Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Thành tích tinh giản biên chế: Giải mã số liệu lạ



Thành tích tinh giản biên chế: Giải mã số liệu lạ
Reply
1+, số liệu nhảy múa, society, tinh giảm biên chế


Theo các chuyên gia, những người về hưu trước tuổi được hưởng nhiều ưu đãi nên khi tinh giản biên chế, họ xin nghỉ luôn.

Nghỉ hưu trước tuổi để được nhiều ưu đãi hơn

Tại hội nghị triển khai kế hoạch của Chính phủ về tinh giản biên chế vừa qua, đại diện Bộ Nội vụ báo cáo, năm 2015 đã tinh giản được trên 5.300 người, trong đó có tới hơn 4.500 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, trên 800 người hưởng chính sách thôi việc ngay, 4 người hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học và 10 người hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước.


Năm 2015, đội ngũ được tinh giản chủ yếu là cán bộ, công chức hưởng chính sách về hưu trước tuổi

Bình luận về thông tin đa số lực lượng tinh giản biên chế nằm ở những người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cho rằng, điều quan trọng là phải nhìn vào chiến lược nhân lực cho tương lai của Việt Nam. Những con số tinh giản biên chế ở trên chỉ thuần túy là báo cáo con số, còn những người về hưu trước tuổi nằm trong diện tinh giản biên chế có thể có nguyên nhân xuất phát từ phép tính lợi ích của họ.

Theo đó, có những người làm được việc, còn vài năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu nhưng họ vẫn quyết định về hưu sớm để được hưởng chế độ nhiều hơn.

Theo quy định của Chính phủ, nếu nghỉ hưu trước 1/7/2015 thì mức lương hưu được tính bình quân của 5 năm cuối cùng, nhưng nếu sau tháng 1/7/2015 thì tính bình quân của 10 năm. Nếu làm phép tính toán có thể thấy lương bình quân của 5 năm cuối cao hơn so với bình quân của 10 năm, người nào chỉ cần chậm một chút là có thể mất vài trăm ngàn, thậm chí cả triệu đồng mỗi tháng nên vừa qua có rất nhiều người xin làm thủ tục nghỉ hưu sớm để được hưởng chế độ đó. Ở đây người lao động phải tính tới lợi ích của họ.

Đó là trường hợp nghỉ trước tuổi, nghỉ sát tuổi. Ngoài ra có một số người có trình độ đến đúng tuổi nghỉ hưu có thể cho kéo dài thêm nhưng họ kiên quyết nghỉ.

"Chính vì thế, những người nghỉ hưu trước tuổi chủ yếu là các đối tượng trên và những người có năng lực thấy rằng mình không tiến lên được nữa nên không muốn kéo dài thời gian công tác. Đó là về mặt tâm lý và lợi ích. Còn về phía Nhà nước, bởi mất đi những người có năng lực, vẫn làm việc tốt nên bộ máy sẽ bị yếu đi. Ngoài ra, nhiều người chọn nghỉ hưu trước tuổi là để được hưởng nhiều lợi ích hơn nên gánh nặng ngân sách Nhà nước sẽ nặng nề hơn.

Trong khi những người có năng lực sẵn sàng nghỉ để đi làm việc khác thì những người ở lại có một bộ phận năng lực yếu. Đáng lưu ý, một khi những người nói trên nghỉ thì người đương chức có cơ hội tuyển người vào, và họ sẽ tuyển chủ yếu con cháu mình, người quen, thậm chí nhận đút lót. Chính việc bôi trơn đó làm Nhà nước mất đi những người giỏi thực sự", PGS.TS Nguyễn Hữu Tri phân tích.

Trong khi đó, PGS.TS Võ Kim Sơn, nguyên Trưởng khoa Quản lý nhà nước và nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng một người nếu thuộc đối tượng tinh giản mà đến tuổi nghỉ hưu thì có một số khả năng: một là họ đã đến tuổi nghỉ hưu nên phải nghỉ hưu theo chế độ chính sách; hai là những người có năng lực trình độ gần đến tuổi nghỉ hưu nhưng họ cũng lợi dụng việc tinh giản để xin nghỉ, đi ra ngoài tìm kiếm công việc nhanh hơn, tốt hơn.

"Thế là Nhà nước mất người làm việc tốt nhưng lại xin nghỉ hưu theo chế độ chính sách", ông nói.

Làm ngược
Cũng tại hội nghị triển khai kế hoạch của Chính phủ về tinh giản biên chế, lãnh đạo nhiều địa phương phản ánh muốn giảm biên chế ở những trung tâm thuộc các sở, ngành thì cơ quan Trung ương can thiệp vì sợ mất hệ thống “chân rết” dưới cơ sở.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, đây là một xu hướng, đó là ở trên cơ quan Trung ương có bộ phận gì thì ở tỉnh cũng có bộ phận ấy. Điều đó dẫn đến hiện tượng về mặt thực tiễn: ở trên Trung ương đưa một công văn xuống yêu cầu cấp dưới báo cáo còn thuận lợi hơn, dễ dàng hơn việc họ phải hỏi xem phòng bên cạnh, bộ phận bên cạnh đã có cái đó chưa. Nói cách khác, việc này khiến các cơ sở phải báo cáo rất nhiều cho hàng loạt đầu mối và khiến việc tinh giản biên chế ở địa phương hết sức khó khăn

"Cho nên về mặt hành chính, ở các nước theo hình chóp nón - cấp trên ít hơn, cấp dưới phình ra, còn Việt Nam lại theo hình nón ngược, đặc biệt là cơ sở ở dưới phải chịu đựng rất nhiều thứ", PGS.TS Nguyễn Hữu Tri lưu ý.


Để tinh giản biên chế, cho tới nay nhiều cơ quan, đơn vị ở Việt Nam đã tiến hành đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công để tinh giản biên chế. Tán thành cách làm này, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cho rằng muốn thực hiện tốt, Chính phủ, các bộ, ngành phải phân cấp chức năng bởi hiện nay có tình trạng tranh giành chức năng. Ngoài ra, phải phân cấp thẩm quyền, ai được làm, ai không được làm; phân cấp về nhân sự, tài chính, đặc biệt là phân cấp tài chính là vấn đề rất khó, liên quan đến chuyện được hưởng lợi. Hiện đang tồn tại tình trạng nhiều cơ quan quản lý vừa đá bóng vừa thổi còi, kể cả thi tuyển, sự nghiệp, y tế...


Ông Tri lưu ý, phải làm từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên. Có hai nguyên tắc: cải cách kinh tế và hành chính, trong đó cải cách kinh tế đi từ dưới lên, cải cách hành chính đi từ trên xuống. Hiện nay các cơ quan Trung ương nhiều khi bị tinh giản đi rồi nhưng sau đó lại phình ra, dẫn đến việc họ lại đấu tranh để có chân rết ở cơ sở và bộ máy cứ thế càng ngày càng cồng kềnh, nặng nề.


"Ví dụ, vấn đề đào tạo, y tế, sự nghiệp phải kiên quyết tách ra khỏi cách cơ quan quản lý hành chính. Hiện nay bộ nào cũng có trường đại học, bệnh viện, thậm chí một bộ tới mấy trường địa học, riêng Bộ Nội vụ đã có tới 4-5 cơ sở đào tạo trong khi chức năng của bộ là quản lý hành chính. Đó là vì những cái đó mang lại cho họ nguồn thu và giải quyết tình trạng này còn khó hơn cả xã hội hóa", PGS.TS Nguyễn Hữu Tri phản ánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét