Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016
Chủ tịch nước Trần Đại Quang "giàu lòng nhân hậu"!!!
Chủ tịch nước Trần Đại Quang "giàu lòng nhân hậu"!!!
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 02 tháng 4 năm 2016 | 2.4.16
Bữa nọ vào VietNamNet thấy bài "Bộ trưởng công an giàu lòng nhân hậu". Chưa đọc cũng biết đây là kiểu "nêu gương người tốt, việc tốt" ca ngợi chủ tịch nước nhiệm kỳ mới. Định bỏ qua, nhưng chợt tò mò muốn xem "lòng nhân hậu" của người đứng đầu một ngành vốn nổi tiếng là ác với dân "giàu" đến cỡ nào nên lại đọc. Tưởng ông ta bỏ tiền túi làm từ thiện, cưu mang các thân phận cơ nhỡ, nhận nuôi trẻ em tàn tật,.., hay nhỏ nước mắt xót thương ở đâu đó, nhưng không phải. Bài gồm các "cho hay", "nhìn nhận", "chia sẻ", "cho rằng" của các ông nghị Đỗ Văn Đương - ủy viên UB tư pháp quốc hội, Phạm Thường Dân - đại biểu ngành công an với tác giả bên lề cuộc họp cuối cùng của quốc hội khóa 13. Tất tật đều là những ca ngợi ngành công an và nằm trong hai tít nhỏ là "Đẩy lùi tội phạm" và "Đẩy mạnh xây dựng lực lượng". Đối chiếu chúng với nhan đề bài viết người đọc chỉ còn có cách hiểu "lòng thương người" của ông bộ trưởng được thể hiện ở thành tích "đẩy lùi tội phạm" và "đẩy mạnh xây dựng lực lượng".
Cứ tạm coi công an không nằm trong số các ngành "làm thì láo báo cáo thì hay" vốn phổ biến ở Việt Nam hiện nay thì từ "đẩy lùi tội phạm" tới "lòng thương người" vẫn còn quá "xa": Đẩy lùi tội phạm thì giảm bớt tội phạm. Bớt tội phạm thì cuộc sống bình an. Cho cuộc sống bình an thì là thương người. Không những quá "xa", để "đẩy lùi tội phạm" dân tình còn phải trả một giá quá đắt: Trong vòng 3 năm gần đây đã có hàng trăm người phải chết "không rõ nguyên nhân" trong đồn công an. Vấn nạn bức cung nhục hình đã tới mức báo động làm cho người lương thiện cũng buộc phải nhận là giết người như ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén và nối tiếp có thể là cả Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh,... Các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình bị cấm đoán, hạn chế. Cảnh sát giao thông thì đêm ngày rình rập, vòi tiền mãi lộ người tham gia giao thông ngày càng trắng trợn.
Từ "Đẩy mạnh xây dựng lực lượng" tới "lòng thương người" lại còn "xa" hơn. Và bất kể là có "tới" được hay không trước mắt dân tình vẫn phải è cổ ra đóng thuế để nuôi đội ngũ công an khổng lồ, tham nhũng, lắm tướng, lắm tá, hưởng đủ thứ đặc quyền đặc lợi, chỉ biết "còn đảng còn mình", lúc nào cũng lăm le đàn áp dân oan, những người đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người, biểu tình chống Trung cộng xâm lược. Trân tráo và khôi hài lên tới tột bậc khi người đứng đầu cái đội ngũ khổng lồ đó được gán cho thành tích "phối hợp với với bộ quốc phòng giữ trọn vẹn chủ quyền biển đảo" để làm giàu thêm cho cái "lòng thương người".
Như vậy dù các thành tích của ngành công an là có thực đi chăng nữa thì danh hiệu "giàu lòng nhân hậu" mà tác giả "phong" cho ông bộ trưởng rõ ràng là chẳng ăn nhập gì với những nội dung bài viết. Vậy thì tại sao một nhà báo chữ nghĩa đầy mình vẫn cố tình..., trong khi có nhiều danh hiệu khác để lựa chọn? Câu trả lời là: Người Việt xưa có câu "Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại" để chỉ con người trong tâm thức luôn muốn khắc phục những phiếm khuyết về thể chất, tinh thần của mình. Khi không thể khắc phục được thì người ta lại muốn người khác không hoặc ít nhận ra những phiếm khuyết ấy. Chẳng hạn những người khiêm tốn về chiều cao khi không thể thay đổi được thì họ (nhất là nữ) thường tìm mọi cách như đi giày cao gót, chọn trang phục để người khác nhìn vào không hoặc ít thấy họ lùn. Những người khiếm thị luôn luôn đeo kính đen để người khác không nhìn thấy đôi mắt họ...
Nhà nước cộng sản một nhà nước độc tài toàn trị, không do dân bầu, coi thường luật pháp, có quyền lợi ngày càng mâu thuẫn với quyền lợi của nhân dân, tồn tại được nhờ dối lừa, đàn áp. Lực lượng công an "còn đảng còn mình" là công cụ để chính quyền kềm kẹp, đàn áp nhân dân bảo vệ địa vị thống trị. Với vai trò đứng đầu ngành, ông bộ trưởng dù xuất thân có hiền từ, nhân hậu cũng không thể tránh khỏi trở thành thủ đoạn, tàn ác, vô nhân đạo và phiếm khuyết về tinh thần này cũng không thể khắc phục. Bởi vậy ông rất muốn được ca ngợi để ít nhiều có được "bộ mặt hiền lương" hơn, trước khi bước lên cương vị cao hơn là chủ tịch nước. Và bậc cao thủ trong làng "bưng bô" quyết không thể hiểu sai sở thích của lãnh đạo. Chính vì thế y đã bất chấp..., để chọn tiêu đề trên.
2/4/2016 (ngày quốc hội cũ bầu chủ tịch nước khóa mới).
Trần Hoàng Lan
(Dân Làm Báo)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét