | 1.4.16
Bộ tứ nguyên thủ, 3 vị nghỉ: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng. Duy nhất Nguyễn Phú Trọng trụ lại. Nhìn lại mỗi người, đâu là dấu ấn sâu đậm nhất?
Với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Dấu ấn để lại ấn tượng nhất là… không có dấu ấn gì. Có chăng, là… cái đầu hói và nụ cười hề hà, cùng vài câu chém gió lúc hoàng hôn nhiệm kỳ. Khi mà, ông có nói hay đến mấy cũng chẳng ai thèm nghe, và chẳng tác dụng gì.
Với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Dấu ấn nếu có, đó là việc ông đưa ra được một định danh mới mang tên Ích Xì: “đồng chí X”. Để rồi giờ đây, cái tên X ấy trở nên như một khái niệm mới cho những gì của sự tột cùng mai mỉa, khinh miệt.
Với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dấu ấn X? Là đâu, ngoài những con tàu Vinashin, Vinaline dậy sóng suốt hai nhiệm kỳ, một nền kinh tài như cỗ xe lao dốc tuột phanh, và khát vọng “ráng làm người tử tế” lúc chia tay?
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư. Ấy là việc dẹp bỏ được thói “nhiệt liệt chào mừng”. Là cú khóc sụt sùi đầy bất lực sau Hội nghị 6. Và cú hả hê sau việc loại bỏ thành công “đồng chí X” qua đại hội XII vừa xong.
Bộ tứ, chỉ ông Trọng ở lại. Không biết, rồi có đóng đinh được điều gì cho sử sách? Hay lại tiếp tục sụt sùi?
Cả 4 vị Trọng Sang Hùng Dũng. Công tâm mà nói, có lúc có người, đã thấy ở họ những khát khao thay chuyển. Nhưng dường như, ấy vẫn chỉ là những khát vọng, toan tính chuyển xoay thế trận quyền lực cho chính các vị. Chứ chưa phải là những khát vọng mang dấu ấn bẻ ghi vận cuộc.
Bộ tứ mới: Trọng Ngân Quang Phúc. Mỗi ông Trọng còn vương vấn mớ lý luận hồng. Điểm mới: cả 4, đều không còn phải vin víu vào những mảnh đạn chiến tranh.
Trương Duy Nhất
(Blog Một Góc Nhìn Khác)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét